Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí & xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa Việt Nam (Trang 47)

2.1.3.4.1 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty:

- Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam

- Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi ngoại tệ: Đánh giá lại ngoại tệ cuối kì theo tỷ giá Bình quân liên ngân hàng,chuyển đổi ngoại tệ theo phương pháp Thực tế đích danh.

- Phương pháp kế toán tài sản cố định: Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Theo nguyên giá; Khấu hao TSCĐ theophương pháp đường thẳng.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kiểm kê hàng hóa theo phương pháp "kê khai thường xuyên", giá vốn hàng bán xác định theo phương pháp " Thực tế đích danh"

- Tình hình trích lập và hồn nhập dự phòng: Khi giá thị trường thấp hơn giá trị hàng hóa nhập kho, đơn vị lập dự phòng với khoản tiền bằng khoảng chnh lệch giá trị thuần có

Báo cáo kế toán Sổ cái

Nhật ký chứng từ

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ kiêm

báo cáo quỹ

Sổ chi tiết Chứng từ gốc và các

bản phân bổ

thể thực hiện và nguyên giá. Khi giá trị có thể thực hiện được cao hơn giá trị thuần ước tính để lập dự phòng, đơn vị sẽ hoàn nhập dự phòng.

2.1.3.4.2 Chứng từ sổ sách kế toán áp dụng:

Những sổ sách kế toán chủ yếu được sử dụng trong hình thức kế toán. - Bảng kê.

- Bảng tổng hợp chi tiết - Bảng phân bổ chi phí - Sổ cái.

- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.

Căn cứ để ghi vào các sổ sách kế toán chủ yếu trong hình thức nhật ký chứng từ là các chứng từ gốc. Nhưng để đơn giản và hợp lý hoá công việc ghi chép kế toán hàng ngày, kế toán nhật ký chứng từ còn sử dụng hai chứng từ là: Bảng phân bổ và tờ kê chi tiết.

Bảng phân bổ là chứng từ tổng hợp phân loại chứng từ gốc cùng loại theo các đối tượng sử dụng, được dùng cho các loại chi phí phát sinh nhiều lần và thường xuyên. Khi sử dụng bảng phân bổ thì chứng từ gốc trước hết được ghi vào bảng phân bổ, cuối tháng số liệu ở bảng phân bổ được ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan.

Tờ kê chi tiết cũng là loại chứng từ tổng hợp chứng từ gốc, dùng để phân loại các chi phí bằng tiền và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác đã được phản ánh ở các nhật ký chứng từ hoặc các bảng kê để ghi vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê khác có liên quan theo các chỉ tiêu hạch toán chi tiết qui định trên các nhật ký chứng từ. Khi sử dụng các tờ kê chi tiết thì số liệu từ chứng từ gốc trước hết được ghi vào tờ kê chi tiết, cuối tháng số liệu của các tờ kê chi tiết được ghi vào các nhật ký chứng từ và bảng kê liên quan.

2.1.4 Tình hình công ty những năm gần đây:

2.1.4.1 Tình hình doanh thu, lợi nhuận công ty những năm gần đây: Bảng 2.1. Doanh thu và Lợi nhuận của công ty cổ phần Nhựa Việt Nam Bảng 2.1. Doanh thu và Lợi nhuận của công ty cổ phần Nhựa Việt Nam

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Doanh thu 771,354,159,621 740,144,868,879 907,332,526,275 Lợi nhuận 12,416,582,922 2,329,372,608 9,803,066,248

Nhìn chung doanh thu của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 tăng. Cụ thể là doanh thu năm 2010 đạt 771,354,159,621 đồng, đến năm 2011 thì doanh thu giảm nhẹ đạt 740,144,868,879 đồng, giảm 4.2% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 thì doanh thu của công ty tăng mạnh và đạt 907,332,526,275 đồng, tăng 22.6% so với năm 2011. Tuy doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận của công ty vẫn không cao mà còn giảm. Cụ thể là lợi nhuận năm 2010 của công ty là 12,416,582,922 đồng, đến năm 2011 thì lợi nhuận giảm mạnh còn 2,329,372,608 đồng. Đến năm 2012 lợi nhuận có tăng nhưng vẫn còn thấp hơn lợi nhuận năm 2010.

