Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lạ

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA vay lại tại chi nhánh ngân hàng phát triển Hải Dương (Trang 27)

2.1.2.1 Khái niệm về cho vay lại vốn ODA và quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại

Nguồn vốn ODA được sử dụng để tài trợ cho những lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế mà chính phủ có chủ trương khuyến khích hoặc bắt buộc phải thực hiện để tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế. Đó là những lĩnh vực đầu tư khó khăn cần lượng vốn lớn, thời gian thu hồi dài và lợi nhuận đầu tư không cao.

Cho vay lại nguồn vốn ODA là một trong những nội dung quan trọng của quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn quan trọng này. Nghiệp vụ cho vay lại nguồn vốn ODA là một mảng quan trọng trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính được ủy quyền quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Hiện nay, được ủy quyền cho vay lại nguồn vốn ODA ở Việt Nam có một số

tổ chức tài chính như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB). Trong đó, NHPT là tổ chức cho vay lại lớn nhất hàng năm số vốn ODA cho vay lại qua ngân hàng này chiếm trên 60% tổng lượng ODA cho vay lại. Các quy định, chính sách và cơ chế cho vay lại cơ bản được ban hành tại NHPT. Trong nghiên cứu nói đến cho vay lại ODA nghĩa là nói đến một hoạt động quan trong của NHPT, cho vay lại gắn với NHPT.

Cho vay lại nguồn vốn ODA của các tổ chức tài chính ở Việt Nam có thểđược hiểu một cách chính thống như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17

Cho vay lại vốn ODA là việc một ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng thay mặt Bộ Tài chính/ nhà tài trợ cho các tổ chức vay lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn ODA để thực hiện các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn hoặc theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ[10].

Cho vay lại vốn ODA có những khác biệt nhất định so với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại thông thường, sự khác biệt này có thể

nhận thấy ở nguồn vốn cho vay, lãi suất vay, thời gian vay và lĩnh vực cho vay. Thứ nhất, nguồn vốn cho vay không phải là nguồn thuộc sở hữu của tổ

chức cho vay, không phải vốn huy động trên thị trường, đó là nguồn vốn mà tổ chức cho vay được chính phủ hoặc nhà tài trợ ủy quyền. Thứ hai, lãi suất vốn vay rất thấp so với mức tín dụng thông thường trên thị trường thường là từ 0,25% đến 2%/ năm. Thứ ba, thời hạn vay dài, thông thường vay từ nguồn ODA có thời hạn vay từ 10 đến 30 năm. Thứ tư, về lĩnh vực cho vay chủ yếu là những lĩnh vực được ưu tiên phát triển như y tế, giáo dục, nông lâm nghiệp, hạ tầng cơ sở...

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả

trong và ngoài nước đã đưa ra những khái niệm về quản lý. Thông thường, quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều khiển, động viên, kiểm tra, điều chỉnh… Theo Henry Fayol (1886-1925) là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử tư

tưởng quản lý từ thời kỳ cận – hiện đại tới nay quan niệm rằng "Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả

các nguồn lực khác của tổ chức đểđạt được mục tiêu đề ra.”[22]

Trên cơ sởđó chúng ta có thể hiểu quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại là việc NHPT thay mặt Bộ Tài chính hay nhà tài trợ thực hiện cho vay lại.

Được bắt đầu từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện giải ngân và thu hồi nợ, giám sát việc giải ngân, sử dụng vốn vay và thu hồi nợ vay từ Chủđầu tư đối với các chương trình, dự án vay lại vốn ODA theo các điều khoản, điều kiện đã được quy định tại hợp đồng vay vốn. NHPT căn cứ vào các điều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

khoản quy định của hợp đồng sử dụng các biện pháp để tác động vào Chủ đầu tư nhằm đôn đốc họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng vay vốn.

Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại việc ngân hàng sử dụng tổng thể

các biện pháp, công cụ tác động vào quá trình giải ngân, thu nợ và sử dụng vốn ODA cho vay lại nhằm đảm bảo cho chủ đầu tư chịu trách nhiệm sử

dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợđầy đủ, đúng hạn theo nghĩa vụ ghi trong hợp đồng.

Khi xem xét khái niệm trên, cần lưu ý một sốđiểm:

Một là, chủ thể quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại là các ngân hàng.

Ở mỗi ngân hàng được tổ chức theo mô hình riêng và có chức năng cụ thể, do pháp luật quy định.

Ở Chi nhánh NHPT là cơ quan có chức năng chủ thể quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại từ nguồn do NHPT giao của các dự án trên địa bàn tỉnh.

Hai là, đối tượng quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại là số vốn ODA được sử dụng cho đầu tư các dự án và các chủđầu tư dự án vay vốn ODA cho vay lại.

Vốn cho vay lại được sử dụng để thực hiện đầu tư cho các dự án bao gồm khoản vốn viện trợ có thể do nước ngoài (chính phủ, các tổ chức phi chính phủ,...) viện trợ cho Chính phủ và Chính phủ phân bổ cho Tỉnh hoặc do các tổ chức nước ngoài thông qua Chính phủ, viện trợ trực tiếp cho Tỉnh.

