6. Bố cục luận văn
1.2.2. Quá trình sáng tác của Chử Văn Long
Làm thơ chủ yếu trong thời bình, những tác phẩm trữ tình của ông không bị ảnh hƣởng trực tiếp tƣ duy chính trị của thời kỳ bom đạn ác liệt mà mang đậm tính đời tƣ thế sự. Mỗi một tập thơ của tác giả ra đời gắn liền với những suy nghĩ tình cảm riêng tƣ của tác giả. Những tập thơ nối tiếp nhau ra đời trong hơn ba mƣơi năm trải nghiệm, trăn trở với cuộc đời là hành trình đến với tha nhân đầy mất mát, thƣơng đau của tác giả Chử Văn Long.
Chử Văn Long là nhà thơ xuất phát từ lao động quần chúng, ông bƣớc vào sự nghiệp thơ ca không đƣợc thuận lợi và dễ dàng nhƣ bao ngƣời khác do không đƣợc học hành đầy đủ về nghề văn trên ghế nhà trƣờng. Nhƣng với niềm khát khao giao cảm với đời và một trái tim nhạy cảm, Chử Văn Long vẫn gặt hái đƣợc nhiều niềm vui trong đời thơ của mình. Năm 1964, tác giả đạt giải nhì cuộc thi thơ đề tài Lâm nghiệp lần thứ nhất với bài thơ Ngôi nhà ngƣời quy hoạch rừng, cùng cuộc thi tổ chức vào năm sau, ông đạt giải ba với bài Vét suối Ngựa lồng. Năm 1979, nhà thơ đƣợc tặng thƣởng thơ hay báo Văn nghệ với bài Tiếng chày và tặng thƣởng thơ Hà Nội. Năm 1982, Chử Văn Long đạt giải nhì cuộc thi Thơ báo Văn nghệ với bài
trẻ em của Ủy ban bảo vệ trẻ em Việt Nam và tổ chức UNICEP với bài Làng em cơn bão đi qua. Năm 1991, ông nhận giải thƣởng thơ Hà Nội với tập Tán bàng xanh góc phố. Thơ Chử Văn Long chƣa đƣợc nhiều đọc giả biết đến nhƣng những trang thơ của ông vẫn luôn có sức sống riêng để ru những yêu thƣơng ngọt ngào, những khổ đau cay đắng… của kiếp ngƣời cho cuộc đời mãi mãi xanh tƣơi.
Chử Văn Long là một nhà thơ tâm huyết, cả cuộc đời ông miệt mài với công việc làm thơ, sự nghiệp thơ ca của ông có một dung lƣợng đồ sộ với tám tập thơ đã xuất bản và nhiều bài thơ in lẻ trên các tạp chí, số lƣợng ƣớc tính hơn 500 bài thơ. Đó là một con số lớn, hiếm có đối với một đời ngƣời, đời thơ trên thi đàn Việt Nam. Những cây cổ thụ, những nhà thơ tên tuổi hoạt động sáng tạo tích cực trong làng thơ nhƣ Xuân Diệu – ông hoàng thơ tình yêu, nhà thơ cách mạng Tố Hữu cả đời thơ cũng chỉ dừng số lƣợng sáng tác ở con số hơn 300 bài thơ, ít hơn rất nhiều so với số lƣợng thơ Chử Văn Long. Mặc dù cống hiến biết bao nhiệt huyết cuộc đời cho thơ, thơ Chử Văn Long đến nay có ít ngƣời biết đến, tầm ảnh hƣởng đến xã hội dừng ở mức độ khiêm tốn. Điều đó cho thấy sự chênh lệch về số lƣợng và chất lƣợng thơ Chử Văn Long. Tuy vậy, thơ ông vẫn gặt hái đƣợc những thành công nhất định và nhận đƣợc không ít đồng cảm từ các đọc giả. Dƣới đây là những tập thơ đã xuất bản của tác giả:
+ Nguồn yêu thƣơng (1976); + Tán bàng xanh góc phố (1985); + Lời ca từ đất (1987);
+ Bông hồng bỏ quên (1991); + Runhững trăm năm (1997); + Ngôi sao đã khóc (2000);
+ Ngƣời gánh rơm vào thành phố (2001); + Đẹp và Buồn (2008).
