6. Bố cục luận văn
2.3. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Chử Văn Long
2.3.1. Cảm hứng về quê hƣơng, đất nƣớc
Thơ ca sau năm 1975 trở về nơi nó đã sinh ra: trở về với cái tôi. Ngƣời nghệ sĩ có sự chuyển hƣớng nhanh lẹ trong tƣ duy thơ từ tƣ duy hƣớng ngoại sang hƣớng nội. Nhà thơ đối diện với chính mình, cái tôi bản thể trở thành một đối tƣợng khám phá chính của tác giả trong thơ thời kỳ này. Điều đó không có nghĩa là tách biệt cá nhân với thế giới bên ngoài, cắt đứt mối liên hệ với đời sống, thiên nhiên, con ngƣời mà là tự do bày tỏ xúc cảm trƣớc các vấn đề xã hội, phản ánh hiện thực khách quan qua lăng kính chủ quan. Nằm trong mạch chảy của thời kỳ thơ ca dân chủ, thơ Chử Văn Long mang màu sắc thời sự đậm nét trong cảm hứng thế sự tạo ra cái nhìn đa diện về vấn đề con ngƣời, xã hội. Nhà thơ trực tiếp miêu tả các trạng thái xã hội hiện tại với những khiếm khuyết, băng hoại về môi trƣờng nhân cách và đạo đức truyền thống. Thái độ tôn trọng sự thật, trung thực xã hội giúp Chử Văn Long khám phá bức tranh xã hội ở bề sâu, đa chiều, phức hợp của đời sống nhân tình thế thái. Song tình yêu cuộc sống, sự khát khao giao cảm với đời là lẽ sống trong thơ ông, vì vậy cảm hứng về quê hƣơng, đất nƣớc không dừng lại ở các vấn đề thế sự nhức nhối mà tác giả không thể thích ứng với đời sống cơ chế mới; cảm hứng quê hƣơng, đất nƣớc còn mở rộng ở tình yêu con ngƣời và thiên nhiên tƣơi đẹp.
Tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc trƣớc hết phải là yêu thƣơng gắn bó với mảnh đất – con ngƣời quê hƣơng, biết rung động trƣớc những vẻ đẹp của thiên nhiên, vui buồn với những số phận con ngƣời nhỏ bé. Tình yêu quê hƣơng bắt đầu từ những điều bình dị hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, tình yêu sự gắn bó với gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con ngƣời. Đó cũng là tình cảm gắn kết cá nhân với cộng đồng, tạo nên sự đồng cảm, sự lắng đọng sâu sắc và thƣờng trực trong trái tim mỗi cá nhân. Thơ Chử Văn Long đã gợi đƣợc những tình cảm cao quý trong lòng ngƣời hƣớng về quê hƣớng, cuộc sống.
Cả cuộc đời gắn bó với những ngƣời chân đất, với đồng quê lam lũ ven sông Hồng, nhà thơ gửi gắm vào trong thơ tình yêu thƣơng trân trọng con ngƣời và cảnh