Ba là, mục tiêu quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại nhằm giám sát việc sử dụng vốn vay và thu hồi nợ vay của Chủ đầu tưđối với dự án với các

điều khoản điều kiện theo quy định.

Bốn là, phương thức và công cụ quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại bao gồm việc lập kế hoạch giải ngân thu nợ; tổ chức thực hiện cho vay, thu nợ; tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại; kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn ODA cho vay lại.

Năm là, quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại được thực hiện trên một số lĩnh vực quan trọng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 Các lĩnh vực đó bao gồm những lĩnh vực mà các phần kinh tế khác không đủ khả năng hoặc không được phép đầu tư. Chẳng hạn, những dự án công ích có suất đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm hoặc khó thu hồi vốn như các dự án đầu tư cho ngành điện, dự án cung cấp nước sạch, dự

án xử lý môi trường,...

Những lĩnh vực đó có thể là các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư. Đó là những lĩnh vực không mang lại lợi ích trực tiếp hoặc khả năng sinh lời thấp, nhưđầu tư cho các dịch vụ công cộng, giáo dục phổ cập tiểu học, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đầu tư phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng

đặc biệt khó khăn... Nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực này thể hiện vai trò của Nhà nước trong khắc phục những khuyết tật của thị trường...

Sáu là, cơ chế quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại là hệ thống các biện pháp, công cụ, cách thức được ngân hàng sử dụng để quản lý vốn. Cơ chế đó bao gồm hệ thống pháp luật, chính sách, các quy định của Bộ Tài chính, Nhà tài trợ, NHPT về quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại.

2.1.2.2 Quy trình, đối tượng, nguyên tắc cho vay lại nguồn vốn ODA

Quy trình cho vay lại (theo Quyết đinh số 181/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ) (xem sơ đồ 2.1)

Kí hợp đồng ủy quyền cho vay lại (1)

Kí hiệp định Kí kết hợp đồng vay phụ (3) tín dụng ODA (2)

Sơđồ 2.1. Quy trình cho vay li ODA theo quy chế ca Chính ph

Bộ tài chính phát triNgân hàng ển VN

Người vay lại ( Chủđầu tư)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 Xuất phát từ những hình thức cho vay lại vốn ODA khác nhau, việc xây dựng và xác định cơ chế cho vay lại ODA đối với mỗi hình thức cũng cần thực hiện một cách tương xứng. Trong tổng thể cơ chế cho vay lại bao gồm việc xây dựng cơ chế cho vay lại vốn ODA và quy trình ký hết hợp đồng ủy quyền cho vay lại.

Đối với các dự án thuộc đối tượng thẩm định lại: Báo cáo kết quả thẩm

định lại dự án của NHPT gửi Bộ Tài chính là ý kiến chính thức về điều kiện cho vay lại cụ thể đối với dự án. Trên cơ sở kết quả thẩm định lại, Bộ Tài chính quyết định điều kiện cho vay lại cụ thể cho từng dự án hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ không bố trí vốn cho dự án.

Đối với các dự án không thuộc đối tượng thẩm định lại, Ban Vốn Nước ngoài - NHPT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan của NHPT tham gia ý kiến về cơ chế tài chính của dự án trình Lãnh đạo NHPT ký duyệt gửi cơ

quan có thẩm quyền.

- Ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại ODA:

Thứ nhất, về nguyên tắc ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại

Hợp đồng ủy quyền là cơ sở pháp lý để NHPT tiến hàng các bước thực hiện thủ tục cho vay lại. NHPT tham gia nôi dung Hợp đồng ủy quyền do Bộ

Tài chính dự thảo trước khi ký chính thức. Việc tham gia này phải đảm bảo một số yêu cầu:

+ Phù hợp các quy định hiện hành của pháp luật; + Phù hợp các quy định trong Hiệp định tài trợ;

+ Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan đến dự án, phù hợp thẩm quyền, chức năng của từng cơ quan theo quy định của pháp luật.

+ Phù hợp với thẩm quyền, chức năng của NHPT.

+ Phù hợp với các quy chế nghiệp vụ của NHPT, thuận tiện cho việc triển khai thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 Quy trình ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại căn cứ vào các văn bản sau: + Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền.

+ Hiệp định tài trợ và hiệp định vay phụ (nếu có). + Văn bản phê duyệt cơ chế tài chính của dự án.

+ Thông tư hoặc văn bản hướng dẫn của dự án (nếu có).

Tại NHPT, Ban Vốn Nước ngoài rà soát nội dung dự thảo Hợp đồng ủy quyền:

+ Trường hợp dự thảo Hợp đồng ủy quyền chưa phù hợp với các văn bản nêu trên, Ban Vốn nước ngoài dự thảo công văn tham gia ý kiến trình Lãnh đạo NHPT ký duyệt gửi Bộ Tài chính.