2.1.4.2 Hoạt động công ty những năm gần đây:

Hoạt động nghiên cứu:

Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam đang triển khai nghiên cứu sản phẩm mới phục vụ cho ngành điện, ngành xây dựng…. hiện trong nước chưa sản xuất được.

Một số các đề tài có tính thực tiễn cao đã được công bố như:

- Nghiên cứu công nghệ sản xuất bao bì sử dụng trong thực phẩm, đồ uống và đóng gói (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu tính hài hòa giữa tiêu chuẩn cao su của Việt Nam với khối ASEAN trong lĩnh vực ô tô xe máy.

- Nghiên cứu công nghệ sản xuất tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm nhựa. Trung tâm đang tiếp tục triển khai Dự án “Nghiên cứu ứng dụng nhựa sinh học để chế tạo các loại bao bì dễ phân hủy thay thế các bao bì làm từ nhựa hóa học khó phân hủy” và “Nghiên cứu thiết kế chuỗi cách điện chuỗi cách điện bằng Silicon-Composite thay thế cho chuỗi cách điện làm bằng gốm sứ và thủy tinh dùng cho đường dây trên không truyền tải điện của ngành điện”.

Hoạt động Marketing

Trong tình hình sức mua của thị trường yếu, cạnh tranh ngày càng gay gắt, Công ty rất chú trọng trong công tác Marketing nhằm đưa hình ảnh cũng như thương hiệu của công ty lên vị thế nhất định trên thị trường.

Công ty cũng rất chú tâm trong việc xây dựng hình ảnh trong mắt khách hàng và đối tác, luôn đưa ra những thông điệp đảm bảo uy tín kinh doanh và chất lượng sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, hoàn thiện hình ảnh trực tuyến của công ty bằng cách đầu tư website của công ty kỹ lưỡng, luôn cập nhật đầy đủ kịp thời trên website giúp cho cổ đông cũng như đối tác có thể theo dõi được tình hình hoạt động, các dự định cũng như

chiến lược kinh doanh của công ty. Công ty cũng đẩy mạnh công tác truyền thông quảng cáo nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu cũng như đẩy mạnh công tác phát triển thị thường cho sản phẩm của công ty.

Công ty còn có một số chiến lược Marketing online như: bám giữ duy trì quan hệ với các khách hàng tiềm năng, thường xuyên email cho các khách hàng tiềm năng để chúc sức khỏe và thông báo đến 1 số chính sách ưu đãi hay sản phẩm mới của công ty; tham gia các diễn đàn các website về hoạt động của ngành nhựa để đăng bài và xây dựng hình ảnh của công ty

2.1.5 Thuận lợi, khó khăn, phƣơng hƣớng phát triển của công ty:

2.1.5.1 Thuận lợi:

Công ty CP Nhựa Việt Nam là một trong những công ty tiên phong của ngành Nhựa Việt Nam, có lịch sử phát triển khá lâu đời. Với tuổi đời dầy dặn vả cũng là cánh chim đầu đàn, Công ty CP Nhựa Việt Nam có những kinh nghiệm và hiểu biết nhất định về ngành nhựa cũng như thị trường Nhựa Việt Nam. Công ty cũng đã xây dựng cho mình hình ảnh cũng như vị thế nhất định với các doanh nghiệp trong ngành khó mà doanh nghiệp nào có thể thay thế.

Hiện tại, công ty có một số đối thủ cạnh tranh về thị trường sản phẩm BOPP như Công ty Formosa là đối thủ chi phối và điều tiết thị trường Việt Nam với lợi thế nguồn nguyên liệu tự cung, máy móc hiện đại, chiếm 30% thị phần trong nước; Công ty Phước Kim Long cũng là đối thủ cạnh tranh lớn khi dần dần tạo được niềm tin với khách hàng nội địa…

2.1.5.2 Khó khăn:

Do nguồn nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là từ nhập khẩu, nên sự ổn định của giá các loại hạt nhựa ảnh hưởng rất lớn đến công ty. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nhà cung cấp nguyên liệu nhựa để chủ động, vậy nên ngành nhựa nói chung và công ty nói riêng vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào giá cả nguyên vật liệu nhựa của các thị trường xuất khẩu lớn. Trong năm 2 năm 2011 và 2012, giá nguyên liệu thế giới lên xuống thất thường làm cho việc hoạt động sản xuất của công ty gặp khó khăn trong việc dự toán chi phí và cân đối doanh thu. Bên cạnh đó, việc chính phủ dự kiến tăng thuế hạt nhựa PP là một trong ba nguyên liệu chính để sản xuất nhựa gia dụng và bao bì, đã khiến cho lợi nhuận của ngành nhựa nói chung và công ty nói riêng có nguy cơ bị giảm sút.

