Cho vay trung hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Sơn La (Trang 54)

- Ở dạng định tính: chỉ tiêu hiệu quả xã hội không thể xác định bằng con số cụ thể chẳng hạn như: bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, nâng cao

2Cho vay trung hạn

hạn 4 .695 0, 08 32. 053 0, 47 27. 358 682 ,68 46. 669 0, 64 1 4.616 145 ,60 3 Cho vay dài

hạn 4.665. 069 83,7 0 5.437. 702 79, 09 772. 633 11 6,56 5.341. 769 73, 25 (95. 933) 98 ,24 4 Cho vay ODA 239.

605 4, 4, 30 230 .581 3, 35 (9. 024) 96 ,23 274. 137 3, 76 43. 556 11 8,89 5 Cho vay khác 652 .214 11, 70 1.14 5.100 16, 65 492. 886 17 5,57 1.609. 296 22, 07 464. 196 140 ,54 6 Vay từ NSĐP 4 .667 0, 08 5.015 0, 07 348 10 7,46 4. 926 0, 07 (90) 98 ,22 Tổng 5.573.750 100 6.875.451 100 1.301.70 1 123,3 5 7.292.921 10 0 417.47 0 106,07

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009-2011 của Chi nhánh NHPT Sơn La)

Dư nợ được hiểu là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán hoặc đến thời điểm thanh tóan mà khách hàng chưa trả được nợ do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Dư nợ bao gồm: nợ chưa đến hạn phải trả, nợ quá hạn và nợ được gia hạn. Đối với tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có đặc điểm là các dự án vay vốn thường được ân hạn thêm hai năm có nghĩa là các dự án vay vốn trong hai năm đầu chưa phải trả nợ gốc mà chỉ phải trả lãi tiền vay, còn nợ gốc phải trả sẽ được chia đều cho các năm còn lại. Qua bảng ta thấy qui mô dư nợ tín dụng của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Năm 2010 dư nợ đạt 6.875.451 triệu đồng tăng 1.301.701 triệu đồng (tương đương 23,35%) so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ đạt 7.292.921 triệu đồng chỉ tăng 417.470 triệu đồng (tương đương 6,07 %) so với năm 2010. Tổng dư nợ của NHPT Sơn La là cao so với các chi nhánh NHPT trong hệ thống cũng như các Ngân hàng trên địa bàn và dư nợ liên tục tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động cho vay của chi nhánh ngày càng mở rộng, trình độ cán bộ viên chức ngày càng được nâng cao đáp ứng được yêu cầu công việc và ngày càng nhiều các doanh nghiệp vay vốn tiếp cận được nguồn vay vay ưu đãi của Chính phủ.

Biểu đồ 3.2: Tình hình dư nợ qua các năm

Thứ hai, về cơ cấu tín dụng:

Với chức năng của NHPT Sơn La và căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La, các loại hình tín dụng tại ngân hàng gồm:

- Cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu có thời hạn từ 12 tháng trở xuống và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp. Ngân hàng đã cho vay 02 dự án xuất khẩu nguyên liệu thô cà phê Acrabica sang thị trường Mỹ, xuất khẩu tinh bột sắn.

- Cho vay trung hạn: có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm là loại tín dụng chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Các dự án vay trung hạn tại ngân hàng chủ yếu là các dự án trồng chè, cho vay một phần vốn lưu động với lãi suất thay đổi (theo lãi suất thị trường) theo từng thời điểm đối với các dự án đang đi vào hoạt động (sản xuất ximăng, thủy điện…)

- Cho vay dài hạn: có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng qui mô sản xuất với qui mô lớn. Loại tín dụng này thường có mức độ rủi ro cao do khó lường trước những biến động xảy ra. Ngân hàng cho

vay đối với các dự án trồng rừng, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng nhà máy sản xuất tinh bột sắn, xưởng chế biến gỗ, trong đó chủ yếu là các dự án xây dựng thủy điện mà lớn nhất là cho vay hạng mục xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La.

- Cho vay ODA của Chính phủ: cho vay từ nguồn ADB (Ngân hàng phát triển châu Á) với các dự án trồng rừng, cho vay ODA nguồn Kho bạc Pháp, nguồn thuế tư nhân Pháp, Ấn độ đối với các dự án Thủy điện và các dự án hiện đại hóa hệ thống nước.

- Cho vay khác: bao gồm cho vay từ nguồn NHPT tự huy động với lãi suất thỏa thuận đối với hạn mục di dân TĐC thủy điện Sơn La là chủ yếu, nguồn cho vay từ chương trình biến đổi khí hậu của Châu Âu (EIB) cho dự án Thủy điện.

