Cái tôi đằm thắm, chân thành trong tình yêu

Một phần của tài liệu Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 53)

6. Bố cục luận văn

2.2.2. Cái tôi đằm thắm, chân thành trong tình yêu

Tình yêu là đề tài muôn thuở trong thơ ca, thơ Chử Văn Long tìm đến với tình yêu nhƣ một lẽ tất yếu để góp phần giải mã những hỗn nhịp trái tim con ngƣời và bộc lộ thế giới nội tâm sâu sắc của mình. Với đề tài tình yêu đôi lứa trong thời chiến, tình yêu trong thơ ca mang tính chất là nơi yên tĩnh, là khoảng lặng, ở đó ngƣời yêu là nơi ngƣời chiến sĩ gửi gắm hy vọng, đồng hành cùng những cam go thử thách của chiến tranh, thông qua tình yêu mà bộc lộ tình cảm với Tổ quốc, quê hƣơng, thể hiện niềm tin vào ngày chiến thắng. Thấm đẫm trong những trang thơ của các nhà thơ cùng thời, tình yêu lứa đôi mang lý tƣởng xã hội cao cả, mang nét chung của một thế hệ, một giai đoạn lịch sử. Thơ ca sau năm 1975 thay đổi về quan niệm, tƣ duy thơ, ngƣời nghệ sĩ đƣợc “tự do sáng tạo”, “tự do sáng tác”, cảm hứng đời tƣ chiếm lĩnh trên thi đàn, cái tôi trữ tình lên ngôi và tƣ duy thơ hƣớng nội. Cùng với lớp nhà thơ sáng tác trong thời kỳ hòa bình, độc lập dân chủ của đất nƣớc, tình yêu trong thơ hiện đại nói chung, thơ Chử Văn Long nói riêng thể hiện nét đặc thù của các cung bậc cảm xúc trong tình yêu lứa đôi thuần túy và tình cảm gia đình thiêng liêng. Qua những bài thơ đã xuất bản của tác giả, cái tôi trữ tình trong thơ Chử Văn Long là một cái tôi rất mực chân thành, đằm thắm trong tình yêu.

Cái tôi chân thành đến run rẩy, bối rối trong tình yêu lãng mạn, trong trẻo của những rung động đầu đời qua những ký ức ngọt ngào, lắng đọng bằng lời thơ dịu dàng, đằm thắm của chàng trai trẻ:

Thuở ấy chúng mình còn rất thơ ngây Em hỏi anh vì sao trăng khuyết? Bối rối nhìn em lòng anh mới biết

Cũng nhƣ em đến tuổi trăng tròn…

(Thuở ấy)

Phút “bối rối” dƣới vầng trăng thơ mộng ấy đã xa rồi mà mãi đến hôm nay vẫn nồng nàn, sống động trong “anh”:

Thuở ấy xa rồi những phút thƣơng thƣơng Thêm yêu lắm vầng trăng một thuở

Giờ xa nhau để ánh trăng đầu ngõ Cứ sáng hoài sáng mãi buổi chia ly

(Thuở ấy)

Thuở “thơ ngây” vội vã đi qua, những rạo rực, tha thiết ngày nào nhƣờng lại cho những ngày tháng lo toan cuộc sống vợ chồng, con cái. Có đôi khi, cái tôi trữ tình nhuốm sự xót xa, tiếc nuối khi nhận ra những “chờ đợi si mê” của thời “ngây thơ hạnh phúc” đã không còn nữa:

Con đƣờng quê màu hoa cỏ dại Bƣớc sớm mai ta vẫn đi về

Nhƣng chẳng còn dừng chân để hái Chẳng còn thầm thì chờ đợi si mê

(Con chim nhảy nhót)

Từ một cái tôi lãng mạn trong tình yêu thuở ban đầu, từ một chàng trai với bao “bối rối” ngày nào giờ đây đã trƣởng thành và chững chạc trong gia đình và trách nhiệm làm con, làm chồng, làm cha. Đối với ngƣời mẹ rất mực kính yêu, nhà thơ dành những lời thơ ân tình tha thiết thể hiện tấm lòng ngƣời con đối với đấng sinh thành, nuôi dƣỡng. Và sự biết ơn sâu sắc đƣợc nhà thơ gói gém trong “Lời mẹ hát ru”:

Nhà tranh vách đất mẹ ru con mẹ lớn lên Năm mƣa mƣời nắng mẹ ru con mẹ lớn lên …Mẹ ru con dƣới tầm bom dội