+ Trường hợp dự thảo hợp đồng ủy quyền phù hợp với các văn bản nêu trên, Ban Vốn nước ngoài trình Lãnh đạo NHPT ký và gửi Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại Bộ Tài chính ký đối ứng [8].

Đối tượng cho vay lại:

- Vềđối tượng cho vay lại nguồn vốn ODA là các chương trình, dự án (gọi là chủđầu tư) phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Thứ nhất, phù hợp với quy hoạch ĐTPT của Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

Thứ hai, phù hợp với điều kiện của nguồn vốn ODA và nội dung hợp

đồng ủy quyền NHPT đã ký với Bộ Tài chính/nhà tài trợ.

Hiện nay, trong hoạt động cho vay lại có nhiều chương trình và dự án khác nhau nhưng về tính chất của chủ dự án có thể chia ra thành hai nhóm:

Mt là: Chủ dự án là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghềđược vay vốn ưu đãi theo quy định. Hai là, nhóm các cơ quan Nhà nước thuộc các địa phương đứng ra vay vốn ODA để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, nhóm này thường bao gồm ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phồ trực thuộc trung ương [8].

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 - Về nguyên tắc cho vay lại:

+ Nguyên tắc thứ nhất, ngân hàng Phát triển và các tổ chức tài chính cho vay lại đối với các dự án có hiệu quả kinh tế-xã hội, có khả năng hoàn trả

vốn vay hoặc theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Nguyên tắc thứ hai, Chủđầu tư phải đảm bảo:1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích quy định trong hợp đồng tín dụng, 2. Hoàn trả nợ gốc, lãi vay và các khoản phải trả khác đúng thời hạn đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

- Về điều kiện cho vay lại ODA tại NHPT được thể hiện rõ ở một số

nội dung sau :

Thứ nhất, mức vốn cho vay lại ghi trong hợp đồng tín dụng được xác

định trên cơ sở trị giá Hiệp định tài trợ ký với nhà tài trợ cho mỗi dự án. Trường hợp Hiệp định tài trợ ký cho nhiều dự án nhưng không quy định mức phân bổ cho từng chương trình, dự án thì trị giá cho vay lại được xác định căn cứ vào quyết định phân bổ vốn vay, viện trợ của Chính phủ.

Thứ hai, đồng tiền cho vay lại và trả nợ. Về đồng tiền cho vay lại, Chủ đầu tư được quyền chọn đông tiền cho vay lại là ngoại tệ gốc vay của nước ngoài hoặc VND tùy theo khả năng trả nợ. Tỷ giá quy đổi từ đông ngoại tệ

sang VND là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm quy đổi. Trường hợp dự án do NHPT thẩm định, quyết định cho vay và chịu rủi ro tín dụng, Tổng giám đốc NHPT quyết định đồng tiền cho vay lại. Về đồng tiền trả nợ, theo nguyên tắc Chủđầu tư nhận vay lại theo đồng tiền nào thì trả nợ

bằng đồng tiền đó. Trong trường hợp Chủđầu tư trả nợ bằng VND hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi khác với đồng tiền nhận vay lại thì áp dụng tỷ giá hối đoái do Bộ Tài chính quy định hoặc theo thỏa thuận với NHPT được quy định trong hợp đồng tín dụng.

- Về thời hạn cho vay lại, thời gian ân hạn. Thời gian cho vay lại được xác định phù hợp với thời gian hoàn vốn của dự án, khả năng trả nợ của chủ đầu tư và các quy định tại hợp đông ủy quyền ký giữa NHPT và Bộ Tài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 chính/nhà tài trợ. Thời gian ân hạn được xác định căn cứ vào thời gian xây dựng dự án kể từ khi khởi công đến khi dự án được hoàn thành và đưa vào hoạt động. Thời gian ân hạn nằm trong thời hạn cho vay nêu trên [8].

- Về lãi suất cho vay lại. Được chia thành các hình thức sau:

+ Đối với hình thức cho vay bằng VND, lãi suất được xác định cụ thể

theo từng ngành kinh tế và không vượt quá lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Mức lãi suất này do Bộ Tài chính công bố

theo từng thời kỳ phù hợp với tình hình biến động của thị trường tài chính và tiền tệ (trừ trường hợp Nhà nước có quy định khác)

+ Đối với hình thức cho vay bằng ngoại tệ, lãi suất được xác định bằng lãi suất cho vay lại bằng VND quy định trên trừ đi mức rủi ro hối đoái tương

ứng của đồng tiền cho vay lại, nhưng không thấp hơn mức lãi suất vay nước ngoài và không cao hơn hai phần ba (2/3) lãi suất thương mại tham chiếu (CIRR) do tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) công bố tại thời điểm xác định lãi suất cho vay lại. Mức rủi ro hối đoái hàng năm đối với ba loại ngoại tệ là USD, EUR, JPY do Bộ Tài chính công bố hàng năm.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA vay lại tại chi nhánh ngân hàng phát triển Hải Dương (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)