- Cho vay NSĐP: cho cán bộ công tác lâu năm trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ làm nhà, cho vay trồng rừng (vốn đối ứng với ADB)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Do lợi thế địa hình về xây dựng thuỷ điện và lại trong khu vực quy hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ của quốc gia do vậy các dự án vay vốn tại ngân hàng chủ yếu là dự án thuỷ điện, mà các dự án thuỷ điện thì thời gian xây dựng và có thể hoàn thiện đi vào hoạt động thường rất dài nên vay vốn dài hạn là rất hợp lý. Năm 2009 dư nợ cho vay dài hạn đạt 4.665.069 triệu đồng chiếm 83,7%, năm 2010 tốc độ dư nợ tăng đột biến lên so với 2009 là 772.633 triệu đồng (tương đương tăng 16,56 %) nhưng tỷ trọng giảm trong tổng dư nợ còn 79,9 %. Đến 2011 dư nợ không tăng mà còn giảm so với năm 2010 là 95.933 triệu đồng (tương đương giảm 1,76%) và chỉ chiếm 73,25 % trong tổng dư nợ. Như vậy tốc độ dư nợ cho vay dài hạn tăng dần qua các năm nhưng xét về tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng thì tỷ trọng này giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là một số dự án đã vay đủ vốn dài hạn, xây dựng xong nhà máy và có nhu cầu vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh và chuyển sang vay vốn trung hạn. Cho vay trung hạn nếu như năm 2009 chỉ chiếm 0,08 % thì đến năm 2010 chiếm 0,47% (tăng 562,86 %) và năm 2011 chiếm tỷ trọng 0,64 % (tăng 45,6 % so với năm 2010). Cho vay trung hạn có bao gồm cho vay theo lãi suất thay đổi theo thị trường (tuy nhiên vẫn thấp hơn lãi suất của

NHTM) do vậy dư nợ ngày càng tăng chứng tỏ ngân hàng đang tiến dần tự chủ trong hoạt động để giảm gánh nặng cho NSNN trong việc cấp bù chênh lệch lãi suất.

Chiếm tỷ trọng đứng thứ hai trong tổng dư nợ là dư nợ cho vay khác với qui mô dư nợ tăng dần. Năm 2009 chiếm 11,7 % tổng dư nợ, năm 2010 chiếm 16,65% tổng dư nợ tương ứng tăng so với năm 2009 là 492.886 triệu đồng (tương đương 75,57%). Đến năm 2011 tỷ trọng dư nợ tăng lên chiếm 22,7% trong tổng dư nợ nhưng tốc độ tăng dư nợ giảm nhẹ còn có tăng 464.196 triệu đồng so với năm 2010 (tương đương 40,54%). Cho vay khác có đặc điểm là nguồn vốn cho vay là do NHPT tự huy động (không phải từ NSNN cấp cho TDĐT, TDXK) và cho vay với lãi suất để làm sao vẫn đảm bảo bù đắp đủ chi phí huy động vốn. Dư nợ loại hình tín dụng này tăng chứng tỏ NHPT đã tự chủ trong việc huy động các nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển .

Dư nợ cho vay ODA và NSĐP chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ và có xu hướng giảm dần. Dư nợ các loại hình này cũng có xu hướng giảm tăng trưởng do cho vay ít và chủ yếu là thu nợ. Nguyên nhân là nguồn vốn cho vay còn hạn chế và những khó khăn trong thu hồi nợ vay của các dự án sử dụng nguồn vốn này.

Dư nợ cho vay ngắn hạn HTXK có tỷ trọng thay đổi qua các năm. Năm 2009, tỷ trọng dư nợ HTXK chiếm 0,14 % tổng dư nợ, đến năm 2010 tăng lên 0,36% và năm 2011 giảm còn 0,22 %. Dư nợ tăng mạnh vào năm 2010 lên 133,33% so với năm 2009 nhưng năm 2011 lại giảm 35,5% so với năm 2010 cho thấy loại hình cho vay HTXK không đem lại hiệu quả cao, không tìm kiếm thêm được khách hàng mới. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là vùng nguyên liệu không đảm bảo do sự khắc nghiệt của thời tiết và khách hàng có tình hình tài chính khó khăn dẫn đến không trả được nợ nên không thể vay vốn tiếp (đặc điểm của loại hình cho vay này là thời hạn vay một năm). Hơn nữa với địa bàn kinh tế khó khăn, việc tìm kiếm khách hàng với dự án sản xuất các mặt hàng trong danh mục được vay vốn là không có. Qua đó cho thấy cho vay HTXK đã không mở rộng được thị trường để cho vay mà đang có xu hướng co hẹp lại.

Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng dư nợ năm 2011

Như vậy cơ cấu tín dụng của ngân hàng khá đa dạng nhưng trọng tâm là loại hình cho vay dài hạn; cho vay hỗ trợ xuất khẩu, ODA và vay từ NSĐP đang có xu hướng giảm dần trong khi cho vay thoả thuận đang có xu hướng tăng do ngân hàng đã có những cơ chế cho vay đa dạng hơn để thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Sơn La (Trang 54)