6. Bố cục luận văn
3.3.2. Ngôn ngữ mang hồn quê trong thơ lục bát
Lục bát còn đƣợc gọi là thơ sáu tám là một thể thơ truyền thống dân tộc đƣợc quy định chặt chẽ về số câu (tổ hợp 6 và 8 chữ), quy định về vần luật rất rõ ràng. Trong thơ lục bát kết hợp giữa hai loại vần: vần chân và vần lƣng thƣờng đƣợc gieo ở chữ số chẵn trong câu thơ. Chữ cuối của câu trên (tức câu 6) phải vần với chữ thứ sáu của câu dƣới (tức câu 8), chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 6 của câu tiếp theo. Cứ mỗi hai câu thì đổi vần, và bao giờ cũng gieo vần bằng nên câu thơ uyển chuyển nhịp nhàng.
Thơ Chử Văn Long có nhiều nét truyền thống dân gian củ a thơ ca d ân tộc. Thơ ông tiếp thu nét truyền thống dân tộc không chỉ ở cảm hƣ́ng , từ ngữ, mà còn ở thể thơ, cách tạo nhạc thơ đậm thanh âm của thơ Việt . Điều này đƣợc thể hiện r õ ở thể lục bát trong thơ ông . Trên tổng số 440 bài thơ đƣợc khảo sát có tới 97 bài ngắn dài đƣợc tác giả làm theo thể loại này, chiếm 22%. Với những dòng thơ 6/8 ấy Chử Văn Long đem đến cho thể thơ đậm chất dân tộc này những nét trữ tình lôi cuốn.
Do những tác động từ các yếu tố nội dung tƣ tƣởng và quan niệm thẩm mỹ thời đại, một số lƣợng lớn thơ lục bát bị phá vỡ tính chất truyền thống. Hình thức nhiều câu thơ lục bát thay đổi cách ngắt dòng và cắt nhịp: Chia (Nguyễn Trọng Tạo), Lục bát lỡ nhịp (Nguyễn Thái Sơn), Sài Gòn (Lê Huy Quang)… Những cách tân của thơ lục bát trong thơ đƣơng đại một mặt truyền tải đƣợc thế giới tinh thần phức tạp của con ngƣời hiện đại, mặt khác đã làm mất đi tính nhạc và chất trữ tình của lục bát truyền thống. Mảng thơ lục bát trong thơ Chử Văn Long hầu nhƣ giữ đƣợc hình thức, tính nhạc, giọng điệu ngọt ngào của thể lục bát truyền thống. Những thay đổi có chăng ở cách tạo nhịp điệu trong một bài thơ, Chử Văn Long vừa tiếp thu cách ngắt nhịp truyền thống 2/2 vừa sáng tạo cách ngắt nhịp dài 3/3, 3/1/4,… tạo nên sức biểu cảm trong thơ:
Hai dòng ngƣời/ đứng trôi ngây/ nực cƣời Kẻ trôi ngƣợc,/ ngƣời trôi xuôi
Nhìn nhau/ có lúc/ trong ngƣời/ muốn điên… Phút này/ thêm nhớ/ về em
Nhớ da diết/ nhớ êm đềm/ quê xa
(Viết cạnh băng chuyền máy bay)
Nhớ chăng/ dáng liễu/ tóc dài
Dầm trong mƣa/ đứng nhƣ ngƣời/ đợi trông
(Chia tay Bắc Kinh)
Còn đây/ ông lão/ ăn mày
Ngửa vành nón/ đựng/ tháng ngày đi qua!
(Sớm nay mây trắng)
Cách ngắt nhịp linh hoạt trong thơ lục bát của Chử Văn Long vừa diễn tả chính xác tâm trạng, cảm xúc của tác giả vừa mang đến nét biểu cảm và mới mẻ trong thơ. Vẫn là thể thơ lục bát của dân tộc nhƣng nhạc điệu đã đƣợc thay đổi đa dạng, tăng sức truyền cảm, rút ngắn lại khoảng cách giữa ngƣời đọc và nhà thơ về cách cảm thơ, cách hiểu thơ.
