Cái tôi trữ tình thế sự chiêm nghiệm, suy tƣ về cuộc đời

Một phần của tài liệu Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 41)

6. Bố cục luận văn

2.2.1. Cái tôi trữ tình thế sự chiêm nghiệm, suy tƣ về cuộc đời

Tinh thần đổi mới và cảm hứng dân chủ bao trùm lên hệ thống các giá trị nội dung thơ ca sau 1975 tạo nên màu sắc thời sự đậm nét trong cảm hứng hiện thực. Cảm hứng phê phán xuất hiện trong rất nhiều bài thơ trong giai đoạn này. Nhiều nhà thơ nhận thức sâu sắc ý thức về vai trò trách nhiệm của ngƣời cầm bút với các vấn đề thế sự. Bằng thái độ trung thực xã hội và quan niệm dấn thân vào cuộc đời, tôn trọng sự thật, trực tiếp bộc lộ quan điểm cá nhân đã trở thành đặc điểm nổi bật trên thi đàn. Một nỗ lực hòa nhập vào hơi thở của thời đại để nhận chân các giá trị xã hội, để trả lời những câu hỏi về thời đại mà mình đang sống, để nhận thức một cách sâu sắc về tâm nguyện của con ngƣời đƣơng đại đang diễn ra trên nhiều trang viết. Cái tôi trữ tình trong thơ giai đoạn này nói chung, và trong thơ Chử Văn Long nói riêng mang tiếng nói của tinh thần hiện đại, tách biệt với cái tôi cá nhân trƣớc đó, đặc biệt là cái tôi trong Thơ mới. Bƣớc vào bức tranh xã hội đa sắc trong thơ Chử Văn Long, ta thấy cái tôi thế sự rát bỏng ƣớc vọng, niềm tin nhƣng nhiều nỗi băn khoăn muốn đi tìm lời đáp.

Cảm hứng thế sự đã tạo nên cái nhìn đa diện các vấn đề con ngƣời, xã hội trong thơ Chử Văn Long. Cảm hứng phê phán hiện thực xuyên suốt mạch thơ của tác giả giúp ông giãi bày tâm trạng bất bình, nỗi niềm quan tâm, lo lắng tới những vấn đề nhân tình thế thái đa đoan, phức tạp. Đối diện với đời thƣờng, nhà thơ nhận thức sâu sắc về nỗi đau và những mất mát về con ngƣời, về tinh thần. Chử Văn Long nhận ra sự băng hoại của đạo đức xã hội, sự vong thân của các giá trị tinh thần; ở đó cái tôi trữ tình thế sự trong thơ ông không ngừng chiêm nghiệm, suy tƣ về cuộc đời. Bằng ngòi bút, Chử Văn Long đã xoáy sâu vào ngõ ngách cuộc sống, lột tả những mặt trái của nó. Tƣ duy trên nền hiện thực, khám phá hiện thực ở nhiều góc độ, nhà thơ nhận ra rằng: cuộc đời có nhiều nghịch lý. Ông không ngần ngại phô bày trong thơ tất cả cái sần sùi, sống sƣợng của đời thƣờng với những xót xa, day dứt đi tìm lời đáp cho mình về cách làm ngƣời trƣớc cuộc đời dâu bể.

Trƣớc khi nhận thức đƣợc những vấn đề xã hội bức xúc, nhà thơ đã đánh đổi bằng cả tuổi trẻ và những vấp váp bầm dập trên đƣờng đời nghiệt ngã. Nhà thơ từ một “chú bé con cổ quàng khăn đỏ/ Hồn đầy ắp thần tiên cùng với phép màu” (Ngây thơ) nhìn cuộc sống bằng cặp mắt mơ màng và ở đâu cũng chỉ thấy màu hồng, nhƣng rồi chú bé ấy đi qua những thăng trầm của cuộc đời dâu bể đã vỡ lẽ một bi kịch không chỉ của riêng mình:

Hơn ba mƣơi năm những điều tƣởng tƣợng Đã hiện ra sau lớp sƣơng hồng:

Lý tƣởng, ƣớc mơ, bạc tiền, danh vọng Ngƣời chất ngất giàu sang, bao kẻ bần cùng

(Ngây thơ)

Tình yêu cuộc sống, niềm đam mê khát khao giao cảm với đời đã “ném” cả tuổi trẻ của tác giả trong mộng tƣởng hão huyền, chỉ có đến khi “Đụng độ bƣơu đầu” tác giả mới nhận ra những điều ấu trĩ “cái thuở ban đầu” của mình và vị trí tồn tại khiêm tốn của bản thân trong xã hội phân chia rõ ràng ranh giới kẻ sang ngƣời hèn. Sự chiêm nghiệm thực tế trong “hơn ba mƣơi năm” chỉ mang lại cho tác giả sự vỡ mộng và nỗi buồn dằng dặc suốt những chặng đƣờng tiếp theo.

