Tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Sơn La (Trang 66)

- Ở dạng định tính: chỉ tiêu hiệu quả xã hội không thể xác định bằng con số cụ thể chẳng hạn như: bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, nâng cao

Qua bảng số liệu ta thấy vốn tín dụng đầu tư đã góp phần làm chuyển dịch hết sức căn bản và mạnh mẽ về cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực ngành

3.2.2.2. Tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân.

Với đối tượng cho vay các dự án có qui mô, tổng mức đầu tư lớn trên tất cả các lĩnh vực từ kết cấu hạ tầng, nông nghiệp - nông thôn đến công nghiệp và trên tất cả các lĩnh vực mà chủ yếu tập trung vào những địa bàn KT-XH khó khăn, vốn tín dụng tại NHPT đã góp phần tạo công ăn việc làm cho số lượng lớn người lao động. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, kinh nghiệm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam trong những năm gần đây khi giải quyết vấn đề việc làm là phải phát triển doanh nghiệp, mở những cơ hội mới để cải thiện đời sống của nhân dân; trong bối cảnh ấy tín dụng đầu tư phát triển đã cùng những nguồn vốn khác đáp ứng nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất, qua đó tạo thêm việc làm đối với người lao động. Trong 3 năm 2009-2011, theo số liệu thống kê từ 14 dự án trong cơ sở dữ liệu các dự án khả thi được NHPT thẩm định và duyệt vốn vay giải ngân tại NHPT Sơn La, các dự án này đã tạo ra 13.681 việc làm (Dự án Nhà máy Thuỷ điện Sơn La gần 8.000 lao động). Với tổng số vốn vay là 4.909.668 triệu đồng thì trung bình số vốn để tạo ra một việc làm là 359 triệu/ người. Mức vốn này cao hơn rất nhiều so với mức chung của Việt Nam theo tính toán của Ngân hàng thế giới năm 2003 là 350 triệu/người (lĩnh vực FDI), 120 triệu/người (DNNN). Trên thực tế, những việc làm

có chi phí cao hơn đi kèm với lượng vốn lớn hơn cho mỗi lao động thường có năng suất cao hơn. Như vậy, nhìn từ góc độ kinh tế thì các việc làm có chi phí cao có thể (ít nhất là về nguyên tắc) sẽ hiệu quả hơn so với những việc làm tốn ít chi phí hơn.

Với đặc điểm đáp ứng vốn cho các dự án phát triển, đặc biệt tập trung vào đầu tư các TSCĐ, mở rộng và hiện đại hoá sản xuất các lĩnh vực quan trọng trong đó chủ yếu là hiện đại hoá công nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn, hoạt động tín dụng đầu tư phát triển đã góp phần quan trọng tạo ra những việc làm mới với trình độ, năng lực sản xuất cao hơn, tác động tích cực tới sự phát triển KH-XH của đất nước.Ví dụ: ngành điện lực đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề ở mức nhất định và một bộ phận không nhỏ đòi hỏi trình độ cao, số lượng việc làm ổn định trong ngành này trên thực tế sẽ là dấu hiệu cho thấy năng suất của ngành này tăng lên.

Với vai trò là ngân hàng chính sách của Chính phủ, NHPT Sơn La đã góp phần vào thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội tại các vùng kinh tế khó khăn. Do hạn chế về số liệu và đặc điểm nghiên cứu của các ngành rất khác nhau, Luận văn sẽ lựa chọn nghiên cứu hiệu quả xã hội của các dự án trồng rừng và dự án Nhà máy thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á - Thuỷ điện Sơn La.

Thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW của Quốc hội, thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 triển khai Chương trình 5 triệu ha nhằm đáp ứng mục tiêu về chính trị, xã hội và kinh tế: nhằm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế, tạo công ăn việc làm và ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Các dự án trồng rừng vay vốn tại chi nhánh đã góp phần đưa diện tích rừng của tỉnh Sơn La từ 310.135 ha (năm 1999) lên 586.970 ha (năm 2009), nâng độ che phủ của rừng từ 22,1% lên 41,3%, độ che phủ rừng tăng 1,6%/năm, diện tích rừng được phục hồi nhanh chóng, diện tích rừng bị phá, phát nương canh tác nương rẫy giảm. Về cơ bản các vùng đất trống, đồi núi trọc đã được phủ xanh, góp phần hạn chế tình trạng lũ lụt, xói mòn đất, điều tiết nguồn nước, môi trường sinh thái được nâng lên. Nhờ đầu tư chăm sóc rừng trồng, người dân trong

vùng dự án đã đảm bảo đủ ăn, hạn chế phá rừng, thay đổi tập tục canh tác, xóa được tập quán du canh, du cư. Thông qua nguồn vốn vay của dự án đã có những đóng góp quan trọng cùng với các chương trình dự án hỗ trợ đầu tư của nhà nước đã góp phần xóa đói, giảm nghèo (giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh xuống còn 25%). Đồng thời dự án cũng góp phần tích cực vào việc phát triển tài nguyên rừng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội tham gia hoạt động lâm nghiệp, phát triển sản xuất, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh đặc biệt các xã, bản vùng biên giới của tỉnh.

Đối với các dự án thuỷ điện nói chung và dự án Thuỷ điện Sơn La nói riêng, hiệu quả tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống dân cư là rất rõ rệt. Theo số liệu khảo sát riêng tại hồ Nhà máy thuỷ điện Sơn La (địa bàn huyện Quỳnh Nhai), việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên hồ đã giúp đời sống của bà con nơi đây đã thoát nghèo, có cái ăn cái mặc. Theo số liệu phỏng vấn trực tiếp người dân tái định cư, hàng ngày công việc đánh bắt tôm cá tại vùng lòng hồ đem về trung bình 500.000 - 600.000 đồng/ngày/ hộ, mức thu nhập này cao hơn rất nhiều so với trước đây họ chỉ trồng lúa nương với năng suất thấp. Bên cạnh đó, với cảnh quan thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, với cây cầu Pá Uôn cao nhất khu Vực Đông Nam Á cộng với diện tích hồ lên đến 224km2 đã thu hút được nhiều du khách đến tham quan. Hiện trên bến phà huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) có hơn 50 chiếc thuyền (đò) của bà con làm dịch vụ đưa khách tham quan lòng hồ với mức thu nhập trung bình 2.000.000 đồng/thuyền/lượt/ngày. Đời sống vật chất bà con nơi đây đã được nâng lên rất nhiều so với trước đây chưa có dự án Thuỷ điện Sơn La. Đường giao thông được đầu tư, nâng cấp,làm mới thuận lợi cho việc trao đổi, buôn bán hàng hoá giữa các vùng miền cũng như việc du nhập các nền văn hoá tiên tiến, hiện đại đến với người dân…..

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Sơn La (Trang 66)