B ảng 4.1 Chất lượng cán bộ làm công tác quản lý nguồn vốn ODA cho vay l ạ
4.1.2 Kết quả công tác quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại Chi nhánh NHPT Hải Dương
NHPT Hải Dương
4.1.2.1 Công tác lập kế hoạch
Kế hoạch giải ngân vốn ODA cho vay lại được xây dựng trên cơ sở kế
hoạch do các chủ đầu tư lập. Hiện nay, kế hoạch giải ngân vốn ODA được xây dựng dựa trên các văn bản của Ngân hàng Phát triển về xây dựng kế
hoạch hàng năm như công văn số 4328/NHPT-CĐKH ngày 9/12/2012, 4355/NHPT-CĐKH ngày 9/12/2011, 4430/NHPT-CĐKH ngày 17/12/2010… và sổ tay nghiệp vụ quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA ban hành kèm theo quyết định số 729/QĐ-NHPT ngày 11/12/2009.
Những văn bản quan trọng này là cơ sở để Chi nhánh Hải Dương lập kế hoạch. Theo quy định hiện hành, thời điểm 31/10 hàng năm, là thời gian xây dựng kế hoạch giải ngân vốn ODA cho vay lại cho năm sau. Cán bộ tín dụng rà soát hợp đồng và phụ lục hợp đồng tín dụng, nhu cầu sử dụng vốn nước ngoài do Chủđầu tư cung cấp lập kế hoạch. Phòng Tín dụng chủ trì tổng hợp gửi Phòng Tổng hợp tham gia ý kiến, tổng hợp. Sau khi nhận được kế
hoạch Phòng Tổng hợp thực hiện kiểm tra, rà soát về mặt số học và văn bản quy định của ngành để trình Giám đốc Chi nhánh ký gửi NHPT trước 15/11
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 hàng năm.
Kế hoạch thu nợ vốn ODA cho vay lại được xây dựng trên cơ sở điều kiện cho vay lại quy định tại hợp đồng tín dụng, điều kiện vay lại điều chỉnh (nếu có), số dư nợ tại thời điểm lập kế hoạch, số nợ quá hạn của dự án.
Theo quy định hiện hành, thời điểm 31/10 hàng năm, là thời gian xây dựng kế hoạch thu nợ vốn ODA cho vay lại cho năm sau. Cán bộ tín dụng rà soát hợp đồng và phụ lục hợp đồng tín dụng, tính toán kế hoạch thu nợ (gốc, lãi, phí) của năm sau, rà soát số nợ chậm trả và lãi phạt chậm trả của từng dự
án lập kế hoạch. Phòng Tín dụng chủ trì tổng hợp gửi Phòng Tổng hợp tham gia ý kiến, tổng hợp. Sau khi nhận được kế hoạch Phòng Tổng hợp thực hiện
đối chiếu và kiểm tra phương pháp tính toán, và các văn bản quy định của Ngành để trình Giám đốc Chi nhánh ký gửi NHPT trước 20/12 hàng năm.
Trong giai đoạn từ 2009 đến 2013, việc lập kế hoạch vốn ODA cho vay lại được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch vẫn có những năm chưa được sát với thực hiện kế hoạch.
Trong giai đoạn 2009 - 2013, tổng số vốn giải ngân kế hoạch tại Chi nhánh là 1.008.013 triệu đồng. Trong đó tổng số vốn giải ngân thực hiện đạt 837.461 triệu đồng. Tỉ lệ giải ngân bình quân khá cao, đạt mức 83,08%/ năm, số vốn giải ngân ODA của của từng năm xét một cách tổng thểđều trên 50%, bám sát mức 100%. Trong đó, có năm 2009 tỉ lệ giải ngân đạt 100% số vốn kế hoạch và đặc biệt ở năm 2011 số vốn giải ngân thực tếđạt kỉ lục trong giai
đoạn, vượt 22,2% so với số vốn kế hoạch. Hầu hết ở mỗi năm, tỉ lệ giải ngân
đều bám sát mức 100%. Riêng năm 2010 đạt tỉ lệ giải ngân thấp nhất trong giai đọan là 53%. Tốc độ giải ngân thực tế qua các năm chậm. Năm 2011 đạt 22%; năm 2012 đạt 19,64%; năm 2013 đạt 21,6%. (xem biểu đồ 4.3)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 2009 2010 2011 2012 2013 Năm S ố t i ề n ( tr i ệ u đ ồ n g ) Kế hoạch Thực hiện Biểu đồ 4.3. Tình hình giải ngân và thực hiện kế hoạch của Chi nhánh
Nguồn: Ngân hàng phát triển Hải Dương
Nhìn chung, tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tại Chi nhánh đạt
được theo sát chỉ tiêu kế hoạch và tương đối ổn định qua các năm. Duy nhất có năm 2010, tỉ lệ giải ngân thấp, nguyên nhân của tình trạng chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng của dự án còn chậm. Dự án Trạm phát điện nhiệt dư
công suất 22 MW do Công ty cổ phần Hòa Phát làm chủ đầu tư đăng ký kế
