Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại Sở giao dịch II NHPT Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA vay lại tại chi nhánh ngân hàng phát triển Hải Dương (Trang 55)

NHPT Vit Nam

Nếu tính cả giai đoạn còn là tổ chức tiền thân của NHPT (Cục đầu tư

phát triển TP Hồ Chí Minh) đến nay, Sở Giao dịch II đã có thâm niên hơn 18 năm quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại. Hàng chục công trình, nhà máy đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng từ nguồn vốn ODA đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất – kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống xã hội, cải thiện dân sinh.

Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Sở giao dịch II cũng đạt được những thành công nhất định. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý nguồn vốn này ở Sở giao dịch II đó là: Kết quả thu nợ gốc, lãi, phí cho vay lại qua các năm luôn đạt kết quả tốt 100% kế hoạch được NHPT giao, chưa từng để phát sinh nợ quá hạn hoặc lãi phí treo cuối kỳ. Trong năm 2012, nền kinh tế vẫn còn trong giai đoạn khó khăn nhưng Sở II đã thực hiện thu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

đúng hạn và đầy đủ các khoản thu ODA với tổng số thu nợ gốc là 2.097 tỷ đồng, lãi và phí cho vay lại là 515 tỷđồng góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu nợ chung của toàn Ngành NHPT. Cần phải kểđến nguyên nhân mà Sở II đã đạt được những thành công trong quản lý nguồn vốn ODA,

đó là: Công tác lập kế hoạch được cán bộ tín dụng bám sát với ban quản lý của các dự án, xây dựng tốt cơ chế quản lý giải ngân và kiểm soát chi, cơ chế

theo dõi và giám sát chặt chẽ các dự án sử dụng vốn ODA.

Đặc biệt, Sở giao dịch II rất chú trọng và đề cao công tác quản lý và giám sát các dự án ODA, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, công tác giám sát sau mỗi lần giải ngân được cán bộ chuyên quản thực hiện nghiêm túc. Phối hợp với Sở Tài chính thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án ODA theo đúng tiến độ, kế hoạch đểđạt mục tiêu hiệu quả.

Sở giao dịch II TP Hồ Chí Minh luôn bám sát tình hình thực hiện dự án ODA, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh khi dự án đi vào sản xuất được phân tích và kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần, đồng thời phối hợp với các Chi nhánh NHPT nơi thực hiện dự án (dự án đường điện) để thực hiện thu nợ.

Công tác kiểm tra tài sản hình thành sau đầu tư được coi là nhiệm vụ

quan trọng trong quản lý vốn cho vay lại. Phòng Tín dụng chủ trì phối hợp với phòng Kiểm tra và Kế toán đi kiểm tra giám sát, định giá tài sản định kỳ 6 tháng/lần. Qua kiểm tra giúp cán bộ nắm tình hình bảo quản, sử dụng và phát huy hiệu quả của tài sản hình thành từ vốn vay ODA [12].

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA vay lại tại chi nhánh ngân hàng phát triển Hải Dương (Trang 55)