Định hướng nghiên cứu trong tương la

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Sơn La (Trang 89)

- Ở dạng định tính: chỉ tiêu hiệu quả xã hội không thể xác định bằng con số cụ thể chẳng hạn như: bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, nâng cao

4.1.2.Những hạn chế trong hoạt động của chi nhánh ngân hàng phát triển tỉnh Sơn La

4.4.2. Định hướng nghiên cứu trong tương la

Với những hạn chế nghiên cứu như trên, trong tương lai tác giả của các công trình nghiên cứu sau này nên cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu nhằm hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình theo định hướng:

- Kiến nghị các giải pháp về chuyên môn và công nghệ nhằm giúp chi tiết hóa và chính xác trong việc xử lý và báo cáo số liệu tại NHPT.

- Tích cực và thường xuyên thu thập thông tin, số liệu các chỉ tiêu liên quan đến việc phân tích hiệu quả hoạt động của NHPT nói chung và của NHPT tỉnh Sơn La nói riêng.

- Nghiên cứu kỹ các mô hình hoạt động ngân hàng tương tự trên thế giới để tham khảo như: [24]

+ Ngân hàng phát triển Nhật (DBJ): là ngân hàng thuộc sở hữu 100% của Chính phủ nhưng các chính sách quản lý, điều hành lại do DBJ quyết định. DBJ chịu sự quản lý nhà nước là Bộ Tài chính và Bộ sẽ có trách nhiệm xử lý các khoản nợ xấu lấy từ nguồn quỹ dự phòng rủi ro của Bộ. DBJ có khung thể chế là hoạt động theo Luật Ngân hàng phát triển Nhật Bản và mạng lưới hoạt động theo Trung ương- khu vực. Lãi suất cho vay phải đủ bù đắp chi phí huy động (không được cấp bù chênh lệch lãi suất từ NSNN). Lĩnh vực cho vay không rộng mà chỉ tập trung vào những lĩnh vực nhiều vốn mà khu vực tư nhân không đáp ứng được và các chức năng của DBJ bổ sung các khiếm khuyết mà ở các NHTM không có: hỗ trợ có kỳ hạn (cung cấp vốn dài hạn lên đến 30 năm), hỗ trợ thu nhập (cho vay lãi suất thấp), bù đắp rủi ro (cho các dự án có rủi ro kỹ thuật hay rủi ro thị trường), hỗ trợ tín dụng (ví dụ các công ty mới thành lập), cung cấp vốn ổn định cho các dự án trong thời gian dài, lập dự án (cung cấp bí quyết và kết hợp các bên tham gia theo quan điểm trung lập) và chức năng phổ biến thông tin hữu ích cho nền kinh tế quốc dân.

+ Ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB):

CDB là tổ chức tài chính chính sách thuộc cấp Chính phủ , có nhiệm vụ báo cáo với Hội đồng nhà nước, chịu sự điều hành trực tiếp từ Quốc vụ viện, tương đương một Bộ trong chính phủ (ngang hàng Ngân hàng nhân dân Trung Quốc và

Bộ tài chính). Mạng lưới hoạt động theo Trung ương- chi nhánh. Lãi suất cho vay có điểm khác biệt là bằng vơi lãi suất của NHTM và Chính phủ sẽ cấp bù chênh lệch lãi suất đến từng dự án vay vốn. Lĩnh vực cho vay tập trung vào các ngành kinh tế trọng điểm nhằm duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. CDB thành lập Hội đồng tư vấn quốc tế nhằm tư vấn về chiến lược và quản trị cho CDB và kết quả là CDB đã có chiến lược quản trị ngân hàng theo chuẩn mực thế giới với mục tiêu duy trì lợi nhuận ở mức độ chấp nhận được và an toàn tín dụng.

+ Ngân hàng tái thiết Đức (KfW): Là một tổ chức tài chính của Liên bang Đức và được thành lập theo Luật KfW, do Bộ tài Chính liên bang giám sát trực tiếp. Mạng lưới hoạt động theo tập đoàn- thương hiệu (ngân hàng con) với tên gọi gắn với từng lĩnh vực tài trợ (ví dụ Ngân hàng tài trợ xuất khẩu). Đối tượng tài trợ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tín dụng xuất khẩu, tài trọ thúc đẩy trong nước, hợp tác tài chính và hỗ trợ phát triển đối với các nước đang phát triển. KfW chủ yếu thực hiện cho vay bán buôn (tái tài trợ) qua các chỉ cho vay trực tiếp với một số trường hợp; ngành công nghiệp thép, than, tài trợ xuất khẩu, cho vay ODA. Về lãi suất, ngoài tài trợ xuất khẩu là lãi suất thương mại, còn lại là lãi suất ưu đãi.

Trong nền kinh tế hiện nay, khi các nguồn lực ngày một hạn hẹp và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng trở nên cao hơn thì vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn lực ngày càng trở nên cần thiết. Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu suy thoái, nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn khó khăn với lạm phát tăng cao, sức mua giảm, nhiều doanh nghiệp trong tình trạng phá sản, sản xuất kinh doanh đình trệ...thì đòi hỏi phải tái cơ cấu lại các ngân hàng – kênh cung cấp vốn cho nền kinh tế với mục đích phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế- tài chính. Chính vì vậy, phân tích hiệu quả hoạt động là công việc trở nên bức thiết trong xu thế kinh tế hiện nay đặc biệt đối với NHPT để từ đó có giải pháp thực hiện thành công vai trò là hỗ trợ chính sách kích cầu và tái thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ.

Với lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài phân tích này nhằm đóng góp những ý kiến vào nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh NHPT tỉnh Sơn La nói riêng và

NHPT nói chung. Qua nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã có những đóng nhỏ về mặt lý luận cũng như về thực tiễn.

- Qua chương 1, chúng ta nhận thức được rằng, việc phân tích hiệu quả hoạt động của chi nhánh NHPT Sơn La là việc làm hết sức cấp thiết, giúp cho NHPT làm tốt vai trò, vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề về hiệu quả hoạt động trong NHPT. Là ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên khi đánh giá hiệu quả hoạt động của NHPT có những nét đặc thù riêng, không chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế mà còn đánh giá hiệu quả xã hội.

- Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng và phân tích hiệu quả hoạt động của chi nhánh NHPT tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 – 2011 dựa trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả. Qua đó luận văn đã nhận xét, so sánh, rút ra những mặt làm được, những mặt còn tồn tại, hạn chế.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHPT tỉnh Sơn La và đưa ra một số định hướng nghiên cứu tương lai.

Qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả hy vọng luận văn có những đóng góp nhất định trong việc phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển. Tuy nhiên, do trình độ có hạn, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, song không tránh khỏi những thiếu sót và xin được tiếp thu các ý kiến xây dựng của các thầy cô giáo và các bạn./.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Sơn La (Trang 89)