Từ đây, cái tôi suy tƣởng, triết lý trong thơ Chử Văn Long phản ánh đƣợc những mặt trái xã hội cùng những khổ đau, bất hạnh còn tồn tại trong kiếp ngƣời và nhân tình thế thái. Càng dấn sâu vào lớp bùn xã hội, cái tôi trữ tình trong thơ càng trở nên tỉnh táo, duy lý trong cách nhìn đời, nhìn ngƣời. Nhà thơ thẳng thắn vạch trần và phê phán những điều ấu trĩ chung trong xã hội với rất nhiều giá trị tinh thần bị đảo lộn. Trƣớc thềm thế kỷ mới, cái tôi trữ tình Chử Văn Long phân bua với ngƣời đời về tƣơng lai của nhân loại, về thế hệ trẻ trƣớc lối sống đua đòi và bệnh dịch tràn lan trong cộng đồng, một vấn đề thời sự nổi cộm của xã hội hiện đại đang đẩy loài ngƣời đứng trƣớc vực thẳm của thần chết:

Nhân loại ơi

Chào đón ta sang cùng thế kỷ này Sao lại bắt đầu

Bằng chiếc băng rôn giăng ngang đƣờng chống AID

(Nhờ cậy)

Không dừng lại ở thái độ phê phán, phơi bày hiện thực, nhà thơ bày tỏ một thái độ quyết liệt về trách nhiệm công dân, tác giả kêu gọi lối sống lành mạnh ở mỗi cá nhân và cộng đồng. Câu hỏi đƣợc tác giả đặt ra nhƣ một tiếng chuông thức tỉnh ý thức con ngƣời trƣớc vấn nạn nan giải của nhân loại:

Có lẽ cuối cùng nhờ cậy trái tim

Em mách bảo cho ta, sống thế nào cho phải Giữa dối trá, khôn ngoan, lọc lừa, khờ dại

Để đến đƣợc thanh cao, để tránh đƣợc thấp hèn?

(Nhờ cậy)

Xã hội phát triển, một mặt cuộc sống vật chất của con ngƣời đƣợc cải thiện, song bên cạnh sự phồn hoa hào nhoáng, có biết bao hệ lụy sản sinh: tệ nạn, văn hóa đồi trụy, sự phân biệt giàu nghèo,… Sự suy đồi văn hóa diễn ra khắp nơi, tình trạng kinh doanh trái phép các dịch vụ buôn phấn bán hoa không còn xa lạ ở những nơi công cộng. Bằng những vần thơ đứt ruột, Chử Văn Long góp phần bóc mẽ các hình thức kinh doanh trá hình này đang hoành hành trong đời sống con ngƣời:

Anh bƣớc dạo qua quán hàng tấp nập Ô cửa kính trong, ô cửa kính mờ Lòng lại nghĩ son môi má phấn Ở nơi này không phải để cho thơ

(Biển Đồ Sơn)

Cái tôi chiêm nghiệm trong thơ Chử Văn Long bộc lộ một phần thực tại xã hội trƣớc sự biến chất, tha hóa đạo đức của một bộ phận con ngƣời đƣơng đại, nhất là thế hệ trẻ ngày nay. Chúng ta không thể phủ nhận một mặt tiêu cực tồn tại trong cuộc sống hiện đại với những đổi thay chóng mặt về lối sống, suy nghĩ của giới trẻ:

Tình yêu bây giờ khác lắm ngày xƣa Áo đỏ, áo xanh, tóc vàng, môi tím… Còn biết tìm đâu nụ cƣời e thẹn

Giữa những áo phông, váy ngắn, quần bò? …Đâu cũng lọc lừa, đảo điên, gian giảo Ngƣời thay tình yêu nhƣ là thay áo…

