Biểu tƣợng trong thơ Chử Văn Long

Một phần của tài liệu Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 83)

6. Bố cục luận văn

3.2.Biểu tƣợng trong thơ Chử Văn Long

3.2.1. Trăng

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận muôn đời của thi ca, trăng đã đi vào trong thơ ca với vẻ đẹp lạ lùng, Xuân Diệu đã tuyên bố: “Trăng, vú mộng của muôn đời thi sỹ” (Ca tụng). Trăng không chỉ mang lại một thứ ánh sáng dịu dàng, đẹp đẽ và mơ mộng mà còn là chứng nhân, ngƣời đối thoại của nhà thơ. Con ngƣời đặt mình vào trong trời đất, trên là trăng, dƣới là ngƣời và trăng sẽ trở thành ngƣời quan sát, do đó cũng là biểu tƣợng cho sự cô đơn kiêu hãnh của nhà thơ. Có khi trăng là đối tƣợng để nhà thơ dồn trút những tâm sự sâu kín, những nỗi u uẩn không thể gỡ và cũng không biết ngỏ cùng ai, nói cách khác, trăng và ngƣời là bầu bạn… Ngoài những ý nghĩa biểu trƣng trên, trăng xuất hiện với mật độ dày đặc trong những trang thơ của Chử Văn Long là một biểu tƣợng nhiều ý nghĩa và mang những nét cá tính của tác giả, vừa dịu dàng, thanh tao vừa thơ mộng trữ tình.

Trăng trong thơ của Chử Văn Long không những là biểu tƣợng của hình ảnh thiên nhiên trữ tình thơ mộng:

Nghoảnh lại ngắm làng, làng thật đẹp Vầng trăng nhƣ mộng mắt nhƣ sao

(Mùa xuân màu nhiệm)

Trăng còn chính là linh hồn của quê hƣơng và chỉ không gian quê mới làm nền cho vầng trăng khoe hết cái đẹp lung linh “huyền diệu”: “Hồn quê còn mát dịu trăng thanh” (Tiếc nuối).

Trăng là nhân chứng cho tình yêu trong sáng, mơ mộng trong những trang thơ tình của Chử Văn Long. Trăng gợi lên nét đẹp đẽ, ngọt ngào của những hoài niệm nên nhìn trăng mà tác giả tức cảnh sinh tình:

Nhìn trăng sáng mà lòng thao thức Nhớ trăng vàng rải lụa lối vƣờn xƣa…

(Vui buồn)

Trăng tô nền cho trời đêm quyến rũ, trăng tạo nên một không gian lung linh mê đắm lòng ngƣời và trăng chứng nhân cho tình yêu của nhà thơ để mỗi khi nhớ ngƣời yêu phƣơng xa, khung cảnh nên thơ lại hiện hữu “Dƣới đêm trăng bên đập đá ta ngồi…” (Anh đã nói thƣơng em), vả chăng ánh trăng sẽ cô đơn khi vắng bóng ngƣời:

Mai về chắc sẽ nhớ hơn Ánh trăng đập đá, gió buồn phi lao

(Sông Lam mai xa)

Và nhớ lắm ngôi nhà xinh bé nhỏ của ngƣời yêu có “Cánh cửa sổ khép hờ đón ánh trăng nghiêng” (Anh quên hết mọi điều ràng buộc). Để những lúc xa cách ngƣời thƣơng, một mình lặng lẽ dƣới trời mƣa giông, lòng đầy vơi thƣơng nhớ, nhà thơ lại băn khoăn trăng có đang thay mình ở bên ngƣời yêu dấu: “Có mƣa trong ấy, trăng còn sáng không ?” (Mƣa giông Hà Nội). Với Chử Văn Long, đêm trăng mang đến những thời khắc quý giá của những khúc nhạc tình ngây ngất, si mê:

Đêm trăng sáng véo von tình khúc Gợi biết bao say đắm ân tình…

Để rồi không ít lần nhà thơ tiếc nuối những đêm trăng tình yêu của một thời đã xa:

Tìm đâu nữa nụ cƣời e thẹn

Dƣới trăng vàng rời rợi góc vƣờn quê

(Câu hát một thời xa)

Trăng là biểu tƣợng cho ngƣời yêu dịu dàng, bé nhỏ, ngây thơ thuở ban đầu: “Thuở yêu em anh ví em nhƣ vầng trăng thơ mộng” (Trăng hồ), để khi ngƣời tri kỷ không còn nữa cũng giống nhƣ “Ai vừa tắt vầng trăng rực rỡ” (Ai vừa tắt vầng trăng) để lại khoảng trời đêm u ám trong lòng tác giả; nhƣng mãi mãi về sau, trăng là biểu tƣợng cho hình ảnh đẹp đẽ và bất tử của ngƣời yêu, ngƣời bạn đời: “Em trong anh nhƣ vầng trăng sáng chẳng phai mờ” (Em nhƣ vầng trăng sáng mãi).