Mỗi tập thơ là một bƣớc trƣởng thành về tƣ tƣởng, chủ đề của tác giả trên hành trình đi tìm “Niềm khao khát vĩnh hằng” về cái đẹp của nàng thơ. Tập thơ
đến 1973, đƣợc nhà xuất bản Lao động in năm 1976. Tập thơ chứa đựng những cảm xúc trong lành về làng quê thân thuộc, về tình cảm thiêng liêng của cha mẹ, vợ chồng, con cái đã có từ ngàn đời nhƣ ta vẫn gặp ở rất nhiều nhà thơ khi bắt đầu cầm bút. Chử Văn Long đã khai thác đề tài ở những gì gần gũi tác động đến trái tim đễ rung cảm của mình. Ngƣời đọc có cảm giác nhƣ tự cuộc sống thƣơng yêu gắn bó của con ngƣời đã rung lên trong câu chữ chân thành ấy mà nên thơ. So với lớp nhà thơ cùng xuất hiện thời chống Mỹ, ở thơ Chử Văn Long đã gợi lên những thao thức nghĩ suy theo cách khai thác những khía cạnh riêng tƣ, nhỏ bé, khuất lấp của cá nhân con ngƣời. Tuy vậy, đây là tập thơ đầu tay của tác giả với những sáng tác còn bộc lộ sự hạn chế cả hình thức và nội dung, tƣ tƣởng và chủ đề. Có thể gọi những sáng tác này là sự tập làm thơ, là những bƣớc đi chập chững vào nghề còn mờ nhạt và “non nớt” của Chử Văn Long.
So với tập thơ đầu, Tán bàng xanh góc phố, Nhà xuất bản Hà Nội năm 1985, đã đƣợc mở rộng hơn về đề tài cũng nhƣ trải nghiệm trong thơ. Tập thơ gồm 38 bài viết từ 1976 đến 1985, bao gồm những sáng tác trên nhiều vùng đất mà tác giả đã đặt chân cùng với biết bao con ngƣời mà ông gặp gỡ trong gần mƣời năm đi xây dựng kinh tế vùng Đông Bắc Quảng Ninh. Những gian khổ, ly biệt, những sống chết đạn bom của đất nƣớc thời ấy đã in đậm thêm những nét nghĩ suy thao thức trong thơ, trong lẽ sống cầm bút mà ông đặt ra về những khát vọng trao gửi với cuộc đời, với ngƣời đời. Tập thơ toát lên một niềm tin yêu con ngƣời, tin yêu cuộc sống của tác giả bắt nguồn từ những gì thân thuộc bình dị nhất; một tán bàng hay búp lá non tơ vừa mở mắt cho đến dòng sông, bờ vịnh, bầu trời xanh… tất cả đều khơi gợi và đánh thức những khát khao vào đời cháy bỏng của nhà thơ. Từ tập thơ
Nguồn yêu thƣơng đến tập thơ này đã có sự định hình về quan niệm thơ của Chử Văn Long, một tâm hồn mẫn cảm với đời sống xung quanh, bắt đầu có những trăn trở, băn khoăn về kiếp ngƣời. Tiếp xúc với thực tế, tầm quan sát hiện thực của tác giả đƣợc mở rộng, sự phức tạp trong quan hệ xã hội đã dội lại trong thơ ông những chín chắn và cái nhìn chân xác hơn về thế thái nhân tình đa đoan, đa chiều kích. Thơ ông trong thời kỳ này bớt đi những mơ mộng của thuở ban đầu mà đi vào chiều
sâu nội tâm, chú ý quan sát những rung cảm đến từ đời thƣờng, từ những con ngƣời lao động nghèo khó.
