Nội dung quản lý nguồn vốn ODA cho vay lạ

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA vay lại tại chi nhánh ngân hàng phát triển Hải Dương (Trang 37)

2.1.5.1 Nội dung quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại

Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại được xem xét trên 3 nội dung: Lập kế hoạch, Tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, giám sát nguồn vốn ODA cho vay lại.

* Lập kế hoạch giải ngân và thu nợ:

Hàng năm, vào thời điểm được quy định, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch Ngân sách Nhà nước và kế hoạch giải ngân vốn đầu tư xây dựng của Nhà nước cho năm sau. Căn cứ chỉ thị này, Bộ

Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn xây dựng kế hoạch giải ngân và thu nợ vốn ODA cho vay lại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 Tại Ngân hàng Phát triển, Ban Vốn nước ngoài tổng hợp từ kế hoạch cho các Chi nhánh NHPT xây dựng. Căn cứ vào điều kiện vay lại được quy

định tại HĐTD, số dư nợ của dự án tại thời điểm lập kế hoạch.

Sau khi nhận được kế hoạch giải ngân và thu nợ vốn nước ngoài do các Chi nhánh lập, NHPT thực hiện tổng hợp, rà soát, giao kế hoạch giải ngân vốn nước ngoài năm sau cho các Chi nhánh

Trường hợp Chủ đầu tư có nhu cầu giải ngân vượt quá kế hoạch đã

đăng ký, Chi nhánh gửi đăng ký bổ sung về Ban Vốn nước ngoài để theo dõi, quản lý [10].

* Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại

Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn ODA cho vay lại là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu giải ngân, thu nợ trong kế hoạch trở thành thực hiện. Tổ chức thực hiện kế

hoạch quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại không chỉ là tuân thủ các chỉ tiêu dự kiến ban đầu, mà còn phải phân tích ứng với những biến đổi khách quan khi thực hiện và đảm bảo tính hiệu quả của nguồn vốn cho vay lại.

Đây là giai đoạn trọng tâm của quy trình quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại. Chi nhánh NHPT chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tổ chức quản lý, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trên địa bàn. NHPT chịu trách nhiệm trước Bộ Tài Chính và Nhà Tài trợ về triển khai kế hoạch quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại.

Thực hiện kế hoạch quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại gồm tổ chức việc giải ngân vốn và thanh, quyết toán vốn đầu tư phát triển cho các đơn vị

thụ hưởng, thu nợ, phân loại và xử lý rủi ro (nếu có) của các khoản vay từ

nguồn vốn ODA.

Việc giải ngân vốn ODA cho vay lại được thực hiện trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về xây dựng công trình, thực hiện đúng mục

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 Việc giải ngân vốn ODA cho vay lại được kiểm tra, bảo đảm việc sử

dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Kiểm tra trong toàn bộ chu kỳđầu tư, từ

giai đoạn đầu đến khi đưa công trình vào sử dụng. Thực hiện nguyên tắc này nhằm thúc đẩy việc sử dụng vốn hợp lý, đúng mục đích.

Việc thu nợ nguồn vốn ODA cho vay lại gồm có thu nợ gốc, thu lãi hộ

Bộ Tài chính và thu phí quản lý của NHPT. Công tác thu nợ được thực hiện trên cơ sở các điều khoản được quy định tại hợp đồng tín dụng và các quy định của Bộ Tài chính, NHPT.

Việc thu nợ vay ODA phải đảm bảo nguyên tắc chủ đầu tư phải trả nợ đúng hạn đầy đủ. Trường hợp Chủđầu tư không trảđủ nợ đúng hạn thì NHPT sẽ chuyển số nợ chưa trả sang nợ chậm trả và áp dụng lãi suất chậm trả theo quy định tại hợp đồng tín dụng.

Việc phân loại nợ và xử lý rủi ro các dự án vay vốn ODA cho vay lại là việc NHPT đánh giá khả năng trả nợ của Chủđầu tư, đồng thời đề xuất báo cáo Bộ Tài chính các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hoặc xử lý các nhóm nợ có dấu hiệu rủi ro.

Việc phân loại nợ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn phân loại nợ của NHPT.

* Kiểm tra, giám sát công tác cho vay vốn ODA

Kiểm tra là một nội dung quan trọng của quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại.

Mục tiêu của kiểm tra quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại là nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót, vi phạm quy định của Nhà tài trợ, của Nhà nước và của NHPT; phát hiện những tồn tại trong cơ chế quản lý, trong tổ chức điều hành thực hiện nhiệm vụ để kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của NHTP, của các

đơn vị thuộc và trực thuộc; phát huy nhân tố tích cực; hạn chế tồn tại, thiếu sót; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NHPT; bảo đảm an toàn vốn và tài sản của Nhà nước và của NHPT [8].

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 Kiểm tra, đánh giá, phát hiện và uốn nắn kịp thời đối với trách nhiệm công vụ của từng cán bộ, viên chức của các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao bảo đảm mọi hoạt động của từng cấp, từng cán bộ, viên chức được thực hiện một cách kịp thời, chính xác, trung thực, đầy đủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và khách quan.