Chử Văn Long cũng rất chú trọng đến việc lựa chọn, tìm tòi để mang hồn cốt dân tộc vào trong thơ. Từ những ƣu điểm của thể thơ lục bát, thơ Chử Văn Long mang âm hƣởng trữ tình ngọt ngào, da diết của ca dao , dân ca, lời thơ nhƣ lời ăn tiếng nói giản dị hằng ngày. Nhiều câu thơ mang đặc tính, âm điệu và ngôn từ của ca dao nhƣng đã đƣợc thay đổi cách kết hợp câu thơ trong tổng thể bài thơ làm cho câu thơ vừa ngọt ngào sâu lắng nhƣ ca dao vừa không phải ca dao:
Lẽ nào duyên số em ơi Cho ta gặp mặt để rồi cách xa
Ngồi đây nhớ lại ngôi nhà
Nhỏ xinh nhƣ nỗi lòng ta thƣơng mình
Đời ngƣời có có, không không Bỗng nhƣ cơn gió qua lòng thoảng bay
(Sớm nay mây trắng)
Quên đi những đắng cùng cay Chỉ còn gió thổi vào cây êm đềm
(Chị ngồi chải tóc cho em)
Con ve đã lột xác rồi
Chỉ còn vọng tiếng bồi hồi thời gian Mỗi khi cuốc gọi hè sang
Mỗi khi đứng dƣới trái bàng chín cây…
(Giấc mơ vàng)
Bây giờ đứng lặng mà thƣơng Thƣơng cây, nhớ mẹ lòng buồn ngẩn ngơ
(Làng em cơn bão đi qua)
Trong những bài thơ 6/8 của Chử Văn Long, chúng ta dễ dàng bắt gặp những câu thơ diễn tả tâm trạng lấp lánh vẻ đẹp của Truyện Kiều:
Ngồi nhìn ngọn cỏ xanh lên
Niềm đau nhƣ biển nhấn chìm quanh anh …Còn bao xô đẩy thác ghềnh
Rồi đây bóng lẻ một mình anh qua
(Cỏ xanh)
Em giờ đang ở nơi đâu
Nhìn ra thăm thẳm một màu trời xanh
(Em giờ đang ở nơi đâu)
Xuất hiện dày đặc trong trang thơ lục bát của tác giả những từ ngữ mang đậm dấu ấn Truyện Kiều: ngổn ngang, nỗi niềm, não nùng, biệt ly, bóng lẻ, thăm thẳm, xót xa, ngậm ngùi, kiếp ngƣời, bóng lẻ, số phận, trôi nổi,… Hồn thơ mẫn cảm Chử Văn Long cũng mang nhiều đặc điểm giống với thơ Nguyễn Bính – nhà thơ
quê cảnh Việt Nam, đặc biệt là “sắc màu dân dã” của “hoa đồng cỏ nội” và hơn hết thơ Chử Văn Long cũng đạt đến độ độ dễ nhớ và đại chúng nhƣ thơ Nguyễn Bính.
Giữa nền thơ hiện đại bề bộn, xáo trộn ngày nay, Chử Văn Long luôn cố gắng giữ gìn những nét đẹp văn hóa và những giá trị truyền thống trong thơ. Vận dụng thế mạnh của thơ lục bát là chất du dƣơng sâu lắng, giàu xúc cảm, có khả năng biểu hiện đa dạng sắc thái tình cảm trong tâm hồn; Chử Văn Long thỏa sức bung phá, đào sâu những miền tâm tƣởng, những âm thanh vi diệu trong thế giới tinh thần. Khi thơ ca đƣơng đại đang mong muốn bứt phá khỏi những giá trị truyền thống đã tiếp thu ảnh hƣởng từ những trƣờng phái, khuynh hƣớng khác nhau: Chủ nghĩa Tƣợng trƣng siêu thực, Chủ nghĩa Hiện sinh, Chủ nghĩa Hình thức, Chủ nghĩa Hậu hiện đại và gần đây nhất là chủ nghĩa Tân Hình thức; thì riêng đối với thơ Chử Văn Long nét riêng ấy là thứ ngôn ngữ trong trẻo, dân dã, thật gần gũi, thân thiện, chân quê.