Trong thời điểm kinh tế khủng hoảng, hầu hết các ngân hàng đều thắt chặt tín dụng, gia tăng lãi suất. Vậy nên việc xoay sở vốn kinh doanh của công ty luôn gặp khó khăn, chấp nhận chịu lãi suất ngân hàng cao để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh công ty phải giảm hiệu suất lợi nhuận của mình.

2.1.5.3 Phƣơng hƣớng phát triển của công ty:

Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 - 2013, định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014 - 2016 như sau:

Bảng 2.2: Phƣơng hƣớng phát triển của công ty CP Nhựa Việt Nam

ĐVT: triệu đồng./.

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Doanh thu 796.700 898.600 1.050.600

2. Lợi nhuận trước thuế - 9.660 1.160 9.960

3. Cổ tức (5%) 0 0 5

Theo chiến lược của ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2015 do Bộ Công Thương phê duyệt vào ngày 17/06/2011, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2011-2015 sẽ vào khoảng 17,56% năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, thì trong ba năm tới, định hướng của Công ty là duy trì mức tăng trưởng ở mức trung bình từ 13%; xây dựng thương hiệu Công ty CP Nhựa Việt Nam trở thành một trong những công ty hàng đầu về ngành nhựa và vững mạnh về nguồn lực; nỗ lực đạt được mức lợi nhuận và cổ tức có thể chấp nhận được để xây dựng lòng tin với các cổ đông.

- Tiếp tục phát triển mảng kinh doanh truyền thống, mở rộng mạng lưới kinh doanh nguyên liệu nhựa. Tìm kiếm và mở rộng các mặt hàng kinh doanh mới.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ góp phần giảm lãi vay do được hưởng lãi suất ưu đãi từ việc xuất khẩu hàng hóa.

- Xây dựng và triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh.

- Thực hiện thoái vốn tại các Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC - Vina và Công ty Cổ phần Nhựa YoulChon Vina để tạo nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm áp lực chi phí lãi vay.

2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: công ty cổ phần Nhựa Việt Nam:

2.2.1 Đặc điểm kinh doanh, các phƣơng thức tiêu thụ và thanh toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam:

2.2.1.1 Đặc điểm kinh doanh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam chuyên xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh và ủy thác nguyên liệu hóa chất, thiết bị chuyên ngành nhựa và vật tư cho các ngành khác từ các nước trong khu vực và thế giới:

- Bột nhựa PVC, hạt nhựa PVC compound.

- Các lọai nhựa như: PE, PP, PET, PS, ABS, SAN, POM, PA….. - Các loại màng nhựa (film) PVC, PP, BOPET, CPP, MCPP, BOPP.

- Các loại phụ gia, hóa chất tăng cường lực, trợ gia công, hóa dẻo, mực in, dung môi. - Vật tư cho các ngành khác: nhôm thỏi, giấy nhôm (aluminium foil)…

- Khuôn mẫu, thiết bị, máy móc sản xuất sản phẩm nhựa.

2.2.1.2 Phƣơng thức tiêu thụ hàng hóa:

- Phương thức bán lẻ (Chủ yếu cho cá nhân, ít phát sinh): Các cá nhân có nhu cầu mua hàng, phòng Kinh doanh- Xuất nhập khẩu sẽ cử nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng để thỏa thuận về lượng hàng, giá, hình thức thanh toán lẫn nơi giao hàng làm đề suất bán hàng thông qua Giám đốc phê duyệt. Sau khi hoàn thành thủ tục nêu trên giấy đề suất bán hàng được chuyển sang phòng Tài chính Kế toán xuất hóa đơn bán hàng.

- Phương thức bán buôn (chủ yếu) : Thông qua đơn đặt hàng của khách hàng hoặc hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng hoặc qua tiếp thị chào hàng( Bằng thư chào hang qua FAX; gửi mẫu hàng hoặc chào hàng trực tiếp) của nhân viên phòng KD- XNK: Giấy đề nghị bán hàng được nhân viên thuộc phòng KD – XNK lập trình Giám đốc duyệt y sau đó chuyển sang phòng Tài chính kế toán xuất hóa đơn bán hàng

2.2.1.3 Phƣơng thức thanh toán:

Công ty áp dụng 2 hình thức thanh toán cho khách hàng là: thanh toán trực tiếp và thanh toán chậm.