Công tác kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo toàn bộ hoạt động cho vay lại các dự án vốn nước ngoài được quản lý hiệu quả, tuân thủ các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam và Nhà tài trợ.

2.1.5.2 Quy trình quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại * Lập kế hoạch giải ngân và thu nợ

a. Lập kế hoạch giải ngân:

Đối với các dự án NHPT không giải ngân trực tiếp

Kế hoạch giải ngân vốn ODA được lập trên cơ sở báo cáo của các Bộ, ngành, Chính phủ giao kế hoạch giải ngân các dự án cho vay lại vốn ODA trong kế hoạch tổng thể giải ngân vốn đầu tư xây dựng của Nhà nước. Ngân hàng Phát triển căn cứ vào kế hoạch trên để thông báo kế hoạch giải ngân vốn ODA.

Đối với các dự án NHPT giải ngân trực tiếp

Các Chi nhánh NHPT định kỳ hàng năm căn cứ vào nhu cầu vốn ODA do Chủ đầu tư đề xuất, lập và đăng ký với Hội sở chính kế hoạch giải ngân vốn ODA hàng năm. Hội sở chính NHPT tổng hợp, rà soát giao kế hoạch giải ngân vốn ODA cho các Chi nhánh [8].

b. Lập kế hoạch thu nợ:

Kế hoạch thu nợ được lập dựa trên cơ sở điều kiện vay lại quy định tại HĐTD đã ký, điều kiện vay lại được điều chỉnh, số dư nợ tại thời điểm lập kế

hoạch, số nợ quá hạn của dự án tính đến thời điểm lập kế hoạch. Kế hoạch thu nợđược lập theo năm và theo từng quý [8].

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

Kế hoạch thu nợ gốc = Nợ gốc chậm trả + Nợ gốc phải thu kỳ kế hoạch

Trong đó: Nợ gốc chậm trả là số dư nợ gốc quá hạn tính đến thời điểm lập kế hoạch

Nợ gốc phải thu kỳ kế hoạch là số nợ gốc phải thu theo hợp đồng vay vốn tính theo từng quý/năm

Kế hoạch thu nợ lãi = Nợ lãi chậm trả + Nợ lãi phải thu kỳ kế hoạch

Trong đó: Nợ lãi chậm trả là số dư lãi phải thu nhưng chưa thu được

đến thời điểm lập kế hoạch. Nợ lãi chậm trả bao gồm cả lãi và lãi phạt chậm trả tính trên nợ lãi chậm trả.

Nợ lãi phải thu kỳ kế hoạch là số lãi dự kiến phải thu theo từng quý/năm

Kế hoạch thu nợ phí = Nợ phí chậm trả + Kế hoạch thu phí kỳ kế hoạch

Trong đó: Nợ phí chậm trả là số dư phí phải thu nhưng chưa thu được

đến thời điểm lập kế hoạch. Nợ phí chậm trả bao gồm cả phí và phí phạt chậm trả tính trên nợ phí chậm trả.

Sau khi nhận được Kế hoạch thu nợ của các Chi nhánh đăng ký, Hội sở

chính NHPT sẽ rà soat, kiểm tra, tổng hợp ra thông báo Kế hoạch thu nợ vốn ODA cho các Chi nhánh.

* Quản lý giải ngân nguồn vốn ODA cho vay lại

Quản lý giải ngân nguồn vốn ODA hay còn gọi là kiểm soát chi nhằm đảm bảo chi tiêu từ nguồn vốn ODA của dự án phù hợp với Hiệp

định, văn kiện dự án, hợp đồng sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi

đã ký kết và tuân thủ các quy định về quản lý tài chính trong nước hiện hành. Sơ đồ 2.2 mô tả quá trình giải ngân vốn ODA qua NHPT. Trong đó có phân định dự án do NHPT trực tiếp cho vay lại và dự án do NHPT nhận cho vay lại từ Bộ Tài chính.

NHPT chịu trách nhiệm kiểm soát chi từ nguồn vốn nước ngoài đối với các dự án hoàn toàn cho vay lại. Đối với các dự án trong đó ngân sách nhà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 nước cấp phát một phần vốn, NHPT cho vay lại một phần vốn, Bộ Tài chính sẽ quyết định Cơ quan kiểm soát chi phù hợp với dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của Chủđầu tư, NHPT căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho Chủđầu tư.

NHPT chịu trách nhiệm giải ngân trực tiếp đối với các dự án do NHPT làm chủ TKĐB theo ủy quyền của Bộ Tài chính/Nhà tài trợ hoặc các dự án có vốn nước ngoài được chuyển vào tài khoản của NHPT để trực tiếp giải ngân.

Chủđầu tư phải ký khếước nhận nợ với Chi nhánh NHPT đối với tổng số các khoản giải ngân theo GTGC của Bộ Tài chính hoặc do NHPT trực tiếp giải ngân. Khế ước nhận nợ là văn bản có giá trị pháp lý và là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng vay vốn.

