Vai trò của quản lý nguồn vốn ODA cho vay lạ

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA vay lại tại chi nhánh ngân hàng phát triển Hải Dương (Trang 35)

Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại như một công cụ của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển thay mặt cho Bộ Tài chính quản lý nguồn vốn ODA. Trong đó công cụ quản lý nhà nước về ODA thể hiện ở các “hợp đồng vay phụ” ký kết giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển đối với toàn bộ nguồn vốn vay của dự án.

Việc quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại thông qua đảm bảo khả năng hoàn trả vốn của chủ đầu tư. Việc chính phủ ủy quyền cho cơ quan cho vay lại là Ngân hàng Phát triển đảm bảo thực hiện chặt chẽ từ trên xuống dưới phù hợp với tiêu chí mà bên tài trợ đưa ra, đồng thời có sự giám sát của các bộ

ngành liên quan. Điều này giảm hạn chế tối đa rủi ro có thể mang lại do vậy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 hữu hiệu. Ngân hàng Phát triển, có các chi nhánh rộng khắp cả nước. Do vậy, nguồn vốn sẽ được lưu chuyển nhanh và đến với người vay cuối cùng thuận tiện nhất. Vì vậy, tốc độ giải ngân cũng như hiệu quả khoản vay được cải thiện đáng kể.

Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại giúp giám sát được việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả. Chi nhánh NHPT ở các tỉnh, thành phố

do vậy cán bộ tín dụng sẽ bám sát dự án, thực hiện quản lý việc sử dụng vốn vay tốt hơn.

Ngân hàng Phát triển là ngân hàng có kinh nghiệm trong việc quản lý vốn vay đầu tư, do vậy tiếp nhận quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại cũng coi là một phần nhiệm vụ tương đương. Thông thường, các chủ đầu tư vay vốn ODA cũng thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển. Do đó quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại cũng thuận tiện cho chủ đầu tư

trong quá trình giao dịch với đơn vị quản lý vốn.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA vay lại tại chi nhánh ngân hàng phát triển Hải Dương (Trang 35)