Lời ca từ đất là tập thơ in chung với Những giọt mƣa đồng hành tác giả Nguyễn Thụy Kha, Nhà xuất bản Tác phẩm mới năm 1987 với 24 bài thơ. Đề tài trong tập thơ đƣợc phát triển theo mạch của tập Tán bàng xanh góc phố. Ở đây, tác giả vẫn sử dụng các thể thơ thông dụng bốn chữ, năm chữ, tám chữ,… nhƣng thật phóng túng, tự do về biên độ câu thơ nhƣ chính hơi thở phập phồng của cuộc sống dội lại. Cũng từ tập thơ này, tác giả đã khẳng định một quan niệm thơ riêng của mình:
Anh yêu và đên với em không thể theo lối mòn cũ Ngƣời đã hái hết hƣơng hoa trên nẻo ấy
Anh sẽ tìm cho mình lối khác để đi…
(Với thơ) Và đây là con đƣờng thơ mà Chử Văn Long đã chọn:
Anh sẽ hát tặng những ai anh gặp trên đƣờng Lời ca về em say đắm
Mong họ vui hơn sau vất vả mỗi ngày
Và trong lòng mọi ngƣời sẽ nảy sinh những bài ca khác Họ mang tặng ngƣời mình yêu với tất cả đắm say
(Với thơ)
Có thể thấy, ở tập thơ này bên cạnh mạch tiếp nối với tập thơ Tán bàng xanh góc phố, tác giả đã ý thức xây dựng quan niệm về thơ mang dấu ấn cá nhân đồng thời tiếp tục mở rộng quan sát hiện thực, dấn thân vào cuộc đời để phát biểu những quan điểm của bản thân về nó một cách khách quan, trung thực hơn. Tuy vậy, vẫn còn những hạn chế về hình thức nghệ thuật với lối thơ đậm chất đời thƣờng, thiếu sự trau truốt ngôn từ khiến thơ Chử Văn Long mờ nhạt, không nổi bật, thiếu sức ám ảnh đối với ngƣời đọc.
Tập thơ Bông hồng bỏ quên, Nhà xuất bản Lao động 1991 gồm 26 bài viết từ 1988 đến 1990 của tác giả. Tập thơ đánh dấu cho một chặng đƣờng thơ mà Chử
Văn Long đã đi qua gần nửa đời ngƣời ghi dấu những buồn vui lẫn lộn. Không còn những non nớt trong cách nhìn đời nhƣ chặng đầu, cũng bớt đi phần náo nức, hăm hở vào đời với “mộng” và “say đắm” của thuở ban đầu lƣu luyến. Tập thơ là những trăn trở, suy tƣ của nhà thơ về cuộc đời, tình ngƣời đƣợc khái quát lên thành những quy luật buồn vui vĩnh cửu của con ngƣời:
Có một ngày anh bỗng nhớ về em Ơi bông hồng bị bỏ quên
Nở và tàn nào ai biết …
Mà cho đến hôm nay anh mới nhớ Em không thể lần thứ hai lại nở…
(Bông hồng bỏ quên)
Có thể khái quát từ cuộc sống đời thƣờng xô bồ, lam lũ thành những quy luật đầy triết lý nhân sinh là cả một quá trình trải nghiệm lâu dài của tác giả. Với những va vấp trên đƣờng đời gian nan và bằng một trái tim nhạy cảm thi sĩ đã giúp nhà thơ dũng cảm nói lên những nghịch lý tồn tại hiển nhiên trong cuộc mƣu sinh cạnh tranh, lừa lọc. Bên cạnh đó, tập thơ mang nhiều ý nghĩa nhân văn, thể hiện tình yêu thƣơng con ngƣời, đồng loại cao cả về những kiếp sống nhỏ nhoi, trôi dạt, những cô đơn chìm nổi số phận Chị tôi vào nghề làm đƣờng, Nhớ Khôi Viên, Những ngƣời chuyển đến thành phố ở, Bạn ở cuối đƣờng, Hòn đá mồ côi…
