Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại của Sở giao dịch III – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA vay lại tại chi nhánh ngân hàng phát triển Hải Dương (Trang 57)

III – Ngân hàng Đầu tư và Phát trin thành ph H Chí Minh

Sở giao dịch III - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là trực tiếp thực hiện chức năng chủ dự án (ngân hàng bán buôn),

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 Sở giao dịch III quản lý và cho vay tiếp toàn bộ số vốn vay từ Ngân hàng thế

giới (WB), các đối tác nước ngoài đến các định chế tài chính. Đây là mô hình khá mới ở Việt Nam - ngân hàng bán buôn nguồn vốn ODA. Hoạt động này không chỉ giúp tăng cường năng lực thể chế cho các ngân hàng, nâng cao khả

năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài mà còn phát triển các chi nhánh ra nước ngoài, phát triển các dịch vụ ngân hàng.

Dự án TCNT I, II và III do WB tài trợ cho chính phủ Việt Nam. Cả ba dự

án này đều được thực hiện dưới mô hình ngân hàng buôn tín dụng, trong đó Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam làm đầu mối cho vay lại các định chế tài chính trong nước. Mọi quá trình thực hiện triển khai dự án đều đảm bảo những yêu cầu do WB đặt ra. Quá trình thực hiện các dự án đã mang lại những kết quả nhất định đó là:

Nhờ áp dụng hài hòa và hiệu quả giữa mô hình quản lý cùng với cơ chế

bán buôn tín dụng nên dự án đã huy động được tối đa nguồn vốn đối ứng của các tổ chức tín dụng tham gia. Việc các tổ chức tín dụng tự trang trải vốn đối ứng trong dự án đã góp phần giảm thiểu gánh nặng ngân sách nhà nước trong việc bố

trí vốn đối ứng hàng năm cho dự án. Đây là lợi thế mà các tổ chức tín dụng có

được so với các PMU (ban quản lý dự án) khác hiện đang quản lý vốn ODA. Do áp dụng chặt chẽ cơ chế thẩm định, giải ngân và giám sát sử dụng vốn dự án TCNT theo đúng quy định của hiệp định vay và Luật các tổ chức tín dụng nên chưa phát sinh nợ quá hạn trong quá trình cho vay lại vốn ODA giữa sở giao dịch III (ngân hàng bán buôn) với 25 định chế tài chính (ngân hàng bán lẻ). Tỷ lệ nợ quá hạn giữa người vay cuối cùng và các ngân hàng bán lẻ chỉ

chiếm dưới 1%, trong khi đó WB cho phép tỷ lệ này là 10%. Bên cạnh đó, việc bảo toàn 100% số vốn gốc của dự án. BIDV đã nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền chênh lệch lãi suất bán buôn hàng trăm tỷđồng [16].

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA vay lại tại chi nhánh ngân hàng phát triển Hải Dương (Trang 57)