vật ở nơi đây. Qua sự gắn bó máu thịt với quê hƣơng làng xóm, nhà thơ dành tình cảm trân trọng, biết ơn, thƣơng yêu những con ngƣời vất vả một nắng hai sƣơng với ruộng đồng. Nhà thơ ca ngợi họ, đồng cảm sẻ chia với họ, mong cho mùa màng tƣơi tốt, thuận lợi. Tác giả chia sẻ: “Nuôi đẹp hồn thơ tôi đến mãi bây giờ, xin cảm tạ trời đất và nghìn lần cảm ơn mẹ cha sinh ra tôi nơi làng quê đẫm hồn trăng gió…”[41, tr. 410]. Chử Văn Long nhƣ có duyên nợ với quê hƣơng và con ngƣời nơi mình đã sinh ra nên mỏi chân chùn gối bôn ba, ông lại tìm về “chum dụm đời sống”(Chử Văn Long) với vẻ đẹp dung dị, thanh bình của ngƣời dân với ruộng đồng. Ông yêu thƣơng tha thiết đối với cảnh vật, với con đƣờng quê, với ngõ hoa, với đồi hoa tím, với vƣờn tƣợc, với cỏ dại và ngàn lau, với chim bƣớm và bầu trời quê hƣơng. Nơi mỗi bƣớc chân ông đi qua đều thân thƣơng quá đỗi, đều mang những kỷ niệm và dấu ấn khó phai mờ trong tim ông. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo trong thơ Chử Văn Long là cảm hứng về quê hƣơng. Thơ ông dành một phần không nhỏ viết về nơi mình đã sinh ra và lớn lên, khi miêu tả về vẻ đẹp của quang cảnh xóm làng, đồng ruộng; khi ca ngợi vẻ đẹp ngƣời dân cần mẫn, chắt chiu trên mảnh đất ông cha. Tất thảy đều chan chứa, sâu lắng ân tình với quê hƣơng:
Anh hát em nghe khúc hát đồng quê Cho lắng lại vui buồn muôn thuở
…Anh hát em nghe về những con ngƣời Sống với đất, chết lẫn vào cùng đất …Câu thơ anh, anh viết suốt đời Xin gửi trọn mồ hôi cho đồng, cho đất
(Khúc hát đồng quê)
Quê hƣơng hiện lên trong vẻ đẹp thơ mộng, yên bình trong những sớm mai với tiếng chim lảnh lót, với lối ngõ phủ tím hoa xoan, với con đƣờng đầy hoa cỏ dại dẫn ra cánh đồng bát ngát cờ ngô. Bức tranh phong cảnh làng quê hiện lên sinh động, tƣơi mới qua cách cảm trữ tình của nhà thơ:
Buổi sớm mai chim hót trong ngần Hoa xoan rụng tím vào lối ngõ
(Sớm mai)
Con đƣờng quê màu hoa cỏ dại Bƣớc sớm mai ta vẫn đi về
(Con chim nhảy nhót)
Bãi bờ sau mùa lũ ngập Cờ ngô vẫy gió nhƣ rừng
(Mùa xuân chim én)
Ngƣời đọc bắt gặp trong thơ Chử Văn Long không ít lần nhà thơ tự hào giới thiệu khu “vƣờn mộng” xinh đẹp của mình. Đó là nơi ngƣời và cảnh giao hòa làm một, là nơi trút bỏ mọi phiền muộn, âu lo cũng là nơi đón đợi bƣớc chân ngƣời chủ mỗi ngày với đủ đầy hƣơng sắc mê say. Và đây là những hình ảnh sống động của vƣờn thơ:
Tôi có khu vƣờn đẹp lắm
Bốn mùa hoa và cả bốn màu hƣơng
Chim trời đến chuyền cành cho khách ngắm Hƣơng theo chân bịn rịn cả thôi đƣờng …Bao buồn nản đời ngoài kia bỗng nhẹ Khi tôi về với vƣờn mộng chờ tôi
(Vƣờn mộng)
“Vƣờn mộng” cùng những mảnh vƣờn quê đã tạo nên cảnh đẹp lung linh cho lũ trẻ hồn nhiên vô tƣ đùa giỡn khiến ai chiêm ngƣỡng cũng xao lòng, rung động nhƣ trở về tuổi thơ:
Từ những mảnh vƣờn ẩm ƣớt Từng đàn đom đóm vụt bay Đâu đây mơ hồ hƣơng thả Mùi hƣơng hoa bƣởi dịu thơm …
Còn bọn trẻ vô sừng sẹo Không cần biết đất với trời Thả chai từng chùm đom đóm Nhƣ là cầm lửa chạy chơi.