(Thời gian đã tiễn đƣa “màu áo nâu”) Thơ ông cũng gióng hồi chuông báo động về những đổ vỡ gia đình trong xã hội hiện đại:

Bỏ anh em bỏ bằng xong

Anh thành chú ngựa ra đồng ngƣợc xuôi Chẳng còn gì để buồn vui

Mong chi có lúc em ngồi em thƣơng…

(Bỏ anh)

Phỏng theo lối sống lố lăng thiếu lành mạnh, dƣới con mắt của nhà thơ Chử Văn Long, yếu tố văn hóa trong thơ ca tựa nhƣ chiếc xe đang tuột dốc không phanh trƣớc sự xâm lấn các yếu tố đồi trụy:

Bao cuộc chơi thơ nháo nhào bậm trợn

Thơ mang giấc mơ hình chiếc thớt với dao phay Thơ thèm chồng, cả thơ giao hợp…

Mai mốt còn thêm thơ gì mới nữa đây?

(Thơ và mộng và thơ)

Chạy theo cơ chế thị trƣờng, thơ ca phải có tài chính dẫn đầu mới đƣợc in, điều đó là sự thật đã và đang diễn ra ở nhiều nhà xuất bản bởi xu hƣớng kinh tế thời đại là đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Ngƣời “làm thơ” rơi vào tình trạng hoang mang, lo lắng trƣớc gánh nặng áo cơm:

Làm thơ giờ sống ra sao

Chẳng còn nhà xuất bản nào chịu in Muốn in thơ phải có tiền

Mà anh chỉ có trái tim dại khờ

Không phê phán gay gắt nhƣng nhà thơ không đồng tình với lối sống giả tạo, tính chất xã giao trong cách ứng xử giữa những con ngƣời “Ngƣời ta bia rƣợu nói cƣời/ Chẳng thân quen cũng mời chào nhƣ không” (Ngồi bên bàn tiệc). Chử Văn Long tinh tế nhận ra tình ngƣời nhạt nhẽo không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn lan về tận thôn quê vốn là nơi xóm giềng tối lửa tắt đèn có nhau nhƣng nay nhà nào nhà nấy “kín cổng cao tƣờng”:

Vƣờn xƣa rào hết lối qua,

Muốn sang nhà bạn, qua nhà ngại hơn…

(Vƣờn quê)

Trƣớc những vấn đề bất cập của đời sống xã hội thực tại, nhà thơ bày tỏ cái nhìn âu lo, băn khoăn về tƣơng lai của thế hệ con trẻ trƣớc những nhu cầu thiết yếu về công ăn việc làm. Đó cũng là nỗi bức xúc không chỉ của riêng ai trƣớc nạn thất nghiệp hiện nay, đặc biệt là tình trạng chênh lệch quá lớn giữa việc đào tạo nhân lực với tình hình sử dụng lao động trên thực tế:

Biết bao là sức lực

Không đƣợc dùng vào đâu Học hành và kiến thức Mai một ở trong đầu.

(Nghĩ về thời sau mình)

Bằng một nỗi lòng đau đáu, trở trăn về tƣơng lai con em mình, tác giả nhận thức sâu sắc hệ lụy khôn lƣờng từ tình trạng “Ăn hàng ngày phải lo/ Mà việc làm không có” (Nghĩ về thời sau mình) chính là tệ nạn cờ bạc nhũng nhiễu, khiến con ngƣời sa đà vào những chốn phù du “Đâu cũng bàn sổ số/ Hƣớng nào tìm tƣơng lai” (Nghĩ về thời sau mình). Đọc thơ Chử Văn Long, ngƣời đọc có thể thấy đƣợc mặt trái xã hội kinh tế thị trƣờng qua cái nhìn phê phán thực tại bằng cái tôi trăn trở đi tìm lẽ sống ở đời. Cái tôi chiêm nghiệm, suy tƣ ấy thúc giục mỗi chúng ta làm sao để sống tốt đẹp, giữ gìn văn hóa dân tộc và đƣa đất nƣớc tiến lên với xu hƣớng tích cực hơn.