hoạch giải ngân là 107.131 triệu đồng song do tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án chậm nên không giải ngân được. Nguyên nhân nữa là do sự điều phối giữa các cấp quản lý chưa được nhịp nhàng, đồng thời lạm phát kinh tế
tăng cao nên giá nhân công, nguyên vật liệu tăng làm ảnh hưởng đến giá ban
đầu, gây khó khăn cho chủ đầu tư chính vì vậy 2 dự án cấp nước cũng không giải ngân hết theo kế hoạch đăng ký, Tiểu dự án cấp nước và vệ sinh 04 thị
trấn tỉnh Hải Dương thuộc dự án phát triển cấp nước đô thị VN kết quả thực hiện chỉđạt 44% so với kế hoạch; Dự án nước sạch và vệ sinh nông thôn đồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 bằng sông Hồng chỉ đạt 36% kế hoạch được giao. Tuy nhiên cho tới năm 2011, tình trạng này đã được khắc phục rõ rệt qua những chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo, tỉ lệ giải ngân tăng vọt trong năm 2011 đặc biệt 02 dự
án trạm phát điện nhiệt dư công suất 22 MW và Tiểu dự án cấp nước và vệ
sinh 04 thị trấn tỉnh Hải Dương năm 2010 tỷ lệ giải ngân rất thấp nhưng đến năm 2011 cả 2 dự án này đều giải ngân vượt chỉ tiêu đăng ký theo kế hoạch, và duy trì vào những năm tiếp theo 2012, 2013 mặc dù nền kinh tế diễn ra nhiều biến động xấu.
Trong toàn bộ 5 năm của giai đoạn 2009-2013, tỉ lệ thu nợ (bao gồm cả
gốc, lãi, phí) của chi nhánh đều đạt và vượt mức kế hoạch. Về công tác thu nợ
gốc, tổng số nợ gốc phải thu theo kế hoạch trong 5 năm là 3.084.390 triệu
đồng, Chi nhánh đã hoàn thành công tác thu nợ gốc đối với 3.041.375 triệu
đồng, với tỉ lệ thu nợ gốc bình quân hàng năm là khoảng 100,45%. Trong đó, công tác dư nợ hoàn thành tốt nhất với mức 106,5% vào năm 2012. Vào các năm còn lại tỉ lệ thu nợ hàng năm đều ở mức sấp xỉ kế hoạch được giao. (xem bảng 4.3).
Bảng 4.3. Tình hình thu nợ gốc tại Chi nhánh NHPT Hải Dương
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Kế hoạch Thực hiện Tỉ lệ thu nợ gốc (%) 2009 481.731 471.615 97,90 2010 580.938 571.004 98,29 2011 692.219 691.873 99,95 2012 716.955 696.786 97,19 2013 612.547 610.097 99.60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 Trong giai đoạn 2009-2013, công tác thu lãi, phí của Chi nhánh từng năm đều đạt và vượt mức kế hoạch. Trong 5 năm, số lãi và phí Chi nhánh thu
được là 1.306.016 triệu đồng chiếm 103,38% số lãi, phí được giao nhiệm vụ
phải thu. Tỉ lệ thu lãi bình quân từng năm khá cao, đạt 103,2%. Trong đó tỉ lệ
thu lãi của toàn bộ các năm đều hoàn thành hoặc vượt mức 100%. Năm 2011 tỉ lệ thu lãi, phí cao nhất với 103,26%. (xem bảng 4.4)
Bảng 4.4. Tình hình thu lãi, phí các dự án cho vay lại nguồn vốn ODA của Chi nhánh NHPT Hải Dương Đơn vị tính: triệu đồng Năm Kế hoạch Thực hiện Tỉ lệ thu lãi phí (%) 2009 219.291 219.291 100,00 2010 252.385 252.385 100,00 2011 270.805 292.469 108,00 2012 278.066 297.531 107,00 2013 241.340 241.340 100,00
Nguồn: Ngân hàng phát triển Hải Dương 4.1.2.2 Công tác tổ chức thực hiện quản lý vốn ODA
a. Công tác giải ngân vốn ODA cho vay lại
Trước khi giải ngân khoản vay đầu tiên theo HĐTD đã ký của dự án, cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn Chủđầu tư về trình tự, thủ tục và hồ sơ giải ngân theo đúng quy định của NHPT. Việc tiếp nhận hồ sơ giải ngân, kiểm tra hồ sơ giải ngân và trình duyệt giải ngân được thực hiện thống nhất tại một đầu mối là Phòng Tín dụng của Chi nhánh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 Chi nhánh thực hiện giải ngân không vượt quá kế hoạch giải ngân được giao, sau khi dự án đã được NHPT thông báo kế hoạch giải ngân; đã ký hợp
đồng bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của NHPT. Vốn vay ODA được giải ngân theo đúng công trình, hạng mục công trình, công việc của dự án thoả thuận trong hợp đồng tín dụng (hoặc phụ lục hợp đồng tín dụng) đã ký giữa Chi nhánh với các chủđầu tư dự án.
