Đối với công tác quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Sơn La (Trang 83)

- Ở dạng định tính: chỉ tiêu hiệu quả xã hội không thể xác định bằng con số cụ thể chẳng hạn như: bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, nâng cao

4.1.2.Những hạn chế trong hoạt động của chi nhánh ngân hàng phát triển tỉnh Sơn La

4.2.2. Đối với công tác quản trị rủi ro

Do đặc điểm hoạt động nên mức rủi ro tại NHPT thường cao hơn các NHTM, do vậy công tác quản trị rủi ro cần phải được đặc biệt coi trọng. Hệ thống quản trị rủi ro tốt sẽ đảm bảo cho hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng, tránh được các rủi to tổn thất có thể xảy ra cho ngân hàng và đảm bảo cho uy tín cho khả năng thanh toán của ngân hàng. Hơn hế nữa, hệ thống quản trị rủi ro tốt là nhân tố quan trọng nhất để các ngân hàng đạt được hệ số xếp hạng tín nhiệm cao vì hệ số tín nhiệm phụ thuộc rất nhiều vào khả năng trả nợ. Do đó, hệ thống quản trị rủi ro tốt là nhân tố quyết định cho việc huy động vốn của ngân hàng cũng như quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chi nhánh cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro bao gồm hai hệ thống:

- Hệ thống phòng ngừa rủi ro:

Phân loại hồ sơ vay vốn, phân loại nợ, xếp hạng tín nhiệm khách hàng nhằm đảm bảo việc cho vay chính xác nhất, an toàn nhất và xác lập cơ chế trích lập dự phòng rủi ro theo phân loại nhóm nợ.

Thực hiện đúng quy trình, nghiệp vụ từ khi xét duyệt cho vay tới khi thu hồi nợ, xử lý nợ. Luôn coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, tại các tổ chức tín dụng, thậm chí nội bộ chi nhánh nên tổ chức các đoàn kiểm tra chéo để phát hiện những sai sót và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng (scoring), trên cơ sở hệ thống chấm điểm thực hiện việc xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng và khoản vay. Đây là hai hệ thống quan trọng nhất quyết định toàn bộ quá trình giám sát và quản trị rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng phải được áp dụng bắt buộc trong các khâu nghiệp vụ sau:

+ Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ ban đầu của khách hàng: hệ thống chấm điểm sẽ phân loại khách hàng ngay từ đầu và quyết định quy trình thẩm định tuỳ theo quy mô khoản vay, năng lực tài chính của khách hàng.

+ Xác định mức vốn vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay dựa trên việc kết hợp chấm điểm khách hàng, xếp hạng tín nhiệm (đánh giá khả năng có nợ quá hạn trong tương lai của khách hàng)

+ Dự báo triển vọng trong tương lai của khách hàng, đặc biệt là khả năng trả nợ + Xác định chế độ giám sát đối với khách hàng khoản vay

+ Trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định và quản lý tài sản thế chấp (tăng hoặc giảm tài sản thế chấp thích hợp).

Ngoài ra, có thể sử dụng các nghiệp vụ tài chính phái sinh để hạn chế rủi ro như: Hợp đồng mua bán trước (công cụ kỳ hạn), Hợp đồng mua bán trong tương lai, Hợp đồng quyền chọn (chọn mua hoặc bán); nghiệp vụ hoá đổi và Hợp đồng quyền chọn lãi suất chặn trên hoặc chặn hai đầu….

- Hệ thống xử lý rủi ro: là các biện pháp, các chế tài thực hiện việc thu hồi nợ hiệu quả nhất, xử lý tài sản thế chấp hiệu quả nhất và quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp khả năng mất vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Sơn La (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w