Sơđồ 2.2. Mô hình mô phng quá trình gii ngân ODA

Dự án NHPT hoàn toàn cho vay lại hoặc dự án do BTC

uỷ quyền

Dự án do NHPT làm chủ TKĐB theo ủy quyền của BTC/

Nhà tài trợ

Giải ngân trực tiếp Kiểm soát chi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 Tỉ lệ giải ngân thực tế ( TLGNTT) = Vốn ODA giải ngân thực hiện %

Vốn ODA giải ngân kế hoạch

Tỉ lệ giải ngân thực tế là con số phản ánh chính xác khối lượng vốn ODA mà bên phía nhà tài trợ cung cấp theo từng thời kì, từng giai đoạn. Khối lượng vốn ODA giải ngân đôi khi không hoàn toàn trùng khớp với khối lượng vốn ODA kí kết (kế hoạch). Tuy nhiên, nếu tỉ lệ này càng đạt gần mốc 100% có nghĩa là trên thực tế, bên phía nhà tài trợ đã giải ngân vốn ODA theo đúng cam kết, kịp thời và phù hợp. Đây cũng là yếu tố tiền đề giúp bên nhận vốn vay có đủ kinh phí để tiếp tục thực hiện một cách hiệu quả.

Tốc độ giải ngân thực tế = Tỷ lệ GN năm nay – Tỷ lệ GN năm trước Tỷ lệ GN năm trước

Tốc độ giải ngân thực tế cho thấy sự biến động về việc giải ngân vốn ODA trong các thời kì. Tốc độ giải ngân vốn phụ thuộc nhiều vào ý chí của bên nhận tài trợ. Có thể việc các khâu của dự án không hợp lý, việc chuẩn bị

vốn đối ứng chậm, việc giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc, hiệu quả

sử dụng vốn thấp ...

Số vốn giải ngân bình quân = Tổng số vốn GN trong năm 12

Tỉ lệ giải ngân bình quân hàng năm, phản ảnh số lượng vốn ODA giải ngân trung bình trong một năm, cho thấy được quy mô trung bình về số lượng vốn ODA được cung cấp cho các dự án cho vay lại nguồn vốn ODA tại Chi nhánh trong năm

* Quản lý thu hồi nợ nguồn vốn ODA cho vay lại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

Đến kỳ trả nợ quy định trong HĐTD đã ký, Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trảđầy đủ các khoản nợ (gốc, lãi, phí) cho NHPT;

Trường hợp Chủ đầu tư không trảđủ nợ đúng hạn thì NHPT sẽ chuyển số nợ chưa trả sang nợ chậm trả và áp dụng lãi suất chậm trả theo quy định trong HĐTD.

Căn cứ vào số dư nợ vay và các điều khoản thu nợ trong hợp đồng tín dụng. Chi nhánh NHPT tính toán số nợ phải thu để lập thông báo thu nợ gửi Chủđầu tư.

Để phân tích tình hình thu nợ, cần phải tập trung vào các yếu tố:

a. Tổng dư nợ : Được tính vào thời điểm 31/12 hàng năm, phản ánh

được số vốn Chi nhánh đang cho vay cho trong năm ở trong nhóm nợ thích hợp (có khả năng hoàn trả). Đây là con số phản ánh tiềm lực kinh tế của Chi nhánh đồng thời khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cho vay lại để

việc trả nợ vẫn đảm bảo.

b. Tỉ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ: Người ta dùng chỉ tiểu tỉ lệ nợ xấu để

phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, Tổng xợ xấu của Ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ

trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỉ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém và ngược lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Tỉ lệ nợ quá hạn/ Tổng dự nợ: Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ

quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỉ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 d. Tỉ lệ thu nợ gốc thực tế/ thu nợ kế hoạch: Chỉ số kinh tế phản ánh chính xác, hiệu quả của công tác thu nợ, cũng như hiệu quả sử dụng hợp lý vốn vay để hoàn trả vốn đúng hạn của các dự án sử dụng nguồn vốn ODA cho vay lại tại Chi nhánh.

e. Tỉ lệ thu lãi, phí thực tế/thu lãi, phí kế hoạch: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả

năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay. Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của NH càng tốt, ngược lại NH đang gặp khó khăn trong việc thu lãi,

điều này cũng thể hiện tồn tại những điều bất ổn trong cơ chế cho vay của ngân hàng, có thể do tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tăng ảnh hưởng tới khả năng thu hồi lại. Thông thường tỉ lệ này cần phải >95% mới được đánh giá là tốt

* Phân loại nợ và xử lý rủi ro

Ngân hàng Phát triển thực hiện phân loại nợ để đánh giá khả năng trả nợ

của người vay đồng thời đề xuất, báo cáo Bộ Tài chính các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hoặc xử lý đối với các nhóm nợ có dấu hiệu rủi ro.

Các khoản nợ vay được phân loại thành 5 nhóm cơ bản dựa trên cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA vay lại tại chi nhánh ngân hàng phát triển Hải Dương (Trang 37)