Quá trình chiêm nghiệm, nhận thức, khai thác triệt để hiện thực cuộc sống từ nhiều cách nhìn đa diện đã đƣa thơ Chử Văn Long không chỉ phơi bày thực trạng xã hội với những vấn đề bức xúc mà còn nhằm vào những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh. Đó là khi nhà thơ cất lên tiếng nói đồng cảm sâu sắc với những kiếp ngƣời khổ đau, bất hạnh đang bị cuộc sống miếng cơm manh áo đè nặng trên vai. Xuất hiện trong thơ Chử Văn Long hình ảnh những số phận con ngƣời vất vả, lam lũ; từ những đứa trẻ lang thang, những kẻ ăn mày, ngƣời nông dân, ngƣời thợ mỏ, những ngƣời mồ côi cho đến những ngƣời bán ngô, bán hoa tang dọc đƣờng… Qua những hình ảnh thân phận đó, tác giả hƣớng về những giá trị nhân văn truyền thống, đề cao những tình cảm tƣơng thân tƣơng ái của dân tộc. Đây cũng là chất nhân văn sâu thẳm quán xuyến thơ ông. Cái tôi trữ tình Chử Văn Long thể hiện những nét suy tƣ, trăn trở qua từng hoàn cảnh, số phận nhân vật trong những trang thơ thấm đẫm vị đời của nhân tình thế thái đa chiều, phức tạp.

Tình trạng tha hƣơng của ngƣời quê nghèo khó diễn ra mọi tỉnh thành, đặc biệt những thành phố lớn. Con ngƣời chạy theo cuộc sống mƣu sinh, vì miếng cơm manh áo chấp nhận rời bỏ làng quê thân thƣơng để lao vào cuộc mƣu sinh xô bồ phố xá:

Áo vẫn rách, tháng ngày cơm vẫn đói Vẫn bao ngƣời bỏ quê quán tha hƣơng

(Mong muốn bình thƣờng)

Những ngƣời chuyển đến thành phố ở Bỏ lại quê bao vất vả nhọc nhằn Chẳng biết họ bên góc lòng có nhớ Về miền quê rơm rạ của mình không?

(Những ngƣời chuyển đến thành phố ở) Và từ những ngƣời dân nghèo ấy cứ thế lao vào guồng quay của dòng đời mƣu sinh hối hả. Sự hỗn loạn, xô bồ của cuộc sống đô thị đi vào thơ ông bằng nhịp điệu gấp gáp nhƣ chính nhịp sống quay cuồng hiện đại, mỗi con ngƣời mải miết nhập vào “cuộc săn lùng” muôn thuở của cơm áo gạo tiền:

Từ phía nông dân

Trên những cánh đồng quanh năm nghèo đói Không sống đƣợc

Lao ra thành phố

Nhập vào các cuộc đuổi săn… Ôi cuộc đời

Cuộc đời muôn năm Làm cuộc săn lùng vĩ đại.

(Hàng ngày)

“Giữa ồn ào náo nhiệt phố phƣờng/ Kiếm sống mƣu toan, lừa đảo” (Ngƣời thổi sáo) tác giả nhận thấy sự mai một về đời sống tâm hồn của con ngƣời, sự thoái hóa các giá trị tinh thần truyền thống nhƣ một hệ lụy tất yếu của cơ chế thị trƣờng. Mối quan hệ con ngƣời với con ngƣời ngày càng lãnh đạm, con ngƣời bị đánh cắp tình thƣơng với đồng loại, nói nhƣ nhà thơ Chử Văn Long: “con ngƣời bị vét cạn lòng thƣơng cho cả kẻ ăn mày ăn xin” [39, tr.323]:

Nơi thì lụa quấn hoa bay

Nơi thì ngửa nón ăn mày lòng thƣơng Ở đâu là chốn thiên đƣờng

Ở đâu kiếp sống đời thƣờng phù du…

(Ngồi buồn ra phố dạo chơi)

Thân phận con ong cái kiến “bới ăn trong rác” đã trở thành tình hình đáng lo ngại trên thế giới. Nhƣng đáng buồn hơn nữa là thực trạng “lấy tay che trời” của bộ phận con ngƣời tha hóa về nhân cách đang lộng hành khắp nơi khiến cho cả một xã hội điêu đứng vì đồng tiền:

Và ngoài kia thế giới Đang lửa bỏng dầu sôi Kẻ bới ăn trong rác

Ngƣời mua đƣợc cả trời…

Những câu thơ phê phán hiện thực chói gắt, chua chát thể hiện cái tôi trữ tình thế sự bức bách, bất lực trƣớc cuộc đời của nhà thơ. Cùng là con ngƣời nhƣng luôn tồn tại ở hai trục đối lập: tốt – xấu, giàu – nghèo:

