3.1.4.Vai trò và định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Sơn La (Trang 46)

- Ở dạng định tính: chỉ tiêu hiệu quả xã hội không thể xác định bằng con số cụ thể chẳng hạn như: bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, nâng cao

3.1.4.Vai trò và định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển

theo nhiệm vụ và kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm. Sự thành lập NHPT đã thể hiện quyết sách đúng đắn của Chính phủ trong việc thay đổi phương thức hỗ trợ phát triển của Nhà nước: chuyển từ tài trợ cấp phát sang cho vay có thu hồi vốn, giảm sự bao cấp từ nhà nước. Sau 6 năm thành lập và hoạt động, NHPT chứng tỏ là một công cụ quan trọng để hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội, góp phần điều tiết nền kinh tế vĩ mô và đạt được những kết quả tích cực:

- Tập trung hỗ trợ các ngành nghề, vùng miền kinh tế trọng điểm, góp phần làm bật dậy tiềm năng, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất của nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH, phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH trong từng thời kỳ. Hoạt động TDĐT và TDXK triển khai tại NHPT đã đóng 78% dư nợ trong lĩnh vực công nghiệp trong cả nước với 117 dự án trọng điểm nhóm A. Đối với ngành điện, NHPT đã cho vay đầu tư 191 dự án với tổng vốn vay 60.000 tỷ đồng (dự án Thuỷ điện Sơn La, điện gió Cà Mau…); ngành ximăng 32 dự án với tổng vốn vay 18.000 tỷ đồng; ngành giao thông 12 dự án với 3.200 tỷ đồng; ngành hoá chất 16 dự án với 15.200 tỷ đồng….

- Tập trung hỗ trợ đầu tư địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn (Tây bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ), phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng bộ mặt nông thôn mới; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá việt Nam, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, NHPT đã cho vay hơn 800 dự án với tổng mức 24.000 tỷ đồng; cho vay kiên cố hoá kênh mương, tôn nền vượt lũ với 12.000 tỷ đồng. Trong lĩnh vực xuất khẩu, NHPT đã cho vay gần 120.000 tỷ đồng thúc đẩy xuất khẩu tăng thu ngoại tệ, kim ngạch xuất khẩu gần 10 tỷ USD.

- Tập trung vốn thực hiện chủ trương của Chính phủ về xã hội hoá y tế, giáo dục, nhà ở, bảo vệ môi trường,...; những lĩnh vực hiệu quả đầu tư thấp, thời hạn thu hồi vốn dài khó thu hút nguồn vốn khác từ xã hội nếu không có sự tham gia của NHPT, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Trong 6 năm qua, NHPT đã cho vay 208 dự án về an sinh xã hội (trường học, bệnh viện, xử lý nước thải, cấp nước sạch và nhà ở cho người thu

nhập thấp …) với số vốn cho vay gần 13.800 tỷ đồng.

- Đã thực sự tạo lập được kênh huy động vốn, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước cho TDĐT và TDXK, khẳng định vai trò “vốn mồi”, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế… Trong 6 năm, NHPT đã huy động được 230.000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu phát hành, quan hệ hợp tác trên 100 tổ chức tài chính quốc tế với mức vốn huy động được 100 triệu USD vốn KFW, 100 triệu vốn JBIC, 270 triệu USD Citibank và SMBC, 1 tỷ USD vốn US Eximbank đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của nền kinh tế. Thu hút nguồn vốn tư nhân và nguồn kkhác đã tham gia đầu tư 2.248 dự án với số vốn khoảng 382.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2006-2011 qui mô tín dụng tăng trưởng trung bình 17%/năm, chiếm 10% tín dụng toàn hệ thống ngân hàng tương đương 10 % GDP, dư nợ bình quân chiếm khoảng 10.5% tổng dư nợ toàn thị trường và đứng thứ 6 về tổng tài sản trong gần 100 ngân hàng cả nước.

- Đáp ứng kịp thời, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất, đặc thù theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: cho vay trả lương, trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội, hỗ trợ 4% lãi suất, hỗ trợ tái cấu trúc Vinalines, Vinashin,…

Với vai trò của NHPT trong nền kinh tế nói trên, mục tiêu chung đối với hoạt động của NHPT là “ Củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của NHPT Nhằm thực hiện tốt chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn cần được ưu đãi, khuyến khích đầu tư thông qua chính sách tín dụng của Nhà nước”.

Về định hướng phát triển của NHPT trong giai đoạn từ nay đến 2020 là: - Là ngân hàng do Nhà nước sở hữu 100% vốn, Nhà nước không cổ phần hoá, Chính phủ giao nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước (Bộ chủ quản) quản lý vốn nhà nước tại Ngân hàng.

- NHPT hoạt động theo chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển KT- XH trong từng thời kỳ. Hoạt động của NHPT không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải phù hợp với nguyên tắc thị trường, tiến tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm, giảm dần và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn cơ chế NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất. Đối với cơ chế NSNN cấp bù phí quản lý, định hướng là có chính sách để NHPT mở rộng

hoạt động, phát triển các sản phẩm ngân hàng, khai thác các nguồn thu để tự bù đắp chi phí hoạt động, sớm chấm dứt việc NSNN cấp.

- Hoạt động của NHPT từ nay đến 2020 chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 2012-2015: thực hiện tái cấu trúc và phát triển với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính quản trị điều hành và quản trị rủi ro theo quy định.

Cơ cấu lại hoạt động của Ngân hàng tập trung vào TDĐT, TDXK, ODA với phạm vi đối tượng trọng tâm trọng điểm hơn. NHPT được chủ động quyết định tài trợ và tự chịu rủi ro. Cơ chế tài chính lành mạnh công khai, phù hợp với thông lệ ngân hàng, chịu sự kiểm toán Nhà nước và kiếm toán độc lập. Quan hệ với các tổ chức tài chính, tín dụng khác bình đẳng, không cạnh tranh, không cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Cơ cấu lại tổ chức quản trị: hoàn thiện tổ chức và quản trị để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.Thực hiện các giải pháp để đảm bảo cân đối tài chính của ngân hàng, giảm dần cấp bù chênh lệch của NSNN, tiến tới ngân hàng tự cân đối được nguồn tài chính, có tích luỹ để bù đầy đủ rủi ro tổn thất và bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu. Tập trung nâng cao năng lực quản trị rủi ro và chất lượng tín dụng, quản lý chặt chẽ tiền vốn, từng bước cơ cấu lại tài sản Nợ-Có, tiến tới lành mạnh hoá tài chính theo các chuẩn mực Ngân hàng.

Cơ cấu lại nguồn vốn đảm bảo vững chắc cân đối vốn- sử dụng vốn, tăng vốn điều lệ và phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.

Cơ cấu lại sử dụng vốn: cơ cấu lại tín dụng của ngân hàng phù hợp hơn theo ngành/lĩnh vực và địa bàn; phấn đấu đến năm 2015 giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tối đa 5% vào cuối năm 2015, dưới 3% vào năm 2020.

Cơ cấu lại bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân viên ngân hàng, tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực đồng thời tập trung hiện đại hoá công nghệ để đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hiện đại đến năm 2020.

+ Giai đoạn 2015-2020: phát triển về quy mô và chất lượng hoạt động để đạt đến yêu cầu chuyên nghiệp hiện đại.

3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động tại chi nhánh NHPT Sơn La

3.2.1. Phân tích hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Sơn La (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w