Nhận xét về công tác kế toán tại công ty:

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí & xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa Việt Nam (Trang 86)

3.1.2.1 Ƣu điểm:

- Với công tác tổ chức và quản lý khá chặt chẽ đặc biệt là công tác kế toán tại Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam. Tổ chức công tác kế toán tại phòng kế toán hiện nay tương đối tốt, từ việc tổ chức vận hành hệ thống tài khoản khá chi tiết, tập hợp quản lý chứng từ, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đầy đủ kịp thời và chính xác, lập báo biểu kế toán hợp lý, khoa học từng bước tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán mới.

- Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các nhân viên là tiền đề giúp công việc kế toán từng phần hành hoạt động hiệu quả, phát huy khả năng tìm ẩn phục vụ tốt cho công

tác quản lý kế toán. Thường xuyên kiểm tra sổ sách kế toán nhằm phát hiện và sửa chữa ngay những sai sót.

- Quá trình hoạch toán được thực hiện với sự hỗ trợ của máy vi tính với phần mềm kế toán FAST ACCOUTING nên việc xử lý số liệu kế toán được giảm nhẹ đáng kể và chính xác hơn.

- Công ty áp dụng hình thức Nhật ký Chứng Từ, việc tổ chức hệ thống tài khoản khá chi tiết, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ kế toán được quản lý chặt chẽ, đánh số trước và lưu theo số thứ tự thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát lưu trữ

- Việc tính giá xuất kho hàng hoá (Giá vốn hàng bán ) theo phương pháp thực tế đích danh giúp xác định được hiệu quả kinh doanh theo từng lô hàng.

3.1.2.2 Nhƣợc điểm:

- Việc kiểm kê hàng hoá, xác định công nợ chưa tiến hành định kỳ hàng tháng, chỉ được tiến hành hàng quý, hàng năm có thể dẫn đến việc thất thoát hàng hoá, công nợ dây dưa chậm thanh toán, có thể không đúng thực tế.

- Việc tiến hành lấy chứng từ và nhập số liệu chứng từ sổ phụ ngân hàng còn chậm nên ảnh hưởng đến tiến độ lập báo cáo tài chính.

- Chưa phân loại theo khoản mục chi phí, gây chậm trễ trong công tác kế toán quản trị.

- Giá trị hàng hoá xuất mẫu chào hàng thể hiện trên doanh thu xác định bằng giá vốn hàng hoá. Giá trị này nếu xét về hiệu quả là cân bằng nhưng chưa được phù hợp theo quy định hiện hành.

- Việc lưu trữ chứng từ sổ sách chưa theo hệ thống, nên khó tìm kiếm trong quá trình cần cung cấp chứng từ cho thuế hoặc kiểm toán kiểm tra.

3.2 Kiến nghị:

3.2.1 Kiến nghị về công tác kế toán:

- Việc kiểm kê hàng hoá nên tiến hành định kỳ hàng quý và trước khi kết thúc quý khoảng 5 ngày; việc xác nhận số dư công nợ phải thu khách hàng nên tiến hành định kỳ hàng tháng nhằm giảm thiểu rủi ro tăng cường quản lý cho doanh nghiệp.

- Cần hạch toán chứng từ kế toán kịp thời để phục vụ cho đối chiếu số liệu công nợ , số dư tại ngân hàng và kịp thời lập báo cáo tài chính theo đúng qui định.

- Sắp xếp chứng từ một các hợp lý có khoa học để tiện việc cung cấp tài liệu cho kiểm toán, thuế và khi có yêu cầu cần hỗ trợ cung cấp chứng từ cho các phòng ban.

- Việc chi phí mua hàng nên thực hiện theo phương pháp phân bổ thực tế đích danh.

- Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, việc phân loại chi phí phát sinh vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: cần phải điều chỉnh một số chỉ tiêu để đảm bảo mức độ chính xác và hợp lý của từng loại chi phí, giúp nhà quản lý của doanh nghiệp trong việc ra quyết định kinh doanh

+ Hiện nay chi phí quảng cáo hạch toán hết vào chi phí quản lý nhưng chi phí này ảnh hưởng đến số lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng uy tín của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Vì vậy chúng ta nên hạch toán chi phí này vào chi phí bán hàng

3.2.2 Kiến nghị khác:

Để đạt được tất cả những mục tiêu đã để ra thì công ty nên có những giải pháp sau:  Về hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Nâng cao năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường, bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, đặc biệt chú ý tới thị trường mới, giàu tiềm năng, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao cũng như các sản phẩm nguyên liệu nhựa và các sản phẩm thân thiện với môi trường. Xây dựng và thiết lập hệ thống kênh phân phối hiệu quả. Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, xây dựng chính sách bán hàng hợp lý, định hướng kinh doanh vào các nhà sản xuất lớn để từng bước trở thành nhà phân phối nguyên liệu cho các tập đoàn trong và ngoài nước.

- Tập trung vào năng lực cốt lõi để vừa tạo thị trường mới, vừa giữ vững vị trí của mình trên thị trường hiện tại. Chú trọng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa có tính chuyên nghiệp đảm bảo đem lại hiệu quả phát huy thương hiệu. Với sự tập trung như vậy để hiểu sâu đối thủ cạnh tranh, đổi mới mình, đổi mới sản phẩm, dịch vụ của mình và đáp ứng nhu cầu liên tục thay đổi của khách hàng.

- Trong ba năm tiếp theo các chi phí đầu vào vẫn sẽ ở mức cao như chi phí nguyên liệu, điện, xăng dầu, tỷ giá ngoại tệ…cần có kế hoạch cụ thể của từng công đoạn sản xuất và lưu thông hàng hóa để giảm thiểu chi phí phát sinh.

- Tình hình giá cả sẽ có nhiều biến động khó lường nên cần tăng cường công tác dự báo nhằm đánh giá chính xác và kịp thời diễn biến giá cả thị trường.

- Tăng cường tính liên kết, liên doanh, hợp tác giữa các đơn vị thành viên để có thể hỗ trợ, bổ sung nguồn lực cùng vượt qua khó khăn, tăng cường tiêu thụ sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm quản lý và công nghệ sản xuất nhằm tiết giảm chi phí kinh doanh. Hơn nữa, việc tham gia vào chuỗi cung ứng góp phần nâng cao định mức tín nhiệm của doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay.

- Đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt xuất nhập khẩu sang thị trường Campuchia và các nước lân cận.

 Về hoạt động tài chính

- Cơ cấu lại nợ: tìm kiếm nguồn vốn vay có thời hạn dài, lãi suất và chi phí thấp để trả nợ nhằm thay thế các nguồn vốn đang sử dụng, giảm áp lực tài chính cho quá trình sản xuất kinh doanh hiện tại, cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay và đặc biệt để giảm tối đa chi phí tài chính..

- Rà soát hoạt động các đơn vị không hiệu quả để giải thể, sáp nhập giải quyết tồn tại tài chính, tập trung vốn cho việc thực hiện nhiệm vụ chính cốt lõi.

- Hợp lý hóa cơ cấu tổ chức kinh doanh, tận dụng tối đa nguồn lực về kho bãi - nhà xưởng, vốn, nhân lực nhằm giảm chi phí trong kinh doanh.

- Quản lý chặt chẽ công tác bán hàng - thu hồi nợ. Tính toán hợp lý để quay nhanh vòng vốn bỏ ra.

- Luôn công khai, minh bạch hóa thông tin, báo cáo tài chính hợp nhất đúng thời hạn quy định giúp cho quá trình giám sát, quản lý có hiệu quả hơn

 Về nhân sự, quản lý:

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nhằm nâng cao kiến thức và năng lực quản lý.

