Định hướng quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại của Chi nhánh NHPT Hải Dương

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA vay lại tại chi nhánh ngân hàng phát triển Hải Dương (Trang 122)

B ảng 4.1 Chất lượng cán bộ làm công tác quản lý nguồn vốn ODA cho vay l ạ

4.3.1 Định hướng quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại của Chi nhánh NHPT Hải Dương

Chi nhánh NHPT Hải Dương

4.3.1 Định hướng qun lý ngun vn ODA cho vay li ca Chi nhánh NHPT Hi Dương NHPT Hi Dương

Để có những định hướng chung cho quá trình phát triển của toàn hệ thống NHPT như phần trên, trong hoạt động cần có định hướng cho từng bộ phận. Một trong những định hướng quan trọng cần tập trung đó là nguồn vốn ODA và hoạt động cho vay lại nguồn vốn quan trọng này.

ODA là nguồn vốn rất quan trọng và cực kỳ có ý nghĩa đối với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, khi số lượng vốn giải ngân ODA tăng đồng nghĩa tăng các khoản nợ đến hạn phải trả và tiềm ẩn nguy cơ

không trả được nợ tăng nếu như không có chiến lược phân bổ và sử dụng nguồn ODA thích hợp. Để phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn ODA, giảm thiểu gánh nặng trả nợ cho Ngân sách Nhà nước, định hướng sử dụng nguồn vốn này nên đồng bộ, phù hợp với định hướng cho vay từ nguồn vốn tín dụng

đầu tư phát triển của Nhà nước hiện nay đang thực hiện thông qua NHPT. Để

phù hợp với định hướng này, nên phân chia nguồn vốn ODA cho vay lại thành 2 kênh:

Thứ nhất, đối với các khoản ODA theo dự án: ưu tiên tài trợ cho các dự

án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng, cần có tổng mức đầu tư lớn, thời gian đầu tư và hoàn vốn dài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 112

Thứ hai, tăng cường khả năng huy động nguồn vốn ODA dưới dạng chương trình/khoản tín dụng để cho vay lại thông qua các Cơ quan cho vay lại theo cơ chế phù hợp với tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

Bên cạnh đó, tập trung tận dụng tối đa nguồn vốn ODA để tạo nguồn vốn cho vay trung và dài hạn trong nước thông qua các tổ chức tài chính của Chính phủ như NHPT. Trong giai đoạn tới, một số kênh huy động vốn có thể

thực hiện theo hai hình thức:

Một là, Chính phủ đứng ra vay các tổ chức nước ngoài hoặc thu xếp, bảo lãnh cho Cơ quan cho vay lại vay ODA của Việt Nam, sau đó Cơ quan cho vay lại sử dụng nguồn vốn thu được để cho vay trong nước bằng ngoại tệ

hoặc nội tệ dưới hình thức tín dụng ưu đãi. Cơ quan cho vay lại trong nước là chủ thểđứng ra trả nợ nước ngoài.

Hai là, cơ quan cho vay lại trong nước sẽ nhận uỷ thác cho vay từ các nguồn viện trợ không hoàn lại hoặc các chương trình/khoản tín dụng để thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp thuộc khu vực tư

nhân. Nguồn vốn thu hồi sau khi cho vay sẽ được sử dụng như các quỹ quay vòng cho vay đầu tư phát triển, ưu tiên cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong hoạt động cho vay lại phải tăng dần tỷ trọng khoản cho vay lại qua các cơ quan cho vay lại theo hình thức: cơ quan cho vay lại thẩm định, tự

chịu trách nhiệm. Sử dụng vốn ODA theo hình thức này sẽ tận dụng được năng lực thẩm định kinh tế, tài chính của hệ thống ngân hàng trong nước,

đồng thời đơn giản hoá được các thủ tục rút vốn, xét duyệt do việc cho vay sẽ được thực hiện theo hình thức tín dụng ưu đãi trong nước hiện hành. Cơ quan cho vay lại chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định dự án và rủi ro tín dụng nên sẽ tránh được gánh nặng trả nợ của Ngân sách Nhà nước trong trường hợp dự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 113