…Hàng trăm gánh nặng cuộc đời đặt lên vai mẹ …Lời ru con tháng năm mẹ cắm theo từng gié mạ

…Mẹ ru con dƣới đầu ngọn gánh, mẹ gánh con chạy giặc tản cƣ Mẹ ru con trên nền nhà lửa thiêu cháy rụi

Ngƣời con lớn lên từ lời ru của mẹ trong mọi hoàn cảnh gian lao, lòng ôm ấp hoài bão, “khao khát những miền đất lạ” nhƣ con chim nhạn “Cuối trời còn muốn bay!”. Để ngày trở về nơi mình đã sinh ra “Cỏ xanh biếc dày trên mộ mẹ”, cái tôi trữ tình không khỏi xót xa, bàng hoàng, thƣơng nhớ:

Dù vẫn biết có một ngày nhƣ thế

Vẫn bàng hoàng trƣớc mây trắng nhƣ bông Vẫn bàng hoàng trƣớc cuồn cuộn dòng sông…

(Tôi trở về nơi mình đã sinh ra)

Sống giữa thời buổi loạn ly, cuộc sống trăm bề thiếu thốn, khó khăn, đồng lƣơng trợ cấp ít ỏi không đủ để trang trải những sinh hoạt tối thiểu của cả gia đình, tình yêu của ngƣời cha dù lớn lao vĩ đại bao nhiêu cũng khó lòng đem lại cho con một cuộc sống đủ đầy cơm no áo đẹp. Mỗi khi cầm đồng lƣơng còm cõi, eo hẹp trên tay, ngƣời cha luôn trăn trở, băn khoăn trƣớc nguyện ƣớc lâu nay của đứa con: “Con thƣờng mơ/ Khi cái áo nhung/ Khi là cái áo hoa/ Và cũng từ lâu cha khất lần con mãi” (Chiếc áo mới). Và lần này, tình yêu thƣơng con đã mang lại “dũng cảm” cho ngƣời cha bất chấp những gian khó đang chờ cả gia đình phía trƣớc để thực hiện nguyện ƣớc cho con:

Lần này cha dũng cảm nhƣ ngƣời dũng cảm bƣớc lên bàn mổ Đã cắn xén đồng lƣơng tối thiểu của mình

Mua đƣợc cho con áo mới

(Chiếc áo mới)

Mua áo cho con mà thành nhƣ một sự kiện lớn trong gia đình, niềm vui mừng “lấp lánh” trên gƣơng mặt, ánh mắt của những thành viên trong ngôi nhà nhỏ:

Cha đem đến cho cả nhà một niềm vui Cha hình dung ánh mắt con ánh lên lấp lánh

Và trong ánh mắt mệt mỏi của mẹ con,cha gặp lại nụ cƣời!

Nỗi lòng hƣớng về con đi theo cha suốt cuộc đời dài rộng, ngay cả khi con đủ lông cánh để bay đến những vùng đất mới, ngƣời cha cũng thức trực niềm mong mỏi đƣợc gặp lại con chẳng kể đƣờng đi xa xôi, cách trở:

Hà Nội – Nha Trang Hơn nghìn cây số đƣờng xa

Bao nhiêu đèo cao, bao nhiêu sông rộng Cha cùng ngọn gió mùa lạnh cóng Đi tìm con

(Đi thăm con)

Thấm đẫm trong những trang thơ viết cho con, tác giả thể hiện một tình phụ tử sâu sắc, đậm đà, một tấm lòng cao cả, hy sinh dành cho con. Ngƣời cha suốt đời vì con chẳng quản khó nhọc năm tháng, coi ngƣời con lúc nào cũng là trung tâm, là lẽ sống của mình “Con là mặt trời, cha – trái đất quay theo” (Đi thăm con)

Bƣớc vào cuộc sống gia đình, cùng chung lƣng đấu cật với ngƣời vợ tảo tần khuya sớm nuôi dạy con cái nên ngƣời, suốt quãng thời gian khó khăn cùng gắn bó sẻ chia với bạn đời, cái tôi trữ tình mới bộc lộ hết những dài rộng của tình thƣơng yêu chia ngọt sẻ bùi, tình vợ chồng nghĩa nặng tình sâu. Hình ảnh ngƣời vợ không chỉ là tri kỷ trong cuộc đời nhà thơ mà còn là điểm tựa cho thơ ông. Tác giả ý thức đƣợc thứ hạnh phúc nhỏ bé nhƣng xiết bao ấm áp khi nghĩ về ngƣời vợ bao năm gồng gánh nơi quê nghèo:

Cột thu lôi cao vút lên trời,

Nơi dập sét cuối cùng lại là nơi tiếp đất,

Cũng nhƣ cuộc đời anh, trải qua nhiều đớn đau, thử thách, Có ai ngờ nơi gánh chịu lại là em!