Trăng đi vào trong thơ của các thi nhân không còn đơn thuần ở vẻ đẹp tinh khiết, lung linh vốn có của tự nhiên mà còn mang nhiều ý nghĩa biểu trƣng sâu sắc, là không gian nghệ thuật gắn liền với ý niệm về sự cảm nhận giá trị của con ngƣời. Trăng mang đậm tâm trạng và thấm đƣợm tình cảm, sắc thái tâm hồn con ngƣời, nó đã đƣợc nội tâm hóa rõ rệt, là một hiện tƣợng tâm linh nội cảm, gần gũi với thi nhân. Nếu nhƣ trong thơ trung đại, trăng đƣợc miêu tả theo lối ƣớc lệ tƣợng trƣng, trăng là tâm hồn thanh cao, tinh khiết trong thơ Nguyễn Trãi, trăng gắn với cuộc đời chìm nổi của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du,… trăng là đối tƣợng để dãi bày, than thở đƣợc các thi nhân tìm đến khi đã chán chƣờng thế cuộc. Đến với thơ thời kỳ hiện đại, trăng thực sự trở thành một chủ thể mới mang một màu sắc cá thể hóa rõ rệt. Trong thi giới lãng mạn (và chớm sang tƣợng trƣng) của Xuân Diệu, nàng trăng đẹp trong sự hài hòa viên mãn, đẹp kiêu hãnh và lạnh lùng, đẹp trong cô độc và trong xa cách vời vợi. Cảm nhận về trăng theo cách này, ông có những câu thơ thật hay: “Trăng từ viễn xứ/ Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn/ Gió theo trăng từ biển thổi qua non/ Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn” (Lời kỹ nữ). Và đây nữa, trăng trong tuyệt phẩm Nguyệt cầm: “Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh/ Trăng thƣơng, trăng nhớ, hỡi trăng ngần/ Đàn buồn, đàn lạnh, ôi đàn chậm/ Mỗi giọt rơi tàn nhƣ lệ ngân”. Bƣớc vào thế giới thơ Máu cuồng và hồn điên của Hàn Mặc Tử, trăng đã trở nên khác hoàn toàn. Nếu thi nhân điên, thì trăng loạn: “Xác ta

sẽ hút bao nguồn trăng loạn/ Ngấm vào trong cơ thể những hoa hƣơng” (Hồn lìa khỏi xác). Sự điên của ngƣời và sự loạn của trăng xuyên thấm vào nhau, ở trong nhau. Nó tồn tại nhƣ một ảo ảnh thân thiết, một viễn tƣởng gần gũi. Trăng là trăng, mà trăng cũng là máu huyết, thịt xƣơng, gân tủy của con ngƣời, là chính con ngƣời. Chử Văn Long, thi sĩ chênh vênh giữa mộng và đời với lòng si đắm, say mê trăng, Chử Văn Long là ngƣời ái mộ những trang thơ trăng của hai thi nhân tiền bối Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử, có lẽ vậy mà với ông, trăng “vàng rời rợi, huyền diệu, mơ mộng…” nhƣng “Trăng đã chết”:

Trăng đã mất từ khi Hàn đi mất Trăng còn đây chỉ là bản photo

Trăng đã chết từ sau Xuân Diệu chết Ai còn nghe run rẩy khúc đàn trăng

(Trăng đã chết)

Tƣởng nhớ đến thi sĩ quá cố, Chử Văn Long xem trăng nhƣ là một biểu trƣng cho linh hồn khổ đau, sầu não, điên loạn của ngƣời và thơ Hàn Mặc Tử. Tác giả viết

Trăng trên Ghềnh Ráng ngay bên mộ Hàn Mặc Tử, dƣới một không gian trăng vô cùng linh thiêng “Láng lai một mặt biển đầy” với những dòng thơ tri ân hết sức tâm giao và có sức ám ảnh ngƣời đọc. Dƣờng nhƣ đã có sự giao cảm và đồng điệu giữa nhà thơ và ngƣời quá cố thông qua vầng trăng, Đọc thơ thôn Vỹ là bài thơ mà tác giả đã “Cảm hết nỗi đau Hàn Mặc Tử/ Khi sông trăng chảy sáng trƣớc sân nhà”.