Tiểu kết chƣơng 3:
Thế giới biểu tƣợng trong thơ Chử Văn Long là một thế giới phong phú của những hình ảnh và những ý nghĩa biểu trƣng đa dạng. Xuất phát từ những rung động của tác giả về con ngƣời, làng quê dân dã, từ những hình ảnh trực quan của thiên nhiên trăng, mùa xuân, chim hay dòng sông, cây cỏ cho đến cả khái niệm hƣ ảo về “mộng” đã trở thành những biểu tƣợng đặc sắc, mang màu sắc thẩm mỹ riêng trong thơ Chử Văn Long. Qua lăng kính chủ quan của tác giả, những biểu tƣợng này làm cho những dòng thơ trở nên đa tầng nghĩa, sâu sắc và ấn tƣợng.
Bên cạnh những biểu trƣng đặc sắc, ngôn ngữ mang đặc trƣng thể loại cùng với sắc thái giọng điệu riêng biệt đã tạo dấu ấn riêng, độc đáo cho thơ Chử Văn Long. Ngôn ngữ với tƣ cách là một yếu tố quan trọng góp phần giúp Chử Văn Long bộc lộ cái tôi trữ tình chân thành và một hồn quê mộc mạc nhƣng đậm chất triết lý, suy tƣ. Thơ Chử Văn Long đa dạng, phong phú về thể loại, bao gồm: thể thơ tự do, lục bát, thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ thất ngôn, thơ tám chữ,.. Mỗi thể loại đã để lại dấu ấn riêng của tác giả về thể thơ truyền thống, quen thuộc. Nhƣng tiêu biểu hơn cả là thể thơ tự do, ở thể thơ có nhiều lợi thế này Chử Văn Long thỏa sức sáng tạo, thỏa sức bộc bạch những nỗi niềm sâu kín nhất.
Qua quá trình khảo sát ngôn ngữ thơ, các thể loại thơ cho chúng ta thấy những đóng góp nhất định của tác giả trong sự phát triển của nền thơ hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên, sự bứt phá trong ngòi bút của Chử Văn Long còn nhiều chỗ vẫn bộc lộ sự vụng về trong cách xử lý ngôn từ và sắp xếp chúng trong thơ ông. Việc đƣa quá nhiều chất văn xuôi và ngôn ngữ thiếu tính chọn lọc phần nào làm giảm đi tính hàm xúc và sức liên tƣởng của thơ.
KẾT LUẬN
1. Hòa mình vào dòng chảy của văn học Việt Nam, thơ ca sau 1975 có những bƣớc chuyển biến mạnh mẽ, bắt nhịp đƣợc đời sống văn học bằng việc nhận diện đƣợc đầy đủ bản chất của cuộc sống. Thơ chú trọng đến con ngƣời cá nhân với cái tôi đời tƣ sâu thẳm, thơ cũng hƣớng đến những vấn đề bức thiết của cuộc sống, hƣớng đến những giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Bằng một tinh thần tự tin đón nhận những thay đổi tích cực của thơ ca thời kỳ dân chủ, Chử Văn Long đến với thơ nhƣ một nguồn cảm hứng để ông giãi bày những buồn vui của đời tƣ – thế sự. Thơ Chử Văn Long là sự lột tả, lên án những vấn đề xã hội nóng bỏng của thời đại. Thơ là nơi tác giả bộc lộ những suy tƣ, chiêm nghiệm và khao khát, ráo riết đƣợc đốt cháy mình trong cuộc đời trần thế.