4.3.1.1 Định hướng phát triển chung

Phương châm chiến lược trong hoạt động của NHPT cho tới năm 2020 là: An toàn-hiệu quả-hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Là đơn vị trực thuộc NHPT, Chi nhánh Hải Dương luôn quán triệt sâu sắc phương châm hoạt

động trên. Đồng thời từ năm 2013, diễn biến nền kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp, nhất là đối với các nước phát triển khu vực Châu Âu làm vấn đề viện trợ ODA chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực: tăng về số lượng nhưng mức độưu đãi có thể giảm dần. Người sử dụng vốn cuối cùng sẽđược mở rộng cho các khu vực ngoài nhà nước để thực hiện các dự án vì lợi ích công-tư kết hợp. Để thực hiện tốt vấn đề này, Chi nhánh phải làm tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao, trong đó có nhiệm vụ cho vay lại nguồn vốn ODA trên cơ sở phương hướng như sau:

Thứ nhất, từ kết quảđánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ những năm trước và giai đoạn 2009-2013, Chi nhánh tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ và hài hòa, phù hợp với điều kiện của NHPT và bối cảnh chung của nền kinh tế quốc tế, trong nước cũng nhưđiều kiện cụ thể của địa phương; phù hợp với sự chỉ đạo của NHPT.

Thứ hai, Chi nhánh cần tập trung thu hồi nợ theo Hợp đồng, xác định nhiệm vụ thu nợ là trọng tâm phấn đấu thu hết nợ phát sinh trong năm và hạn chế nợ quá hạn từ những năm trước chuyển sang, tạo nguồn vốn tiếp tục cho vay đối với các hình thức tín dụng khác. Tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA; Thực hiện kiên quyết, dứt điểm các biện pháp thu hồi nợ bằng cách chủ động bám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp để thu kịp thời và đầy đủ các khoản nợ, xử lý đối với các dự án có nợ quá hạn.

Thứ ba, triển khai có hiệu quả phân công nhiệm vụ về cho vay lại nguồn vốn ODA của Nhà nước trên địa bàn tinh Hải Dương. Phấn đấu dư nợ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 114 toàn. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giới thiệu chính sách để các nhà đầu tư biết và tiếp cập nguồn vốn ODA của Nhà nước ngay khi có dự

kiến đầu tư.

Thứ tư, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của cán bộ, viên chức trong Chi nhánh để triển khai các nhiệm vụ chuyên môn. Nâng cao tinh thần phục vụ, không gây phiền hà, sách nhiễu, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng khi làm việc và giao dịch với Chi nhánh Hải Dương.

Thứ năm, không ngừng nâng cao chất lượng các nghiệp vụ, tập trung nâng cao chất lượng cho vay lại nguồn vốn ODA để hạn chế tối đa tỷ lệ nợ

quá hạn tới mức theo quy định của NHPT Việt Nam; Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện những sai sót để rút kinh nghiệm và chấn chỉnh kịp thời.

Thứ sáu, tiếp tục củng cố, sắp xếp bộ máy, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ viên chức, duy trì sự đoàn kết và phối hợp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ tại Chi nhánh, hoàn thiện cơ sở vật chất của Chi nhánh đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ bảy, thực hiện sự chỉ đạo của Tổng giám đốc về tái cấu trúc Ngân hàng Phát triển.

Thứ tám, tiếp tục rà soát hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA cũng như các hoạt động khác của Chi nhánh sẵn sàng phục vụ công tác kiểm toán toàn hệ thống trong năm 2013.

4.3.1.2 Mục tiêu

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Chi nhánh NHPT Hải Dương nhằm một số mục tiêu chủ yếu sau:

• Đảm bảo công tác cho vay lại vốn ODA của Nhà nước an toàn, hiệu quả, phù hợp với xu hướng vận động của nguồn vốn này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 115 • Đảm bảo yếu tố cân đối giữa tăng trưởng dư nợ trong mối quan hệ với kế hoạch thu nợ gốc hàng năm.

• Là cơ sở để phát triển mở rộng các mặt nghiệp vụ khác

• Đảm bảo thu nhập cho cán bộ viên chức trong Chi nhánh ngày càng nâng cao, ổn định đời sống và có tích lũy. Là một trong những yếu tố quan trọng gắn kết cán bộ với công việc, khai thác nhiệt huyết và nâng cao được chất lượng công việc.