(Cột thu lôi)

Đối với tác giả, ngƣời vợ hiền luôn là “niềm kiêu hãnh”, là “ngọc quý” mà nhà thơ tự hào có đƣợc trong cuộc đời này. Nhƣng hoàn cảnh khắc nghiệt, đôi khi vì bận lo chuyện cơm áo gạo tiền mà ngƣời chồng xao nhãng có vợ bên cạnh. Và đây là những câu thơ tự thú rất đỗi chân tình:

Nhiều khi quên cả em bên cạnh Cơm áo lo toan suốt tối ngày Anh đã quên đi niềm kiêu hãnh Em là ngọc quý giữa lòng tay

(Mùa xuân màu nhiệm)

Có những lúc trĩu nặng tâm tƣ khi ngƣời chồng nhận ra hình dáng vợ thay đổi mà không khỏi nhói lòng xót xa. Muốn nói một lời sẻ chia, an ủi với vợ nhƣng tác giả nghẹn ngào không cất nổi nên câu:

Không thể nói điều gì rõ rệt

Nhìn em gầy thƣơng mến tận tâm can Tôi định cất lên đôi lời dịu ngọt Cánh cửa lời kia bỗng nặng vô vàn

(Thu không phải, mà hè không phải)

Sau những bộn bề cuộc sống, có đƣợc mấy ngƣời chồng để ý đến gƣơng mặt vợ mình đã khắc sâu những nhọc nhằn, vất vả:

Đã mấy lúc ta ngồi nhìn ngắm

Gƣơng mặt ngƣời yêu ta thay đổi không ngờ Những nếp nhăn đuôi mắt kia in đậm

Đến sợi tóc phai màu trƣớc mắt thờ ơ…

(Đã mấy lúc ta ngồi nhìn ngắm)

Lòng tôn kính, yêu thƣơng, biết ơn ngƣời vợ ân tình son sắt lúc nào cũng thức trực trong lòng ngƣời chồng đƣợc ví với hình ảnh tuyệt đẹp:

Sông mang bóng cầu trôi lặng lẽ Nhƣ lòng anh mang nặng tình em Trên mặt sóng xôn xao tuổi trẻ Dƣới lòng sâu quặn nỗi đau chìm…

(Chiều qua cầu)

Đời ngƣời vốn đã không bằng phẳng, ngƣợc lại có biết bao ngang trái, bất hạnh. Tuy vậy, con ngƣời vẫn sống để yêu thƣơng, tình cảm vợ chồng vẫn ấm áp,

thiết tha. Ngƣời chồng luôn ân cần động viên vợ mình hãy giữ lấy nụ cƣời trong bất cứ hoàn cảnh éo le nào:

Một ánh mắt trao nhau, một lời nói nhẹ Một cặp lồng cơm ủ ấm giữ hơi

Chiếc áo cũ giặt em đi vá

Nén những băn khoăn, giữ lấy nụ cƣời…

(Hãy chiều nhau thêm nữa em ơi)

Tình yêu thật diệu kỳ, tình cảm vợ chồng thật cao đẹp biết bao, mỗi ngƣời sống đâu chỉ cho riêng mình, cảm ơn nhà thơ Chử Văn Long đã cho chúng ta cảm nhận hết vẻ đẹp tình yêu lấp lánh. Hạnh phúc không kiếm tìm đâu xa mà gần ngay trƣớc mắt, hạnh phúc là khi ngƣời yêu đang mỉm cƣời ở bên ta, là những điều bình dị: một ánh mắt, một lời nói,… nhƣng đủ để nâng đỡ con ngƣời vƣợt qua những hoàn cảnh khốn khó, làm những điều mà mình chƣa từng dám làm. Đó là sức mạnh diệu kỳ của tình yêu. Cũng bởi vậy, nƣớc mắt của ngƣời yêu là lƣỡi dao vô hình cứa vào lòng tác giả và đủ làm tan vỡ một trái tim:

Em hãy cƣời vui, lau đi nƣớc mắt Cho lòng anh bớt trĩu nặng u buồn.