- Xây dựng kế hoạch tạo nguồn kinh phí để tổ chức đào tạo hoặc cử người đi đào tạo các cơ sở trong nước cũng như ở nước ngoài để đáp ứng nhu cầu lao động, nâng cao tay nghề, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý.

- Xây dựng quy chế tiền lương hợp lý với phương châm làm theo năng lực hưởng theo lao động để giảm chi phí quản lý, chính sách khen thưởng xứng đáng tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng và năng lực của mình, góp phần vào sự phát triển của công ty.

- Xây dựng cơ chế thu hút và sử dụng các nhà khoa học, các chuyên gia, các kỹ thuật viên giỏi, cán bộ bậc cao, các đề tài nghiên cứu ứng dụng để đẩy nhanh trình độ đổi

mới công nghệ và quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hình thành đội ngũ cán bộ quản lý giỏi.

- Có chính sách thích hợp để giữ chân cán bộ giỏi, mạnh dạn bố trí cán bộ trẻ có năng lực vào các vị trí quản lý của công ty.

- Hoàn thiện các Quy chế, quy định của Công ty như Quy chế quản trị nội bộ, Quy chế đại diện vốn của Vinaplast tại các đơn vị….

KẾT LUẬN

Trong tình hình đổi mới kinh tế hiện nay, các nguyên tắc, các thủ tục quản lý đã dần được thay đổi cho phù hợp với sự biến đổi của nền kinh tế thị trường. Trước sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải tự chọn cho mình hướng đi thích hợp để tự khẳng định mình bằng những việc làm thiết thực cụ thể.

Kinh doanh cái gì và kinh doanh thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất, đó là bài toán khó cho những nhà lãnh đạo, do đó đòi hỏi công tác kê toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp cần phải hoàn thiện hơn nữa. Việc xác định kết quả kinh doanh từng thời kỳ có thể dự báo tiềm năng cũng như hạn chế rủi ro trong kinh doanh, đưa ra những hướng tích cực và là công cụ đắc lực cho nhà quản lý trong việc điều hành hoạt động kinh doanh thích ứng với sự phát triển của doanh nghiệp trong thị trường ngày nay.

Xuất phát từ tầm quan trọng đó, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam”, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty, đến đây tôi đã hoàn thành việc nghiên cứu đề tài với những nội dung sau:

- Hệ thống hóa được những lý thuyết liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh;

- Phản ánh thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam.

- Đưa ra những nhận xét chung về tình hình công ty và một số kiến nghị liên quan;

- Chỉ ra những mặt ưu cũng như mặt còn tồn tại của công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.

- Đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh nói riêng; cũng như công tác kế toán nói chung cho công ty cổ phần Nhựa Việt Nam.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan đề tài còn có một số hạn chế như sau:

thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty;

- Những nhận xét, kiến nghị còn chung chung chứ chưa thể đưa ra chi tiết, cụ thể cho từng mảng công việc liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.

Tóm lại với những kiến thức và trình độ hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, những ý kiến đề xuất của tôi chắc chắn chưa đầy đủ và xác thực với thực tế lắm, nhưng tôi hy vọng chuyên đề khóa luận tốt nghiệp này là nguồn tài liệu bổ ích cho công ty.

Tôi rất mong sự chỉ bảo và góp ý chân thành của thầy cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Công nghệ TP HCM và các anh chị phòng kế toán công ty cổ phần Nhựa Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sổ sách chứng từ tại công ty cổ phần Nhựa VN. 2. Sách kế toán tài chính của Th.Sĩ Trịnh Ngọc Anh.

3. Kế toán tài chính - Chủ biên PGS. TS. Võ Văn Nhị, tập thể giảng viên tổ bộ môn kế toán thuế viện Kế Toán và Quản Trị Doanh Ngiệp – Nhà xuất bản Tài Chính 2005.

4. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Doanh Nghiệp - Nhà Xuất Bản Thống Kê 2007.

5. Luật kế toán.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí & xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)