2.3.Cơ sở dữ liệu phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng phi lợi nhuận

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Sơn La (Trang 29)

- Ở dạng định tính: chỉ tiêu hiệu quả xã hội không thể xác định bằng con số cụ thể chẳng hạn như: bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, nâng cao

2.3.Cơ sở dữ liệu phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng phi lợi nhuận

nhuận

Đối tượng nghiên cứu của phân tích hiệu quả hoạt động trước hết là hệ thống chỉ tiêu kế toán được trình bày trên hệ thống BCTC, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Do đặc điểm hoạt động của ngân hàng phi lợi nhuận có tính đến những lợi ích về xã hội do vậy cơ sở dữ liệu phân tích không chỉ là các chỉ tiêu trên hệ thống BCTC của Ngân hàng mà cả các chỉ tiêu trên hệ thống BCTC của doanh nghiệp vay vốn.

Báo cáo tài chính là một trong hai loại báo cáo của hệ thống báo cáo kế toán doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được lập theo những chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Báo cáo tài chính phản ánh các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, nó phản ánh các thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ, tình hình lưu chuyển tiền tệ cũng như tình hình tài chính,

kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định. Các tổ chức tín dụng với đặc thù hoạt động kinh doanh riêng biệt và yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn từ phía Nhà nước nên việc lập báo cáo tài chính cũng có văn bản quy định riêng. Tuy nhiên dù hoạt động trong lĩnh vực nào, báo cáo tài chính luôn là chứng từ cần thiết trong hoạt động kinh doanh. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin quan trọng cho các đối tượng khác nhau như nhà quản trị nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng, các cơ quan nhà nước... Đặc biệt, BCTC của TCTD cung cấp thông tin về tình hình lưu thông tiền tệ, hoạt động tín dụng đối với nền kinh tế, các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng…, từ đó ngân hàng nhà nước có thể kiểm soát và thực thi các chính sách tiền tệ hiệu quả và kịp thời. Với tầm quan trọng như trên, việc trình bày các thông tin trên báo cáo tài chính TCTD được chú trọng và quy định một cách chặt chẽ và khoa học.

BCTC của tổ chức tín dụng và doanh nghiệp là sản phẩm kế toán tài chính tổng hợp và phản ánh một cách toàn diện: Tình hình tài sản và nguồn vốn; tình hình kết quả hoạt động kinh doanh; tình hình lưu chuyển tiền tệ của đơn vị trong kỳ kế toán nhất định.

Theo chế độ BCTC hiện hành của Bộ Tài chính thì hệ thống BCTC doanh nghiệp gồm các loại báo cáo sau:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán của một TCTD hay doanh nghiệp phản ánh tình hình tổng quát và toàn diện tài sản và nguồn hình thành tài sản của TCTD, doanh nghiệp đó theo các khoản mục tại một thời điểm nhất định.

Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý tài sản của đơn vị. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị theo hai mặt rõ rệt là tài sản và nguồn hình thành tài sản đó. Thông qua

đó, ta có thể xem xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính, quy mô tài sản, quy mô nguồn vốn, tình hình sử dụng và khả năng huy động của đơn vị Đồng thời, có thể đánh giá chất lượng kinh doanh, trình độ quản lý cũng như dự đoán triển vọng phát triển của đơn vị trong tương lai.

Bên cạnh các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán cũng có ý nghĩa quan trọng. Các chỉ tiêu ngoại bảng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của đơn vị. Các chỉ tiêu ngoại bảng giúp cho việc đánh giá tổng quát hoạt động của đơn vị. Từ đó có biện pháp kiểm soát mức độ rủi ro tiềm ẩn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của đơn vị trong một kỳ nhất định. Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp cho người sử dụng những thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận (hoặc lỗ) phát sinh từ hoạt động kinh doanh, qua đó sử dụng có những nhận xét, đánh giá về năng lực kinh doanh và khả năng sinh lời của đơn vị trong năm, những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tiềm năng hoạt động trong năm tới.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp, phản ánh tình hình hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của đơn vị được lập dựa trên chuẩn mực VAS24 về báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Theo đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh tình hình thu, chi tiền trong kỳ hay nói cách khác nó lý giải các biến động trong số dư tài khoản tiền mặt.

Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể đánh giá được khả năng tạo tiền của TCTD trong kỳ là nhiều hay ít, thu từ hoạt động nào là chủ yếu và dự đoán được khả năng tạo tiền trong tương lai, đánh giá khả năng thanh toán, khả năng đầu tư tiền nhàn rỗi của đơn vị.

Thuyết minh các báo cáo tài chính

Thuyết minh BCTC của TCTD hay doanh nghiệp là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các BCTC khác. Thuyết minh BCTC là sự cụ thể hóa, chi tiết hóa các khoản mục trọng yếu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo Báo cáo do biến động các khoản mục, từ đó đánh giá chính xác các mặt hoạt động của đơn vị.

Thuyết minh BCTC có những tác dụng sau:

- Cung cấp số liệu, thông tin để đánh giá cụ thể, chi tiết tình hình thu nhập, chi phí cũng như các hoạt động kinh doanh của đon vị.

- Cung cấp số liệu để đánh giá tình hình tăng giảm tài sản, vốn chủ sở hữu, khả năng thanh khoản của đon vị.

- Cung cấp các thông tin về chế độ kế toán của đơn vị đang áp dụng từ đó kiểm tra việc chấp hành quy định, chế độ kế toán, phương pháp kế toán hiện hành.

Bên cạnh đó, số liệu để phục vụ cho phân tích các hiệu quả hoạt động của TCTD về mặt xã hội là rất khó do vậy ta cần phải thu thập số liệu cả về định lượng và định tính, số liệu trực tiếp và gián tiếp để làm cơ sở dữ liệu phân tích cho một số chỉ tiêu cụ thể. Chẳng hạn:

- Phân tích hiệu quả đối với nền kinh tế quốc dân: mục tiêu đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển cần phải dựa trên số lượng các dự án được vay vốn, số vốn giải ngân trong kỳ….; tăng cường cơ sở vật chất cho nền kinh tế phải căn cứ trên giá trị TSCĐ tăng thêm, số kilomet đường hay kênh mương tăng thêm …

- Phân tích hiệu quả trong tạo việc làm cho người lao động: số lao động tăng thêm, số vốn cần thiết để tạo nên việc làm….

- Phân tích hiệu quả nâng cao mức sống của dân cư: thể hiện gián tiếp thông qua số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng.

- Phân tích hiệu quả trong bảo vệ tự nhiên môi trường sinh thái: số hecta rừng trồng, khối lượng khí độc hại, các vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống lũ lụt….

- Phân tích hiệu quả đối với chủ đầu tư/doanh nghiệp vay vốn:

+ Mức doanh thu, thu nhập, lãi/ lỗ của dự án /doanh nghiệp; các nhân tố ảnh hưởng và khả năng triển khai thực tế trong quá trình đầu tư.

+ Khả năng mở rộng sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu, tỷ suất lợi nhuận, số lao động, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn.

2.4. Phương pháp phân tích hiệu quả trong các Ngân hàng phi lợi nhuận

2.4.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Đây là một phương pháp được sử dụng chủ yếu trong hoạt động phân tích BCTC của các TCTD.

Nhà phân tích cần nắm vững các nguyên tắc sau đây:

Đầu tiên, cần xác định gốc so sánh. Tùy thuộc vào mục đích cụ thể có thể chọn gốc so sánh khác nhau như: theo gốc thời gian (giữa các tháng, các quý, các năm…), theo không gian (theo khu vực địa lý, giữa các TCTD…).

Thứ hai, xác định kỹ thuật so sánh bao gồm:

- So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu

- So sánh tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu

Thứ ba, hình thức so sánh: Gồm có

- So sánh số liệu qua các kỳ (kỳ thực tế phân tích với kỳ gốc hoặc với kỳ kế hoạch) nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thiện nhiệm vụ.

- So sánh giữa số liệu của TCTD với mức trung bình của ngành, của các TCTD khác nhau nhằm đánh giá trình hình của TCTD là tốt hay xấu.

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng bộ phận so với tổng thể, so sánh với các TCTD khác trên cùng địa bàn, so sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động của một chỉ tiêu nào đó qua các thời kỳ.

được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích nào của TCTD. Trong phân tích BCTC của TCTD, nó được sử dụng rất đa dạng và linh hoạt.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Sơn La (Trang 29)