Quy trình giải ngân bao gồm: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân; Kiểm tra hồ sơ giải ngân (tại phòng Tín dụng ); Trình duyệt giải ngân; Luân chuyển chứng từ; Hoàn chứng từ sau khi giải ngân.
Chủ đầu tư sau khi được phê duyệt giải ngân phải ký khế ước nhận nợ
lưu giữ tại phòng Tài chính Kế toán của Chi nhánh. Khế ước do Chủ tài khoản hoặc người được Chủ tài khoản ủy quyền bằng văn bản ký.
Trường hợp các khoản giải ngân theo ghi thu ghi chi của Bộ tài chính, căn cứ thông báo ghi thu ghi chi do NHPT gửi, CBTD thông báo cho Chủđầu tư ký khế ước nhận nợ, phòng Tài chính kế toán hạch toán tăng số giải ngân cho dự án.
Biểu đồ 4.4 cho thấy, xét về phương diện tính chất của nguồn vốn viện trợ. các dự án của Chi nhánh đều được viện trợ dưới chủ yếu 2 hình thức vốn chính là ODA không hoàn lại và vay ưu đãi. Về tổng thể, trong tổng số vốn giải ngân của từng năm giai đoạn 2009-2013, nguồn vốn ODA được giải ngân chủ yếu dưới hình thức vay ưu đãi. Cao nhất vào năm 2011, tổng số vốn giải ngân theo hình thức cho vay ưu đãi là 283.921 triệu đồng chiếm 90,94% tổng số vốn giải ngân của năm. Các năm còn lại cũng đạt tỉ lệ khá cao lần lượt là: năm 2009 đạt 81,19%, năm 2010 đạt 70,72%, năm 2012 đạt 81,05%, năm 2013 đạt 68,66%. Đối với hình thức cho vay không hoàn lại, tỉ lệ giải ngân hàng năm đều thấp, toàn bộ 5 năm tỉ lệđều nhỏ hơn 50%. Thấp nhất vào năm 2011 chỉđạt 9,1%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Số tiền (triệu đồng) 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Vay ưu đãi ODA không hoàn lại
Biểu đồ 4.4. Tình hình giải ngân vốn ODA cho vay lại theo hình thức vay
ưu đãi và ODA không hoàn lại.
Nguồn: Ngân hàng phát triển Hải Dương
Về tình hình giải ngân theo hình thức viện trợ, theo Nghị định số
38/2013/NĐ-CP quy định về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, các phương thức cung cấp ODA và vốn vay ưu đãi được xác định bao gồm: hỗ trợ ngân sách; hỗ trợ chương trình; hỗ trợ dự án; viện trợ phi dự án đặc biệt ưu tiên cho các lĩnh vực, chương trình như: cấp thoát nước đô thị, bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng và tái tạo năng lượng mới, phát triển nông nghiệp nông thôn... Do các hạng mục ưu tiên của Chính Phủ, rất phù hợp với đặc điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh Hải Dương (là một tỉnh nông nghiệp. có nhiều tài nguyên tiềm tàng để phát triển công nghiệp mới, đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển văn minh đô thị...) chính vì thế nguồn vốn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 ODA mà Chi nhánh được phân công cho vay lại chủ yếu là nguồn vốn vay ưu
đãi, để hỗ trợ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Về tình hình giải ngân theo nhà tài trợ, nhà tài trợ lớn nhất đối với nguồn vốn ODA tại chi nhánh là WB. Như chúng ta đã biết, WB là một tổ chức tài chính thế giới ra đời với mục đích giúp các nước đang phát triển trong công cuộc xóa
đói giảm nghèo, phát triển quốc gia. Mối quan hệ của Việt Nam đối với WB ngày càng trở nên khăng khít, WB là một trong những nhà tài trợ tiên phong đồng thời cũng là đồng chủ tọa trong hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) nhằm vận
động các nhà tài trợ giúp đỡ Việt Nam về vấn đề vốn vay. Trong vòng 5 năm qua, mối quan hệ này vẫn tiếp tục được duy trì và đã có những chuyển biến tích cực. Chính vì lẽđó WB vẫn luôn là nhà tài trợ chính cho nguồn vốn ODA với tỉ lệ giải ngân lớn nhất. và ổn định hằng năm của Việt Nam nói chung cũng như của Chi nhánh nói riêng. Bên cạnh đó nguồn vốn ODA tại Chi nhánh còn được tài trợ bởi những nhà tài trợ khác như: Nhật Bản, Hà Lan, JICA, Trung Quốc, Tây Ban Nha nhưng chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tỉ lệ giải ngân.