(Đêm đom đóm)
Quê hƣơng trong thơ Chử Văn Long không chỉ là cảnh đẹp thanh bình, nên thơ của cảnh vật mà còn thấm đƣợm nghĩa tình của ngƣời quê lam lũ, nhọc nhằn nhƣng thủy chung, son sắt; là những đói kém, mất mùa nhƣng không thôi hy vọng và cần mẫn, lo toan; là những tiêu điều, xơ xác sau mùa lũ nhƣng vẫn gắn bó máu thịt với ruộng vƣờn của những con ngƣời chân chất,… Quê hƣơng sâu nặng ân tình đó, để dù xa cách mấy, dù đi bao miền đất xa lạ, lòng tác giả vẫn khắc khoải đƣợc trở lại quê nhà:
Và lúc bấy hẳn lòng da diết nhớ
Tƣởng nhƣ mình có thể chắp cánh bay Về mái dạ bờ tre thân thiết
Vẫn đợi tôi xa cách từng ngày
(Tôi khao khát những miền đất lạ)
Chính nhờ phát hiện ra vẻ đẹp chân thật của con ngƣời quanh năm gắn bó với ruộng đồng mà tác giả có tình cảm sâu nặng với xóm làng, với “những ngƣời chân đất”. Họ mang đến cho tác giả sự thanh thản, yên lòng không vƣớng bận mƣu toan, lừa lọc nhau nhƣ thị thành bon chen bởi họ sống với nhau chân chất, hiền lành không màng danh lợi cao sang. Đối với họ, niềm vui và cuộc sống là những mùa màng tƣơi tốt, là kết quả gặt hái trên mảnh ruộng họ đã đổ mồ hôi, sức lực tháng ngày. Nhà thơ khác họa hình ảnh họ trong tình cảm trân trọng, biết ơn:
Họ là những thứ cây làm nên rậm rì cuộc sống Trái đất chẳng cằn đi vì mồ hôi họ đổ vào Không đọc sách và không mơ mộng Dễ tin ngƣời cả những chuyện tào lao
Hình ảnh “Ngƣời gánh rơm đi vào thành phố” là hình ảnh đẹp hiếm hoi của ngƣời nông dân giữa thị thành náo nhiệt ngƣời xe đƣợc nhà thơ khắc họa thành công với tất cả niềm tự hào ca ngợi, cảm thông, trân trọng những con ngƣời làm nên một phần cuộc sống:
Nhƣ là không phải chị gánh rơm mà là chị gánh Cả niềm vui của những mùa màng
…Nhƣ là không phải chị gánh rơm mà là chị gánh Bao tháng ngày trăn trở lo âu
Từng sợi rơm trên vai chị gánh Biết mấy tình đồng cạn đồng sâu…
(Ngƣời gánh rơm đi vào thành phố)
Tác giả thƣơng lắm những con ngƣời của quê hƣơng “dãi dầu nắng mƣa”, “tay bùn chân lấm”; thƣơng lắm những “giọt mồ hôi đầm đìa”, những ngƣời quê “Suốt đời dậy sớm thức khuya”; thƣơng cả những “Dáng đi chân vịt, chân le trên đƣờng…” (Ngƣời dƣng). Nhƣ suốt một đời gắn bó thủy chung với ruộng vƣờn, với ngƣời nông dân cần cù chịu khó, những lời thơ của Chử Văn Long là những Khúc hát đồng quê, là Hồn quê, là Vƣờnmộng, là Ngàn lau, là Hoa tím… với “những con ngƣời chân đất”, với “ngƣời gánh rơm”, với “mấy chú xe thồ”, với “màu áo nâu”... Tất thảy đều chứa chan tình cảm nỗi niềm của tác giả lúc nào cũng đăm đắm về làng quê thôn dã.
Đâu chỉ có hình ảnh thân thƣơng gắn bó của làng quê mới gợi cho nhà thơ nhiều xúc cảm mà có biết bao hình ảnh vƣợt ra khỏi lũy tre làng đã in dấu sâu sắc trong trái tim của nhà thơ trên những nẻo đƣờng mà ông đã đi qua. Chử Văn Long bày tỏ trong thơ một tình yêu nồng nàn với cả “những miền xa lạ” bởi đơn giản tác giả tâm niệm trên lãnh thổ Việt Nam bất kể nơi đâu cũng là quê hƣơng, cũng là mái ấm thân thƣơng mà tác giả gặp ở đó “Những con ngƣời rất dễ cảm thông”, những tình cảm xiết bao ân tình từ những con ngƣời mới lần đầu gặp gỡ nhƣng tất cả họ đều là ruột thịt :
Tôi khao khát những miền xa lạ Bởi lòng tôi yêu lắm quê hƣơng
(Tôi khao khát những miền xa lạ)
Ngƣời đọc tìm thấy trong thơ ông những hình ảnh trữ tình thơ mộng về nhiều danh lam thắng cảnh của đất nƣớc thể hiện niềm tự hào dân tộc non nƣớc hữu tình, “biển bạc, rừng xanh”. Đó là bức tranh Điện Biên huyền ảo nhƣ cõi thiên thai với đất đỏ Quỳ Châu, rừng Việt Bắc, thác sông Đà chìm trong một trời hƣ thực của sƣơng khói chờn vờn, ngƣng đọng trên nƣơng bản những sớm bình minh:
Sƣơng bồng bềnh trôi qua cửa Mấy gian nhà lá bỗng nhƣ thuyền Đèn nhƣ sao nhỏ lƣng chừng núi Sáng dậy mơ hồ ngỡ mới đêm.