(Vui buồn) Từ đáy lòng, ngƣời chồng mong muốn:

Sau những cơn đau giụa giàn nƣớc mắt Anh muốn thấy em gƣơng mặt không buồn.

(Tiếc nuối)

Ngƣời đàn ông có thể kiên cƣờng trƣớc mọi giông tố của cuộc đời, nhƣng sẽ gục ngã trƣớc dòng lệ của ngƣời mình yêu. Những câu thơ này của Chử Văn Long dù không mƣợn hình tƣợng cao sang, không trau truốt ngôn từ, hình ảnh nhƣng đã chạm tới trái tim đọc giả bởi cái hồn cốt tƣ tƣởng toát lên từ câu thơ đã thâu tóm đƣợc bản chất một tình yêu đích thực trong cuộc đời. Tình yêu thiêng liêng không có chỗ cho sự ích kỷ, hạnh phúc của bản thân là hạnh phúc của ngƣời yêu, nỗi đau

của ngƣời yêu là sự tổn thƣơng của chính mình. Điều đáng trân trọng là hãy sống vì nhau và cùng nhau nắm tay nhau đi qua những thăng trầm số phận.

“Vợ” là nguồn hạnh phúc cũng là điểm tựa vững chãi trong đời thực cũng nhƣ đời thơ của tác giả. “Vợ” là “tình yêu nhỏ bé” nhƣng xiết bao ấm áp giữa những xô đẩy, bon chen của cuộc sống khắc nghiệt. “Vợ” là cứu cánh tâm hồn nhà thơ trong lúc khổ đau, mọi thứ xung quanh nhƣ sắp đi vào ngõ cụt thì “vợ” giúp nhà thơ tìm lại “nụ cƣời đằm thắm nhƣ xƣa”. Và bấy nhiêu đã đủ để nhà thơ yêu quý biết bao cuộc đời trần thế:

Anh yêu em một tình yêu nhỏ bé Nhƣ bao điều nhỏ bé ở xung quanh

Không mong ƣớc lớn lao, không mơ gì vĩ đại Ngoài đơn sơ mái ấm nhà tranh.

(Một tình yêu nhỏ bé)

Khi cuộc sống đang trở nên mất định hƣớng ở tƣơng lai, thì “đơn sơ mái ấm nhà tranh” đã nâng đỡ tinh thần nhà thơ không đi vào ngõ cụt. Đó là giá trị của hạnh phúc gia đình cũng là khi cái tôi trữ tình ý thức sâu sắc về vai trò lớn lao của ngƣời vợ:

Và nhƣ thế ta đâu cần gì nữa

Mọi vàng son đâu có nghĩa phút này

Anh lại đƣợc ngồi bên em nói những điều không quan trọng Lại đƣợc cầm nhỏ bé một bàn tay.

(Một tình yêu nhỏ bé)

Nhƣng cuộc đời ngắn ngủi chẳng tày gang, hạnh phúc vốn mong manh và dễ vỡ, con ngƣời không tránh khỏi quy luật của tạo hóa với sinh, lão, bệnh, tử. Dù vĩ nhân hay ngƣời thƣờng không ai bất tuân đƣợc lẽ tự nhiên, ngƣời thân yêu bên ta dù có cố gắng bao nhiêu cũng không thể nào níu giữ, thật là “sinh có hẹn, tử bất kỳ” là vậy. Khi thời điểm chia ly thực sự xảy đến với nhà thơ dù biết trƣớc nhƣng cảm giác đau khổ vẫn làm nhà thơ gục ngã. Cái tôi trữ tình càng tha thiết, đằm thắm,

chân thành với ngƣời yêu, ngƣời vợ lúc sum vầy bao nhiêu thì trong nỗi đau chia ly cái tôi ấy càng quằn quại, quặn thắt ruột gan bấy nhiêu:

Em mất đi, đâu chỉ xót xa đau Mà hụt hẫng hết tháng ngày còn lại

(Em nhƣ vầng trăng sáng mãi)