2. Tƣ duy thơ là một phƣơng thức biểu hiện của tƣ duy nghệ thuật. Tƣ duy nghệ thuật thơ Chử Văn Long luôn là sƣ̣ thống nhất giữa những nét riêng độc đáo của nhà thơ trong cách nhận thƣ́c thế giới và một hệ thống hình thƣ́c thể hiện phù hợp với lối tƣ duy về cách cảm thụ và phản ánh thế giới ấy . Trong phạm vi ngắn gọn của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề cốt lõi nhƣ : quan niệm thơ, cái tôi trữ tình, cảm hứng sáng tác, những biểu tƣợng đặc sắc và cách sử dụng độc đáo , sáng tạo trong ngôn ngữ cá nhân.
3. Cái tôi trữ tình mang bản chất, phơi bày thế giới nội tâm của chủ thể. Cái tôi trữ tình Chử Văn Long đƣợc hiện lên sống động trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Hình tƣợng cái tôi trữ tình trong tƣ duy nghệ thuật thơ Chử Văn Long là hình tƣợng của một bản thể trong đời sống hiện đại chất chứa những tâm trạng ở nhiều thái cực khác nhau, nhƣng tựu chung là nỗi đau khôn nguôi trƣớc những mất mát, chia ly trong kiếp ngƣời. Thƣờng trực nỗi âu lo và mất niềm tin trƣớc một thực tại đổ nát tang thƣơng, ta luôn thấy một cái tôi Chử Văn Long đau đáu hƣớng về đời sống nhân tình thế thái phức tạp. Chử Văn Long đã cho ngƣời đọc thấm thía những cung bậc tình cảm đa chiều, đa sắc xuất phát từ những rung động của trái tim và tâm hồn
tác giả. Ẩn sau những lời thơ suy tƣ, triết lý là một cái tôi không ngừng chiêm nghiệm và lý giải về cuộc sống trong tính đa chiều, không ngừng kêu gọi con ngƣời hãy kết nối tình thƣơng, lòng nhân ái và ý thức xây dựng một xã hội tốt đẹp.
4. Nếu cái tôi là hình thức khởi phát thì ngôn ngữ - biểu tƣợng là yếu tố hình thức quan trọng bộc lộ cái tôi, là công cụ trực tiếp của tƣ duy thơ. Biểu tƣợng thơ ca biểu hiện qua ngôn ngữ là sự chuyển nghĩa có tính đa tầng. Hệ thống biểu tƣợng trong thơ Chử Văn Long rất phong phú và đa dạng mang nhiều ý nghĩa biểu trƣng mới mẻ. Tất cả những biểu tƣợng: trăng, mùa xuân, chim chóc, cây cỏ, mộng…đƣợc đặt trong không gian – thời gian chiêm nghiệm, nhất là thời gian hồi ức gợi nhiều xót xa, đau khổ. Các hình ảnh, biểu tƣợng thơ trong thơ Chử Văn Long nhƣ những lát cắt đối sánh nhau giúp nhà thơ có thể chiêm nghiệm lại quãng đời đã qua và quãng đời hiện tại của mình để vỡ lẽ sâu sắc về những đƣợc mất ở đời.
Ngôn ngữ là phƣơng tiện biểu hiện tƣ duy một cách trực tiếp. Văn chƣơng nghệ thuật dùng ngôn ngữ làm phƣơng tiện biểu đạt, ngƣời nghệ sĩ dùng ngôn từ để thể hiện quan điểm, tƣ tƣởng, tình cảm của mình trƣớc hiện thực đời sống. Ngôn ngữ thơ Chử Văn Long mang đậm sắc thái dân tộc, gần gũi nhƣ lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Nhà thơ thể hiện cách kết hợp và lựa chọn ngôn ngữ tài tình trong các thể thơ truyền thống dân tộc: thơ lục bát, thơ tám chữ… Tuy vậy, Chử Văn Long chọn thơ tự do là nơi sở trƣờng để tác giả diễn tả đầy đủ các cung bậc cảm xúc và nhịp điệu tâm hồn phức tạp. Bên cạnh khả năng thể chứa đựng cảm xúc dào dạt là một ƣu điểm thì việc sử dụng chất văn xuôi trong thơ ông đôi khi làm mất sự hài hòa cân đối giữa hình thức và nội dung, giữa liên kết vần và liên kết ý. Thơ ông một mặt đạt đến độ dễ hiểu và quần chúng, mặt khác vẫn bộc lộ ít nhiều nhƣợc điểm về tính hàm xúc, sự chọn lọc, trau truốt ngôn từ.