• Thực hiện tốt nhất phân công nhiệm vụ cho vay lại nguồn vốn ODA của Nhà nước nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư có dự án thuộc một số ngành nghề

lĩnh vực quan trọng có tác động lớn.

• Một mặt củng cố vị trí là tổ chức cho vay lại nguồn vốn ODA lớn nhất, chuyên nghiệp nhất nhưng cũng phải quan tâm tới khả năng cạnh tranh quyết liệt của các NHTM ngày càng được thành lập rộng rãi.

4.3.2 Mt s gii pháp tăng cường qun lý ngun vn ODA cho vay li ti Chi nhánh NHPT Hi Dương Chi nhánh NHPT Hi Dương

Theo khảo sát của 18 cán bộ thuộc các Ban quản lý dự án ODA và 12 cán bộ tham gia quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại của Chi nhánh NHPT Hải Dương, hầu hết các ý kiến đánh giá đồng ý với những giải pháp sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 116

Bảng 4.12. Kết quảđánh giá về những giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại Chi nhánh NHPT Hải Dương

Giải pháp Mức điểm trung bình Đánh giá của cán bộ Ban quản lý dự án (n=18) Đánh giá của cán bộ NHPT (n=12) - Cải tiến một số thể chế và chính sách về quản lý nguồn vốn ODA để phù hợp với chính sách của Nhà tài trợ 5 3

- Cải cách quy trình cho vay lại ODA theo hướng thủ tục giải ngân nhanh gọn, đảm bảo đúng theo quy định,

5 3,5

- Tăng cường hiệu quả công tác thu hồi nợ 3,22 3,92 - Tăng cường chất lượng công tác kiểm tra,

giám sát

2,39 4,17

- Nâng cao chất lượng phân loại nợ và xử

lý rủi ro

3 3

- Kiểm soát sự gia tăng của Nợ quá 2,94 2,75 - Nâng cao tính chuyên nghiệp và trình độ

chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng

3,56 2,75

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Nghiên cứu để cán bộ quản lý dự án ODA và cán bộ Chi nhánh NHPT Hải Dương cho điểm với từng chỉ tiêu; trong đó, điểm 1 là mức điểm thấp nhất tương ứng với đánh giá giải pháp đưa ra chưa thực sự cần thiết; điểm 5 là mức

điểm cao nhất tương ứng với đánh giá giải pháp tốt nhất cần ưu tiên để hoàn thiện quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại Chi nhánh NHPT Hải Dương, Kết quảđánh giá được tổng hợp tại bảng số liệu 4.12 cho thấy:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 117 Tất cả các giải pháp đưa ra đều ở mức độ cần thiết, điểm sốđánh giá thấp nhất là điểm 2 cho các giải pháp. Điểm 5 là điểm tối đa đánh giá mức độ cần thiết phải ưu tiên hàng đầu trong số các giải pháp.

Qua kết quảđánh giá cho thấy các nhóm giải pháp thay đổi cơ chế chính sách và hồ sơ thủ tục thanh toán được cán bộ ban quản lý các dự án ODA quan tâm hàng đầu với mức điểm đánh giá tối đa là 5 điểm. Giải pháp được ưu tiên thứ ba là nâng cao tính chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng với mức điểm trung bình là 3,56 điểm.

Trong khi đó cán bộ NHPT lại quan tâm nhất đến giải pháp tăng cường chất lượng công tác kiểm tra, giám sát với mức điểm trung bình là 4,17 điểm. Nhóm giải pháp xếp thứ 2 về mức độưu tiên là tăng cường hiệu quả công tác thu hồi nợ với mức điểm trung bình là 3,92 điểm.

Tóm lại, kết quảđánh giá cho thấy vướng mắc về phía chủ dự án thuộc về

cơ chế chính sách của Nhà tài trợ và Chính phủ, một sốđánh giá nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng của NHPT. Bản thân Chi nhánh NHPT Hải Dương qua quá trình đánh giá cho thấy phần nhiều giải pháp do nội bộ ngân hàng. Những giải pháp này hoàn toàn có thể thực hiện nhằm tăng cường quản lý nguồn vốn cho vay lại.