Trƣớc sự ra đi của ngƣời vợ yêu kính nhất cuộc đời, nhà thơ đã viết hơn ba mƣơi bài thơ khóc vợ, hồi tƣởng quãng thời gian đã sống bên nhau với bao mặn nhạt sẻ chia, bao nhiêu buồn vui gắn bó. Qua những lời thơ chân thành khóc thƣơng ngƣời vợ, cái tôi trữ tình luôn ám ảnh những “nỗi đau”, “cơn đau”, những “giọt buồn”, “cô đơn” và “hụt hẫng”… ngƣời đọc cảm nhận đƣợc tình cảm mặn nồng, da diết và sự tiếc thƣơng vô vàn mà tác giả - ngƣời chồng dành cho vợ. Gục ngã, suy sụp tƣởng chừng không thể đứng lên đƣợc nữa nhƣng cuộc đời đã ƣu ái với nhà thơ và trái tim chân thành, đằm thắm ấy lại lần nữa tái sinh trong tình yêu của ngƣời con gái tới đúng lúc. Những bài thơ tình đƣợc tác giả sáng tác ở giai đoạn sau đã cho thấy sự hồi sinh của tâm hồn và thơ Chử Văn Long:

Hình ảnh chị ngỡ chỉ còn trong mộng Lại qua em anh gặp lại hình hài Ánh mắt dịu êm, nụ cƣời đằm thắm Vẫn cùng anh chia ngọt sẻ bùi

(Khi đất trời dun dủi)

Nhớ nhung là một cung bậc cảm xúc tất yếu trong tình yêu và là một nội dung không thể thiếu trong những trang thơ tình muôn thuở từ cổ chí kim cho tới nay. Ở mỗi tác giả, mỗi tác phẩm, nỗi nhớ trong tình yêu đƣợc thể hiện, diễn đạt khác nhau thật muôn màu muôn vẻ. Với nhà thơ Chử Văn Long, “đò lại sang ngang” ở cái tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh” nhƣng nỗi nhớ vẫn dạt dào, rạo rực nhƣ thuở rung động ban đầu. Nỗi nhớ trong thơ Chử Văn Long đƣợc diễn tả qua nhiều hình ảnh, sắc thái nhƣng hình thức bộc lộ có một chất đằm, hƣớng đến chiều sâu tâm trạng hơn là sự ào ạt, sôi nổi của tình yêu thời trẻ:

Nhớ em ra ngõ trông đƣờng

Xa nghe bánh sắt tàu dồn nhớ thƣơng

(Nhớ)

Cũng có khi nỗi nhớ ngƣời yêu bất chợt ùa về da diết hơn bao giờ hết trong khoảng cách chia xa:

Phút này thêm nhớ về em

Nhớ da diết nhớ êm đềm quê xa

(Viết cạnh băng chuyền máy bay)

Ngay khi bên cảnh đẹp, hình ảnh ngƣời thƣơng vẫn canh cánh bên lòng, nỗi nhớ vẫn dạt dào trong trái tim rung cảm, nỗi nhớ chẳng thể nào ngủ yên khiến tâm hồn nhà thơ chẳng thể bình thản, ung dung hƣởng thụ thiên nhiên đẹp trƣớc mắt:

Trƣớc biển đẹp nhƣng anh hờ hững Nhớ em nơi tít tắp cuối trời

Sau lũ lụt mƣa chan bàng hoàng ngập úng Giờ làm gì để sống đƣợc em ơi!

(Biển Đồ Sơn)

Những câu thơ không chỉ đơn thuần là nỗi nhớ mà thấm đƣợm cả tình thƣơng vô bờ bến. Nỗi nhớ thƣơng ấy khắc khoải trong lòng tác giả khôn nguôi:

Thƣơng nhớ quá nhiều khi anh ngơ ngẩn Ra sông Hồng để thấy nƣớc sông trôi Nhƣ đƣợc thấy nƣớc sông Lam đang chảy Dƣới đêm trăng bên đập đá ta ngồi

(Anh đã nói thƣơng em)

Từ nỗi nhớ niềm thƣơng mênh mang tràn sông nƣớc ấy đã kết thành lời thề ƣớc chung thủy, sắt son với ngƣời yêu bất chấp vật đổi sao dời. Từng lời thơ thiết tha, ngọt ngào của nhà thơ làm rung động lòng ngƣời. Phải là một trái tim nồng nàn say đắm trong tình yêu, nhà thơ mới có đƣợc những lời thơ chân thành đến thế:

Anh đã nói thƣơng hết lòng hết dạ Dù bao đổi thay thay đổi đất trời

Sông chỉ một hƣớng dòng ra biển cả Anh chỉ thƣơng về em của anh thôi

(Anh đã nói thƣơng em)

Có bao nhiêu nỗi nhớ trong tình yêu không kể tháng năm dài mà đôi lứa trao

Một phần của tài liệu Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)