(Ngôi nhà ngƣời quy hoạch rừng)
Đó là “chót đỉnh Sa Pa” chan hòa gió mây ngập tràn hƣơng sắc phong lan, quyến rũ lòng khách đến mê mẩn hồn ngƣời:
Lên cùng chót đỉnh Sa Pa Ngàn phong lan mở hồn hoa đợi ngƣời
(Lên đỉnh gió mây)
Thị xã than bên bờ vịnh Hạ Long trong tầm quan sát bao quát của tác giả hiện lên sinh động qua hình ảnh liên tƣởng, so sánh thú vị gợi lên một không gian tuyệt đẹp, đầy mời gọi:
Thị xã nhƣ con tàu neo lại bên bờ vịnh đẹp Mạn còn vỗ sóng Hạ Long xanh.
(Thị xã bên bờ vịnh đẹp)
Huế muôn đời mơ mộng đã đi vào thơ Chử Văn Long bằng những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển tạo một xúc cảm xuyến xang, bịn rịn trong tâm hồn ngƣời đọc về một Huế đẹp say mê qua lời thơ ngọt ngào nhƣ câu hò “mái đẩy, mái nhì” trên dòng Hƣơng thơ mộng:
Nhịp nào đƣa tiến, nhịp nào chờ mong? Thuyền ai lờ lững bên sông
Có về Vĩ Dạ cho lòng ta theo.
(Qua thành Huế)
Cảnh biển Đồ Sơn hay Nha Trang cũng đi vào thơ Chử Văn Long đầy chất họa bằng nét vẽ tƣơi trẻ để lại nhiều ấn tƣợng với lời thơ dân dã nhƣng tứ thơ độc đáo: “Biển Nha Trang nhƣ cô gái có sức cám dỗ diệu kỳ !” (Biển Nha Trang).
Cảm hứng về quê hƣơng, đất nƣớc đƣợc Chử Văn Long thể hiện đa dạng qua nhiều hình ảnh thiên nhiên, con ngƣời và bức tranh xã hội muôn màu tái hiện sinh động trong những trang thơ trữ tình giàu chất họa. Đằng sau những câu thơ trữ tình ngọt ngào về quê hƣơng, đất nƣớc là một nét trầm ngâm của cái tôi không ngừng chiêm nghiệm về thế sự với nhiều sắc thái tình cảm, niềm vui, nỗi buồn của bao số phận trong kiếp sống nhân sinh. Nhà thơ viết về họ với thái độ trân trọng, đồng cảm và yêu thƣơng. Chử Văn Long đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc đất nƣớc không phải là của một xã hội lai căng, nhập nhằng Đông Tây trong mặt trái của nền kỹ trị; mà đất nƣớc là của những con ngƣời nhỏ bé “Không mong ƣớc lớn lao, không mơ gì vĩ đại” nhƣng giữ mình sạch trong trƣớc cơn lốc thị trƣờng.