Tập thơ Ru những trăm năm, Nhà xuất bản Thanh niên 1997 gồm 78 bài, viết trong khoảng 1990 – 1997. Tập thơ không chỉ chứa đựng hơi thở nồng nàn của cuộc sống làng quê mà còn mở ra cho ngƣời đọc những tƣ duy của tác giả về thế giới bên ngoài rộng lớn bằng chính sự chiêm nghiệm, trăn trở trong lòng mình. Tập thơ là sự bứt phá trong tƣ tƣởng chủ đề của tác giả, thể hiện sự trƣởng thành qua trải nghiệm va chạm thực tế của nhà thơ. Nếu nhƣ trong những tập thơ trƣớc, thơ Chử Văn Long tràn đầy hơi thở của một trái tim yêu đời, tin đời đến say mê thì đến tập thơ này, cái tôi trữ tình bộc lộ một nỗi đau đời, chán nản, mất hết niềm tin vào lẽ sống, tình đời. Những câu thơ luôn chứa đựng nỗi “phập phồng” của những âu lo:
Vào xƣởng thủy tinh, gặp toàn chai lọ Lòng bỗng phập phồng, điều chi dễ vỡ
(Vào xƣởng thủy tinh)
Khi niềm tin vào cuộc sống bị phụ bạc, nhà thơ có cái nhìn hoài nghi với tất cả những gì xảy ra xung quanh, ngay khi bên ngƣời yêu thân thuộc cái tôi trữ tình cũng “run rẩy, e ấp thẹn thùng, cứ sợ chỉ chạm vào bàn tay là em sẽ biến đi đâu mất” [37,tr.88]. Cả tập thơ là nỗi băn khoăn, trăn trở về thế sự ở đời: Bao nhiêu nƣớc mắt cho con ngƣời tìm ra hạnh phúc? Vì sao con ngƣời luôn mơ ƣớc khát khao ấm êm mà đổi lại là những khổ đau, day dứt khôn cùng? Nhìn thẳng vào thực tế, nhà thơ thể hiện thái độ phê phán gay gắt những mặt trái của xã hội dƣới cơ chế của nền kinh tế thị trƣờng, những băng hoại về nhân cách con ngƣời, những giá trị truyền thống bị đảo lộn, xuống dốc. Từ đó, nhà thơ ý thức “giữ cho đƣợc ngọn lửa chính lòng mình mỗi ngày không lạnh”[37, tr.89] chính là giữ cho phẩm giá của mình trong sạch và bản lĩnh trƣớc cơn lốc thị trƣờng đang điên đảo. Tập thơ thể hiện cái nhìn chân xác hiện thực xã hội của tác giả đồng thời thể hiện thái độ, quan điểm của Chử Văn Long trƣớc thế sự đa chiều đang diễn ra trƣớc thềm thế kỷ mới.
Năm 2000, tập thơ Ngôi sao đã khóc đƣợc phát hành bởi Nhà xuất bản Hội nhà Văn Hà Nội gồm 77 bài viết từ 1997 – 1999 là một hiện tƣợng lạ trên thi đàn bấy giờ bởi chƣa ai “khóc vợ” bằng cả mấy chục bài thơ mà bài nào đọc cũng xúc động lòng ngƣời. Tập thơ ra đời từ tiếng khóc đứt lòng của tác giả khi ngƣời vợ qua đời đã tạo ra những cảm thức hoài niệm về hạnh phúc nơi kiếp sống con ngƣời ngắn ngủi mà lắm dằn vặt buồn thƣơng. Nếu nhƣ Ru những trăm năm là tiếng thở dài ngao ngán về thế sự đổi thay, là hồi chuông cảnh tỉnh xã hội trƣớc sự tha hóa, băng hoại môi trƣờng văn hóa, lối sống, tình ngƣời thì ở tập thơ này, nhà thơ tìm đến tƣ duy hƣớng nội, bộc lộ tiếng nói đời tƣ đau khổ trƣớc mất mát chia ly ở đời. Tiếng thơ trở nên trầm lắng trong tâm trạng xót xa, ngậm ngùi nhƣ thể hiện chiều sâu nội tâm và bi kịch nhân sinh đời thƣờng. Trong tập thơ này còn có chùm thơ viết về lần đi Trung Quốc của tác giả, dù không mƣợn Trƣờng Thành, Cố cung… mà gợi nhiều nét rất Trung Hoa.