Trăng trong thơ Chử Văn Long là một biểu tƣợng đẹp với nhiều ý nghĩa. Ở đó, ngƣời đọc bắt gặp hình ảnh trăng hiện lên với vẻ đẹp mơ mộng, dịu dàng của thiếu nữ; vẻ đẹp vĩnh hằng, bất tử của ngƣời ra đi. Trăng còn là biểu trƣng cho những vui buồn, khổ đau của con ngƣời, cũng là ngƣời bạn tâm giao, tri âm tri kỷ của nhà thơ. Dù ở bất kỳ ý nghĩa biểu trƣng nào, trăng trong thơ Chử Văn Long luôn lấp lánh một vẻ đẹp dịu dàng, thân thƣơng, trìu mến nhƣ chính tâm hồn nhạy cảm của tác giả. Từ lăng kính chủ quan và cá tính sáng tạo, nhà thơ đã thổi cho

trăng cái hồn cốt thanh tao, đằm thắm, trăng và ngƣời nhƣ hòa nhập trong nỗi khát khao hƣớng về phía cuộc đời.

3.2.2 Mùa xuân

Mùa xuân với nghĩa gốc là thời gian chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thƣờng đƣợc coi là mở đầu của năm, mùa xuân là mùa của sự phát triển, sự hồi sinh của thiên nhiên và một chu kỳ sống mới lại bắt đầu. Xuân của đất trời và xuân của lòng ngƣời, mùa xuân đi vào thơ ca nói chung, thơ Chử Văn Long nói riêng là một biểu tƣợng đẹp chứa nhiều ý nghĩa.

Mùa xuân trong thơ Chử Văn Long là biểu trƣng của sự sinh sôi nảy nở, của những hẹn hò trai gái, mùa xuân đem đến cho con ngƣời những khát vọng ƣớc ao, những náo nức mê say. Lời thơ nhƣ tiếng reo vui lòng ngƣời: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mùa xuân đem đến bao mầu nhiệm Đánh thức cho lòng những ƣớc ao

(Mùa xuân màu nhiệm)

Và biết bao lần, tác giả Mơ giấc mùa xuân, một giấc mơ xua tan mọi khổ đau, lọc lừa, dối trá trên đời; nơi ấy, “vết thƣơng tận trong hồn” không còn “mỗi ngày nung mủ” và không còn nữa “Lòng chất chứa buồn thƣơng vơ vẩn”… Để có đƣợc giấc mơ ấy, tác giả cũng đã và đang đánh đổi bằng niềm đau, mất mát nhƣng hơn hết thi sĩ vẫn gắng sức trên con đƣờng mình đang bƣớc:

Anh đã chết bao lần trong đau khổ Lại hồi sinh trong đó bao lần

Không biết còn xảy ra bao nhiêu lần nữa Để sau cùng mơ trọn giấc mùa xuân

(Mơ giấc mùa xuân)

Mùa xuân là biểu tƣợng cho sự hồi sinh, mang ý nghĩa giấc mơ về hạnh phúc trọn vẹn, cho cuộc sống sum vầy ấm no, là ƣớc mơ về tình ngƣời ấm áp. Mùa xuân là khát khao của con ngƣời về những điều đẹp đẽ nhất, khát khao đƣợc xóa đi mọi ranh giới hận thù:

Mùa xuân về trên mộ hai ngƣời lính Một phía bên kia, một phía bên này

Dƣờng nhƣ tất cả đã xóa đi mọi điều thù hận Ai nỡ phân chia ranh giới ở nơi này

(Xuân về trên mộ hai ngƣời lính)

Mùa xuân là khao khát về sức sống bất diệt của thiên nhiên và con ngƣời, mùa của tƣơng lai sáng lạng nảy mầm trên quá khứ đau thƣơng:

Mùa xuân phủ lên thêm một lần rêu nữa Thêm một lần quên quá khứ thƣơng đau Hốc đạn giờ nhìn giống chiếc nút chai bật mở Khi hơi men đã chếnh choáng trong đầu.