2.3.2. Cảm hứng đời tƣ và yếu tố bi kịch trong cuộc sống
Khác với khuynh hƣớng thoát li thực tại nhƣ trong Thơ mới, con ngƣời cá nhân trong thơ hôm nay luôn ý thức sâu sắc về trạng thái xã hội hiện hữu. Trở về với đời thƣờng, thơ đòi hỏi sự thức tỉnh những nhu cầu cá thể, khẳng định cá tính. Nhà thơ khao khát nhận diện chính mình, khắc khoải đi tìm cái tôi độc lập với nhiều chiêm nghiệm về cuộc đời. Đối diện với thực tại cuộc sống muôn màu, Chử Văn Long bộc lộ một tâm thức nhiều trăn trở. Ngƣời đọc bắt gặp ở thơ ông cảm hứng đời tƣ đƣợc bộc lộ trong hành trình tìm bản ngã của tác giả trƣớc cuộc đời đầy biến động và những yếu tố bi kịch trong cảnh ngộ của chính mình về những mất mát, khổ đau trong kiếp ngƣời. Nổi bật trong quá trình nỗ lực khám phá sự phong phú của cái tôi đời tƣ là nỗi buồn vô tận đƣợc thể hiện qua những cảm thức về tâm hồn,
những âm thanh vi diệu thoát thai từ bi kịch nhân sinh của chính mình trong cuộc sống và tình yêu.
Trƣớc sự tha hóa của những giá trị đời sống không gì ngăn nổi, nhà thơ nhận thức một cách đầy đủ và tỉnh táo yếu tố bi kịch trong hành trình đi tìm bản ngã. Sự tan vỡ của giấc mơ về hạnh phúc, lý tƣởng, hoài bão; sự bất lực trƣớc những đòi hỏi tất yếu trong cuộc sống đã tác động sâu sắc vào tâm hồn mẫn cảm của thi nhân. Không thể hòa nhập với môi trƣờng xã hội không thuần nhất, nhiều giá trị bị đảo lộn, cái tôi trữ tình Chử Văn Long rơi vào trạng thái cô đơn của sự tự cắt đứt mối dây liên hệ đời sống khi một mình đối diện với nỗi đau tinh thần. Đối diện thực tế, trái tim nghệ sĩ đa cảm Chử Văn Long luôn tiếc nuối, mất niềm tin:
Đời lắm lúc nhố nhăng, đùa chơi, nhầm lẫn Chỉ tại ta quá say đắm yêu đời
Đã đi tìm tình yêu tuyệt đích Qua cả vai hề phút chốc mua vui
(Tiếc nuối)
Tình yêu cuộc sống, sự khát khao hòa nhập với đời là niềm đam mê cháy bỏng của nhà thơ nhƣng mộng tƣởng và đời thực mãi là hai thế giới bị ngăn cách quá lớn. Với cái nhìn duy lý, thấu hiểu đƣợc những nghịch lý ở đời, nhà thơ thu vào đối diện với lòng mình, đau khổ và hoang mang. Phải chăng nhà thơ, ngƣời sinh ra để nói hộ những vui buồn thế thái, ngƣời vốn nhạy cảm với mọi cung bậc cảm xúc của đời sống hơn những ngƣời phàm tục, nên đôi khi thiếu uyển chuyển trong nhận thức và tình cảm, trƣớc thực tế hết sức phong phú và phức tạp nên dễ dàng thất vọng, hoài nghi. Con ngƣời ấy, cái tôi ấy đã quen sống với niềm tin và “quá say đắm với đời” nay không tránh khỏi cảm giác bơ vơ, lạc lõng trƣớc hiện thực:
Muốn kêu lên nghìn tiếng Ôi cuộc sống con ngƣời Đây buồn chung nhân thế Hay buồn chỉ riêng tôi?
Trong hành trình đi tìm lời đáp cho câu hỏi “Ta là ai ?” tác giả mong ƣớc đƣợc khẳng định vị trí của mình trong cuộc đời nhƣng lại nhận ra mình chỉ là một thứ ánh sáng le lói trong cõi mênh mông này, nhà thơ quay trở về suy tƣ, tự vấn chính mình. “Nhìn ra thế giới”, nhìn vào cõi lòng có khi nhà thơ không định hình đƣợc sự tồn tại của bản thân và đích tới của cuộc đời:
Nhìn thế giới đau, nỗi đau tan vỡ Liệu có còn gì tiếp nối với tƣơng lai Ơi trái tim đang đập dồn trong ngực Em hãy mách giùm ta hiện tại là ai?
(Nhìn ra thế giới)
Cảm giác lạc lõng, mất phƣơng hƣớng thƣờng trực ngay chính nơi chôn rau