Con ngƣời đƣợc phơi ra với cả yếu mềm tốt xấu Kẻ đầu hàng gian khó lẩn sang bên

Kẻ đục nƣớc béo cò, ngƣời nhìn đời chán nản Kẻ dùng quyền vơ vét của riêng…

(Ngây thơ)

Nhà thơ lột tả những mảnh đời khuất lấp, đau khổ trôi dạt dƣới đáy xã hội lang thang “xin ăn” ngày càng ra tăng ở lứa tuổi ăn chƣa no, lo chƣa tới “Lũ trẻ xin ăn dắt díu qua đƣờng” (Tôi định đem tặng bạn bông hồng), ở cả những ngƣời già không còn khả năng lao động, vất vƣởng mƣu sinh qua ngày:

Còn đây ông lão ăn mày

Ngửa vành nón đựng tháng ngày đi qua

(Sớm nay mây trắng)

Ngƣời xin ăn vẫn nằm đó, lay lắt trên phố xá đông ngƣời qua lại hiện lên thật thảm hại, cô độc giữa tình đời bạc bẽo:

Hòn đá mồ côi Cạnh đấy một ngƣời Không nhà không cửa Đá từ đâu đến

Ngƣời ở đâu về Ai mà để ý Làm gì quán quê

(Hòn đá cô đơn)

Suy nghiệm trƣớc kiếp sống nhân sinh, cái tôi trữ tình Chử Văn Long không khỏi xót xa, ám ảnh trƣớc thân phận côi cút của những đứa trẻ không cha không mẹ, không tƣơng lai:

Cảnh nhà khi biết thêm thƣơng Cha em nằm lại chiến trƣờng Tây Ninh

Mẹ đi, côi cút riêng mình Sống cùng bà túp lều tranh cuối làng

(Em bé kéo vó tôm bên hồ)

Những mệt nhoài, cơ cực mƣu sinh không của riêng ai mà chung tất cả những con ngƣời lao động, những số phận thấp cổ bé họng vật lộn với miếng ăn hàng ngày. Họ là những ngƣời nông dân dãi dầu mƣa nắng, quanh năm trây trật trên ruộng đồng với mùa màng thất bát, đói nghèo lam lũ: “Đã từ ngày xửa ngày xƣa/ Tay bùn chân lấm bao giờ mới thôi” (Ngƣời dƣng). Nhƣng trời đất vẫn mang thiên tai đổ lên đầu họ. Cái tôi trữ tình đa phân - chiêm nghiệm Chử Văn Long hóa thân vào các em bé quê nói lên nỗi đau của họ:

Làng em cơn bão đi qua

Vƣờn xanh chết rụi, mái nhà ngói bay Có ngƣời ra đứng khóc cây Ngƣời vun mảnh đất trên tay lệ tràn

Có ngƣời giờ sống lang thang Hai bàn tay trắng bỏ làng mà đi…

(Làng em cơn bão đi qua)

Tác giả thấu hiểu cả những gian nan, mòn mỏi của những ngƣời buôn thúng, bán mủng, ky cóp chắt chiu từng đồng bên lề đƣờng khói bụi:

Bạn tôi ngồi bán hoa tang

…Mấy vòng hoa ế ngẩn ngơ bên đƣờng Hoa không bán đƣợc bạn buồn Tiền lƣng thì hết, gạo hòm thì vơi.

(Bạn tôi bán hoa tang)

Hằn lên trong tâm khảm nhà thơ sự nhọc nhằn gian khó của những anh xe thồ trên mỗi nẻo đƣờng quê. Họ vẫn đêm ngày quần quật làm lụng tối tăm mặt mày

mong đổi lại miếng cơm để tồn tại, biết đâu đằng sau họ là cả một gia đình cậy mong:

Nghênh ngang mấy chú xe thồ Chở bao nhiêu nỗi giày vò đi theo

(Vu vơ)

Hoàn cảnh đói nghèo đƣợc phản ánh trong nhận thức cay đắng về sự tồn tại cơ cực của con ngƣời trong cõi nhân gian, mỗi cá nhân luôn luôn phải dành dật, đấu

Một phần của tài liệu Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 41)