5. Chử Văn Long là một nhà thơ tràn đầy nhiệt huyết, một trái tim hăng say với công việc sáng tạo nghệ thuật. Chử Văn Long là “nhà thơ của cuộc đời, nhà thơ của tình ngƣời” hay nói đúng hơn: tình đời, tình ngƣời là lẽ sống trong thơ ông. Thơ Chử Văn Long dung dị, mộc mạc , mang điệu hồn ca dao , dân tộc, chứa đựng hơi thở cuộc sống đời thƣờng . Thơ ông góp phần làm bề thế hơn , phong phú và sâu sắc
hơn diện mạo thơ ca Việt Nam trong thời kỳ mới. Với một hồn thơ giàu xúc cảm , luôn trăn trở lo âu giữa cuộc đời , thơ Chử Văn Long luôn có sự đồng cảm làm lay động trái tim và khối óc của nhiều thế hệ bạn đọc . Tuy nhiên, còn một số hạn chế về hình thức biểu hiện trong thơ mà luận văn của chúng tôi chƣa có điều kiện đi sâu phân tích. Để hiểu thấu đáo hơn những ƣu nhƣợc trong thế giới thơ Chử Văn Long cần phải có thời gian dài nghiên cứu và nghiền ngẫm.
Tiếp cận thơ Chử Văn Long từ góc độ tƣ duy nghệ thuật là một vấn đề không đơn giản. Hơn nữa hƣớng tiếp cận từ góc độ tƣ duy từ trƣớc tới nay ít ngƣời chú ý . Trên hƣớng nghiên cƣ́u mở của luận văn, chúng tôi mong rằng những vấn đề trên sẽ tiếp tục đƣợc tìm hiểu, nghiên cƣ́u nhằm đi đến những kết luận thoả đáng, đúng đắn, phát huy tác dụng của nó đối với việc thúc đẩy sự phát triển của nền Văn học Việt Nam trong xu thế phát triển chung của Văn học khu vƣ̣c và thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (1994), Những vấn đề của Văn học hiện đại qua ba cuộc thảo luận,Tạp chí Văn học, số 1.
2. Vũ Tuấn Anh (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội.
3. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ ca Việt Nam 1945 – 1995, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Lại Nguyên Ân (2002), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Lại Nguyên Ân (1998), Sống với văn học cùng thời, Nxb Văn học, Hà Nội. 6. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
7. Triệu Dƣơng (1986), Những vần thơ viết về lứa tuổi còn thơ, Tạp chí Văn học, số 6.
8. Xuân Diệu, Công việc làm thơ (1984), Nxb Văn học, Hà Nội.
9. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.
10. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Những chuyển động của thơ Việt Nam hiện đại,
tạp chí Văn học, số 6.
11. Hà Minh Đức (1984), Thơ ca chống Mỹ cứu nƣớc, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Hà Minh Đức (2006), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Vũ Nho (1998), Khi nhà thơ viết văn xuôi, Báo Tiền phong số 54.
15. Nhiều tác giả (1992), Thơ Việt Nam 1945 – 1985, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Nhiều tác giả (2004), Những vấn đề tác giả và ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Nhiều tác giả (2002), Tuyển tập thơ Việt Nam 1975 -2000, tập 1, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.
18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại (2000), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.