(Trƣớc hốc đạn thành Cửa Bắc)

Ta bắt gặp trong thơ Chử Văn Long một mùa xuân của lòng ngƣời, xuân của hạnh phúc xốn xang trong mắt ngƣời đang yêu, mọi thứ xung quanh giống nhƣ đất trời đang độ xuân viên mãn, cảnh vật nhƣ cõi thần tiên và chính bởi “Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng” (Xuân Diệu):

Thế là cả đất trời thành cõi khác Cõi lòng ta chƣa gặp gỡ bao giờ Bao mƣa nắng cuốc cày bùn đất Thoáng em cƣời bỗng đẹp nhƣ mơ Mùa xuân đấy mùa xuân huyền diệu vậy

(Mùa xuân huyền diệu)

Mùa xuân là tuổi trẻ của ngƣời thiếu nữ, là những nét mặn mà, duyên dáng của ngƣời con gái quê:

Em nhìn vào dáng chị Ngỡ nhƣ là mùa xuân

Với Chử Văn Long, mùa xuân gợi đến trong lòng tác giả những trăn trở về một thuở yêu dấu xa xôi, hoài vọng về mối tình đã qua nhƣ chƣa hề phôi phai, đã luôn thôi thúc thi sĩ “Hát lại đôi lời ngày xƣa” bằng những yêu thƣơng, nhung nhớ của một thời tuổi trẻ. Một “buổi sớm xuân” sang, lòng hoang hoải tìm dấu yêu xƣa, tác giả còn thổn thức khôn nguôi những kỷ niệm xƣa cũ về mối tình thơ ấy:

Anh xa lắm không thể về thị xã Tìm lại em buổi sớm xuân này Xin mơ lại những mùa xuân trƣớc Phấn thông vàng, nắng gió rụng vào tay

(Mơ về thị xã than)

Có khi những hoài niệm ấy sẽ sống mãi trong những mùa xuân để tâm hồn ngƣời ngập tràn sắc xuân, tình xuân:

Mƣa xuân phơi phới lại bay

Hoa xoan lại rụng vơi đầy ngõ quê Cho tôi trở lại hội hè

Áo che mƣa bụi đi về cùng ai

(Mƣa xuân lại bay)

Hình ảnh mùa xuân, một biểu tƣợng nghệ thuật nhiều ý nghĩa trong thơ ca bao đời nay đi vào trong thơ Chử Văn Long có sự kế thừa và sáng tạo không ngừng. Ở đó, ta gặp một mùa xuân của đất trời quê hƣơng và của lòng ngƣời rạo rực bao khao khát, ƣớc mơ về hạnh phúc, tình đời. Ở đó, ta gặp một mùa xuân của sự tái sinh, của sức mạnh và niềm tin hy vọng của nhà thơ trong cuộc sống,… một mùa xuân với ý nghĩa biểu trƣng sâu sắc của tâm hồn đa cảm Chử Văn Long.

3.2.3. Chim

Con ngƣời từ xa xƣa đã chọn chim chóc để thể hiện cảm hứng, tự do, khao khát để đƣợc hợp nhất với thiên nhiên, với thế giới tâm linh, thần thánh. Trong văn học, chim là một biểu tƣợng xuất hiện với tần suất cao mang nhiều ý nghĩa về tình

yêu, lòng chung thủy, hòa bình,… Hình ảnh chim khi bƣớc vào thế giới thơ của Chử Văn Long đã có thêm nhiều ý nghĩa biểu trƣng mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình ảnh “Con chim nhảy nhót” là hình ảnh đƣợc nhà thơ sử dụng để ví von với ngƣời con gái hồn nhiên, trong sáng, thơ ngây:

Em nhƣ con chim nhảy nhót trên đồng Anh giăng lƣới tình yêu bắt đƣợc

(Con chim nhảy nhót)

Từ hình ảnh sinh động “con chim nhảy nhót” dƣới bầu trời tự do của tình yêu tuổi trẻ đã trở thành hình ảnh “chim lồng cá chậu” khi tự do chỉ đƣợc đặt trong “chiếc lồng” của cuộc sống hôn nhân với bao bộn bề, lo toan của cuộc sống mƣu sinh:

Anh đan chiếc lồng yêu thƣơng thật đẹp Nhốt em vào và nhốt cả anh

Ở trong ấy quên đời chật hẹp Và dần dần quên cả trời xanh

(Con chim nhảy nhót)

Bên cạnh sự tiếc nuối những mộng mơ của một thời chƣa ràng buộc vào bổn phận trách nhiệm của ngƣời chồng, ngƣời vợ trong gia đình thì cuộc sống vẫn mến thƣơng biết bao khi đồng hành cùng tác giả là một nguồn hạnh phúc dạt dào với “Tình em là tiếng chim ríu rít suốt mùa…”(Em là chất keo gắn anh với trái đất này). “Tiếng chim ríu rít” đã trở thành một biểu tƣợng về tình yêu tha thiết, ngọt ngào của ngƣời vợ, ngƣời tri kỷ, thật là một ý thơ sáng tạo của tác giả.

Hình ảnh “chim én” từ lâu đã đi vào thơ ca nhƣ một biểu trƣng mang thông tin là dấu hiệu bắt đầu một mùa xuân mới. Cùng với ý nghĩa ấy, “chim én” xuất hiện trong những trang thơ của Chử Văn Long mang một biểu trƣng cho niềm vui khởi đầu một cuộc sống mới, một “mùa xuân tuyệt đẹp” bằng một sự liên tƣởng độc đáo của tác giả:

Từng đàn chim én bay về …Nhƣ là hàng ngàn mũi tên

Bắn lên vòm xanh thiêm thiếp Nhƣng không làm ai bị thƣơng Ở giữa mùa xuân tuyệt đẹp!

(Mùa xuân chim én)

Hình ảnh “chim én” nếu chỉ dừng ở ý nghĩa là dấu hiệu của mùa xuân thì cũng không có gì sáng tạo trong tứ thơ. Khổ cuối bài thơ nhƣ một nốt lặng giữa khúc nhạc tƣơi vui, rộn rã khiến ngƣời đọc thấy đọng lại cảm giác xót xa, chạnh lòng và một nỗi buồn man mác:

Nhƣng rồi bỗng dƣng vô cớ Buồn theo trời nƣớc mênh mang Có con én nào năm trƣớc

Năm nay vắng mặt trong đàn!

(Mùa xuân chim én)

Chỉ trong một bài thơ ngắn nhƣng cảm xúc trong bài đã hình thành hai thái cực khác nhau và hình ảnh con én vắng mặt trong đàn ở cuối bài đã chuyển sang nghĩa là sự mất mát, chia ly, xa cách vốn dĩ thuận theo một lẽ thƣờng của tạo hóa và nhân sinh.

Hình ảnh con chim bị thƣơng ở chân vẫn vỗ cánh đẹp đẽ trên bầu trời tƣợng trƣng cho nghị lực của con ngƣời vƣợt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, chiến thắng chính bản thân, kiên cƣờng trƣớc khổ đau để tâm hồn luôn vỗ cánh những khát khao hoài bão:

Cánh chim gợi niềm vui cao đẹp Trƣớc con ngƣời và trƣớc mênh mông Nhƣng tôi biết chính con chim ấy Một bàn chân từng đã bị thƣơng

Và chúng ta mỗi ngƣời đang sống Ai chẳng từng mang nỗi đau riêng Nhƣng ai cấm tâm hồn ta vỗ cánh

Cùng trời xanh góp vẻ đẹp bình yên.

(Cánh chim trên trời biếc)

Hơn hết, hình ảnh con chim chính là nét khắc họa chân dung tác giả– một nét tự họa dung dị và chân thật của nhà thơ Chử Văn Long. Đó là “chú chim non” bên những ngƣời bạn nhỏ nhƣ “bầy chim se sẻ” của tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo với những “trò chơi khôn dại” nơi làng quê nghèo khó:

Tôi là chú chim non thuở ấy

Ngồi nôn nao nhớ lại tuổi thơ mình

(Bạn tuổi nhỏ)

Khi đã trƣởng thành và đủ lông cánh, “chú chim non” ngày nào giờ ôm ấp bao khát vọng, lý tƣởng trên trời xanh bao la:

Em nhƣ con chim nhạn Cuối trời còn muốn bay

Một phần của tài liệu Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 83)