Tập thơ Ngƣời gánh rơm vào thành phố (2001) gồm 233 bài thơ chọn lọc trong hơn ba mƣơi năm cầm bút của nhà thơ Chử Văn Long, giai đoạn 1967 – 2000. Tập thơ ra đời đánh dấu một chặng đƣờng thơ khá dài mà tác giả đã làm việc sáng tạo nghiêm túc và nhiệt thành. Tập thơ đƣợc Chử Văn Long coi là “gƣơng mặt thơ” của ông khi kết thúc thế kỷ XX. Tác giả tâm sự rằng: “Ngồi chọn lại thơ cho tập sách, những câu thơ đã đánh thức dạy trong tôi giấc mơ màu hồng từng có thật… Vì sao cái thời vật chất còn đơn sơ đến vậy, mà hồn ta lại thanh thản lạ kỳ. Tôi bỗng nhận ra giữa những đầy đủ vật chất áo cơm với hạnh phúc trong lành, ấm êm ta từng mơ ƣớc cách nhau một khoảng cách xa vợi.” Phải chăng, cái “khoảng cách xa vợi” ấy đƣợc sinh ra từ những điều ấu trĩ trong xã hội hôm nay mà tác giả đã nhận ra. Cả tập thơ là sự “sục sạo kiếm tìm cái ý nghĩa nhân sinh của cuộc sống con ngƣời ngắn ngủi mà sao lắm dằn vặt khổ đau” [39, tr.313], ẩn sau những kiếm tìm hoang hoải khôn nguôi ấy là khát vọng sống hết mình với cuộc đời của nhà thơ. Nhƣng càng khao khát hòa nhập với đời bao nhiêu, cái tôi trữ tình càng rơi vào ƣu phiền, thất vọng bấy nhiêu. Bởi nhà thơ nhận ra rằng “chân lý thuộc về kẻ có tiền, có quyền, có thể xáo trộn, đổi thay đen trắng cả xã hội” [39, tr.314]. Chán nản và bất lực trƣớc xô bồ cuộc sống, nhà thơ tìm về “chum dụm” với đời thƣờng nơi làng quê đẫm hồn trăng gió. Điều đáng trân trọng trong đời thơ Chử Văn Long có lẽ đó là cái khí chất trung thực với hiện tại, dũng cảm nhìn nhận và phê phán nó bằng trách nhiệm, ý thức của ngƣời cầm bút hôm nay.
Tập thơ Đẹp và buồn, nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2008 gồm 64 bài thơ. Trong đó chủ yếu sƣu tầm những sáng tác ở các tập thơ đã xuất bản nhằm cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự thống nhất tƣ tƣởng, quan niệm nghệ thuật của tác giả. Thơ Chử Văn Long vẫn xoay quanh những chủ đề quen thuộc, gắn bó với cuộc đời tác giả nhƣng gợi lên những thao thức số phận ở mỗi con ngƣời dù ở bất cứ nơi nào trong cái thế giới còn khoảng cách giàu nghèo phân chia. Tập thơ thể hiện tƣ tƣởng chủ đề nhƣ chính cái tên tác giả đã đặt “Đẹp” và “Buồn”, hai mảng khía cạnh tƣởng chừng nhƣ đối lập nhƣng lại cùng tồn tại, song hành trong kiếp sống nhân sinh của thế thái nhân tình đa đoạn, phức hợp. “Đẹp” với những tháng ngày hạnh phúc, đầm
ấm trong tình cảm gia đình, làng xóm, bè bạn. “Đẹp” trong mộng tƣởng và giấc mơ khao khát kiếm tìm lý tƣởng, hoài bão, công danh của tuổi trẻ căng tràn nhiệt huyết. “Buồn” vì niềm tin vào cuộc đời bị trà đạp bởi sự tha hóa nhân cách con ngƣời, bởi