Số liệu ở bảng 4.5 cho thấy, WB tài trợ cho 5/9 dự án giải ngân trong giai
đoạn 2009 – 2013. Tổng số vốn giải ngân bằng nguồn vốn WB qua 5 năm là 444.241 triệu đồng trong đó dự án nước sạch 4 thị trấn 96.063 triệu đồng và dự án phân phối điện nông thôn 99.622 triệu đồng. Nhà tài trợ JICA tài trợ cho một dự
án với số giải ngân dạt 271.209 triệu đồng. Đứng thứ ba là nhà tài trợ Tây Ban Nha với số giải ngân cho dự án rác thải hữu cơ là 79.743 triệu đồng Chính phủ Hà Lan tài trợ cho dự án cấp nước thành phố Hải Dương 42.268 triệu đồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78
Bảng 4.5. Tình hình giải ngân vốn ODA cho vay lại theo nhà tài trợ
ĐVT: triệu đồng STT Nhà tài trợ/ dự án Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng cộng WB 40.355 159.979 134.224 65.598 44.085 444.241 1 Tiểu dự án cấp nước và vệ sinh 04 thị trấn tỉnh Hải Dương thuộc dự án phát triển cấp nước đô thị VN 34.596 47.631 13.836 96.063 2 Dự án cấp nước sạch và VSNT đồng bằng sông Hồng 11.460 12.733 27.829 5.406 1.915 59.343 3 Phân phối điện nông thôn 99.622 99.622 4 Nâng cao hiệu suất hệ thống điện. cổ phần hóa và năng lượng tái tạo 10.367 10.367 5 Phát triển mạng phân phối và truyền tải điện 43.475 42.339 13.275 99.089 6 Dự án năng lượng nông thôn II tỉnh HD 18.528 13.028 15.289 4.017 28.895 79.757 JICA - - 176.757 94.452 - 271.209 7 Trạm phát điện nhiệt dư công suất 22 MW 176.757 94452 271.209 Khác 54.118 66.091 1.226 576 - 122.011 8 ĐTXD hệ thống cấp nước TP HD 42.268 42.268 9 ĐTXDNhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tỉnh HD 11.850 66.091 1.226 576 79.743 Tổng cộng 94.473 226.070 312.207 160.626 44.085 837.461
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 Kết quả biểu đồ 4.5, xét về phương diện nhà tài trợ, 2 nhà tài trợ giải ngân vốn chủ yếu trong giai đoạn 2009-2013 là WB và JICA. Đặc biệt là nhà tài trợ WB có tốc độ giải ngân khá ổn định, tỉ lệ giải ngân vốn hàng năm lớn: tỉ lệ giải ngân bình quân là 53,05% cao nhất vào năm 2010 giải ngân đạt 70,77%. Với nhà trợ JICA, tỉ lệ giải ngân ở mức ổn định thứ 2: tỉ lệ giải ngân bình quân đạt 32,38% cao nhất năm 2012 đạt 58,80%. Còn lại là các nhà tài trợ khác với tỉ lệ giải ngân thấp hơn trung bình đạt 14,57%. Cao nhất năm 2009 đạt 57,28% 53.05% 32.38% 14.57% Vốn WB Vốn JICA Vốn khác
Biểu đồ 4.5. Tỉ lệ giải ngân bình quân nguồn vốn ODA cho vay lại theo nhà trợ giai đoạn 2009-2013
Nguồn: Ngân hàng phát triển Hải Dương
Vấn đề còn tồn đọng lớn nhất tại Chi nhánh là việc tốc độ giải ngân ODA hằng năm còn còn chậm. Đây chính là vấn đề cần khắc phục để đảm