- Phương thức thanh toán trực tiếp: Sau khi nhận được hàng thì khách hàng sẽ thanh toán trực tiếp cho công ty bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

vẫn chưa thanh toán thì sẽ chịu một khoảng tiền phạt do khách hàng thanh toán không đúng hạn. Số tiền phạt sẽ được quy định trên hợp đồng.

2.2.2 Kế toán doanh thu, thu nhập khác tại công ty:

2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng: 2.2.2.1.1 Đặc điểm: 2.2.2.1.1 Đặc điểm:

Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cổ phần Nhựa Việt Nam gồm:  Doanh thu từ hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu và nội địa:

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là kinh doanh hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất, thiệt bị, phụ tùng thuộc ngành nhựa từ một số nước như: Malaysia, Indonesia, Thailand, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Ả Rập – Saudi, Mỹ…(Chủ yếu là các nước thuộc Châu Á) để cung cấp cho các đơn vị SX- KD trong nước. Trong đó việc nhập khẩu nguyên liệu nhựa chiếm hơn 95% hoạt động kinh doanh của DN, còn lại DN phải mua nguyên liệu nhựa từ các nhà cung cấp trong nước (Chủ yếu tại Tp. Hồ Chí Minh) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong điều kiện mặt hàng DN không đủ hoặc không đáp ứng nguồn hàng tức thời cho khách hàng.

 Doanh thu từ hoạt động ủy thác nhập khẩu:

Đây là một trong những chức năng hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp, là khoảng hoa hồng ủy thác DN được hưởng; phát sinh khi khách hàng có nhu cầu nhập khẩu nhưng không có chức năng này hoặc có chức năng này nhưng họ tính toán nếu ủy thác sẽ lợi hơn khi họ phải nhập khẩu trực tiếp. Khi đó khách hàng sẽ ủy thác cho DN thực hiện. Doanh nghiệp sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác nhập khẩu với khách hàng và hưởng hoa hồng ủy thác.

 Doanh thu từ hoạt động dịch vụ:

Hoạt động dich vụ xảy ra ở các lãnh vực cho thuê kho bãi., Hợp đồng cho thuê văn phòng, cho thuê máy móc thiết bị khi khách hàng có nhu cầu thuê thì ký kết hợp đồng , trong hợp đồng dịch vụ thường nêu rõ thời hạn thực hiện dịch vụ, phương thức thanh toán tiền, chi phí phát sinh do bên nào chịu trong thời gian thực hiện dịch vụ

2.2.2.1.2 Chứng từ sử dụng:

- Đơn đặt hàng của khách hàng.

- Giấy đề suất bán hàng được Giám đốc duyệt. Giấy này do phòng KD – XNK đề nghị. - Hợp đồng kinh tế đã ký kết.

- Bộ chứng từ nhập khẩu từ lô hàng ủy thác gồm: Hóa đơn thương mại (Invoice); Bảng kê đóng gói chi tiết (Packing list); Vận đơn đường biển (Ocean Bill of lading); Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) ; Yêu cầu bảo hiểm (Marine Cargo Policy); …; Tờ khai hải quan nhập khẩu; Thông báo thuế.

- Hóa đơn giá trị gia tăng

2.2.2.1.3 Tài khoản sử dụng:

- TK 111 “Tiền mặt”

- TK 131 “Phải thu khách hàng”

- TK 5111A “Doanh thu hàng hóa và ủy thác nhập khẩu’ - TK 5111H “Doanh thu hoạt động dịch vụ”

- TK 3331 “Thuế GTGT đầu ra” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- TK 33312 “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” - TK 33332 “Thuế nhập khẩu”

2.2.2.1.4 Sổ sách sử dụng:

- Sổ tiêu thụ hàng hóa( được lập cuối mỗi tháng) - Nhật ký chung.

- Sổ cái tài khoản 5111

2.2.2.1.5 Một số nghiệp vụ phát sinh thực tế tại công ty:

Nghiệp vụ 1: Căn cứ hoá đơn số 0002544,ngày 09 04/2012. Công ty Cổ Phần Nhựa Việt

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí & xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa Việt Nam (Trang 47)