4.3.2.1 Nhóm giải pháp về phía Nhà nước

Thứ nhất, để chủ đầu tư có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi một cách tốt nhất, Nhà nước cần áp dụng chính sách cụ thể. Hàng năm Nhà nước công bố

danh mục ngành nghề, lĩnh vực cần ưu đãi, để các chủđầu tư có thể tìm hiểu, tạo cơ hội cho các chủđầu tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.

Thứ hai, tăng cường hài hòa hóa quy trình và thủ tục giữa Chính phủ

và Nhà tài trợ. Mục đích là đi đến sự thống nhất giữa Chính phủ, Nhà tài trợ

và đơn vị thực hiện khi tham gia vào quá trình thực hiện dự án ODA. Mỗi nhà tài trợ lại có quy định khác nhau do đó để hài hòa được Chính phủ cần thay

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 118 từđó rút kinh nghiệm. Nội dung của hài hòa hóa là hình thức văn kiện của dự

án, các khâu giải phóng mặt bằng, quy trình thủ tục đấu thầu.

Thứ ba, bên cạnh việc coi NHPT là công cụ của Chính phủ cần phải nhìn nhận NHPT là một công cụ của nền kinh tế. Nghĩa là ngoài việc thực thi nghĩa vụ của Chính phủ đối với nền kinh tế, NHPT phải dần từng bước để

tiến tới hoạt động như những ngân hàng thương mại khác. Một mặt tiếp tục các họat động tài trợ của NHPT trong đó có tài trợ bằng nguồn ODA tập trung vào các lĩnh vực cần ưu tiên khuyến khích của nền kinh tế, mặt khác trong các lĩnh vực ưu tiên cũng cần có thứ tựưu tiên. Khi thứ tựưu tiên được xác định, việc giải ngân nguồn vốn ưu đãi chắc chắn phải dựa trên thư tựưu tiên này.

Thứ tư, đối với nguồn vốn ODA cho vay lại vẫn dành một tỷ lệ lớn để

cho vay theo chỉ thị, chỉ đạo của Chính phủ và một phần để NHPT tự quyết

định cho vay theo quy định nhóm ngành, lĩnh vực được ưu tiên và tự chịu rủi ro đối với các dự án này. Đối với các dự án cho vay lại ODA theo chỉ thị

không chịu rủi ro tín dụng, ngân hàng phải có đề xuất với Chính phủ về nguồn tài trợ cho những rủi ro của các dự án này, tránh gánh nặng cho ngân sách Nhà nước đối với những khoản tổn thất này.

Nhóm giải pháp về phía NHPT

Thứ nhất, cải cách quy trình cho vay lại vốn ODA đảm bảo đúng quy

định của Chính phủ và Nhà tài trợ song cũng đạt tiêu chí nhanh gọn, tránh quy định nhiều thủ tục rườm rà gây khó khăn cho chủđầu tư trong quá trình giải ngân.

Hồ sơ xin rút vốn còn bao gồm nhiều loại giấy tờ, phải qua nhiều khâu kiểm tra, kiểm soát tốn thời gian. Cải cách quy trình cho vay lại vốn ODA để

giảm bớt thời gian cho chủ đầu tư. Chi nhánh NHPT là cơ quan thay mặt Bộ

Tài chính, NHPT trung ương làm nhiệm vụ kiểm soát chi và cấp phát vốn ODA cho vay lại. Xác nhận hồ sơ thanh toán của Chủ đầu tư để gửi lên Hội sở chính làm thủ tục rút vốn. NHPT không cần thiết phải kiểm soát từng đơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 119 xin rút vốn như hiện nay mà thực hiện kiểm soát sau định kỳ hàng tháng hoặc quý. Thực hiện cải tiến quy trình giải ngân như thế không những phát huy

được hết khả năng về chuyên môn nghiệp vụ, bộ máy sẵn có của các Chi

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA vay lại tại chi nhánh ngân hàng phát triển Hải Dương (Trang 122)