Xác định kết quả kinh doanh:

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí & xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa Việt Nam (Trang 37)

1.4.1 Khái niệm:

Kết quả kinh doanhlà kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định và được xác định bằng các so sánh giữa một bên là tổng doanh thu và thu nhập với một bên là tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện. Nếu doanh thu và thu nhập từ các hoạt động lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lãi. Ngược lại, nếu doanh thu và thu nhập nhỏ hơn chi phí thì doanh nghiệp bị lỗ.

Lợi nhuậnlà một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Nó là nguồn tích lũy nhằm tái sản xuất mở rộng, cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động. Lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.

1.4.2 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 911: “Xác định kết quả kinh doanh”.

Kết cấu tài khoản:

Bên Nợ:

 Trị giá vốn của hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ.

 Chi phí bán hàng.

 Chi phí quản lý doanh nghiệp.

 Chi phí hoạt động tài chính.

 Chi phí khác, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

 Kết chuyển lãi.

Bên Có:

 Doanh thu thuần của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.

 Thu nhập khác.

 Kết chuyển lỗ.

 Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.

1.4.3 Phƣơng pháp hạch toán xác định kết quả kinh doanh:

 Kết chuyển doanh thu, thu nhập trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Nợ TK 512 – Doanh thu nội bộ.

Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. Nợ TK 711 – Thu nhập khác.

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

 Kết chuyển các loại chi phí trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán. Có TK 641 – Chi phí bán hàng.

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 635 – Chi phí tài chính.

Có TK 811 – Chi phí khác.

Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

 Kết chuyển hoạt động kinh doanh trong kỳ. Nếu lãi, ghi:

Nợ Tk 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối. Nếu lỗ, ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SƠ ĐỒ 1.1: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG KỲ

Kết chuyển chi phí.

Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN

hoãn lại. Kết chuyển khoản giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại.

Kết chuyển lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ

TK 8212

Kết chuyển lãi hoạt động kinh doanh trong kỳ.

TK 421

Kết chuyển doanh thu và thu nhập khác TK 421 TK 8211, 8212 TK 632, 635, 641, 642, 811 TK 911

Xác định kết quả kinh doanh

TK 511, 512, 515, 711

CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam:

2.1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần Nhựa Việt Nam:

2.1.1.1 Lịch sử hình thành:

- Năm 1960: Một số nhà máy nhựa quốc doanh đầu tiên của Việt Nam được xây dựng. Những nhà máy này sau này đều là thành viên của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam.

- Năm 1976:Công ty Tạp phẩm được thành lập với sản phẩm chủ yếu bao gồm sản phẩm nhựa, da giày, chất tẩy rửa, kim khí tiêu dùng, văn phòng phẩm…

-Năm 1987:Công ty Tạp phẩm đổi tên thành Liên hiệp các Xí nghiệp Nhựa và Tạp phẩm. Sản phẩm chính là sản phẩm nhựa, kim khí tiêu dùng, văn phòng phẩm….

-Năm 1989:Liên hiệp các Xí nghiệp Nhựa và Tạp phẩm đổi tên thành Liên hiệp Sản xuất - Xuất nhập khẩu Nhựa, tên giao dịch viết tắt là VINAPLAST.

-Năm 1990: Hiệp Hội Nhựa Việt Nam được thành lập. VINAPLAST giữ vai trị nòng cốt của Hiệp hội.

-Năm 1995: Liên hiệp Sản xuất - Xuất nhập khẩu Nhựa được đổi tên thành Công ty Nhựa Việt Nam, tên giao dịch viết tắt là VINAPLAST.

-Năm 1996: Tổng Công ty Nhựa Việt Nam được thành lập, tên giao dịch vẫn giữ nguyên là VINAPLAST.

-Năm 2003: Hình thành Công ty Nhựa Việt Nam kế thừa nghĩa vụ và quyền lợi của Tổng Công Nhựa Việt Nam, tiếp tục giữ nguyên tên giao dịch viết tắt VINAPLAST.

-Tháng 10/2008 Công ty Nhựa Việt Nam chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Nhựa Việt Nam.

2.1.1.2 Loại hình doanh nghiệp:

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM. Tên giao dịch: VIETNAM PLASTIC CORPORATION. Tên viết tắt: VINAPLAST.

Trụ sở chính của công ty: 300B Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, TP.HCM Tel: (84-8) 39453301 – 39453302 – 39453303

Fax: (84-8)39453298

Email: vinaplast@vinaplast.com.vn - Website: www.vinaplast.com.vn 2 Đơn vị trực thuộc:

- Chi nhánh công ty cổ phần nhựa Việt Nam tại Hà Nội. Địa chỉ: 39A Ngô Quyền, Tầng 6, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. -Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng chất dẻo và đào tạo( CEPLAS). 6 Công ty con:

- Công ty TNHH TM & DV Nhựa Việt Nam. - Công ty TNHH MTV TM & DV Nhựa Số Một. - Công ty TNHH MTV TM & DV Nhựa Trường An . - Công ty Cổ phần Nhựa Việt Phước (VIPLAST). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long (THALOPLAST). - Công ty Cổ phần Nhựa Bắc Giang.

3 Công ty liên doanh:

- Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina. - Công ty Cổ phần Nhựa Youl Chon Vina.

- Công ty TNHH Liên doanh Việt Thái Plastchem . 3 Công ty liên kết:

- Công ty Cổ phần Nhựa Vân Đồn (SIMIPLAST). - Công ty Cổ phần Nhựa Tân Phú (TAPLAST). - Công ty CP TMDV Nhựa, Mộc Nghệ An .

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam;

2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam

2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban:

Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc:

Là người đứng đầu Công ty, có nhiệm vụ lãnh đạo công ty, chịu trách nhiệm với Cổ phần về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mình.

Phó tổng giám đốc:

Gồm 2 người (Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh, Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật) có nhiệm vụ giúp Giám đốc theo lĩnh vực đã được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc của mình.

Phòng tổ chức hành chính:

Tham mưu cho Ban quản trị và Giám đốc trong vấn đề chế độ chính sách, tổ chức Phó Tổng Giám Đốc KD Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Kinh Doanh Phòng Kế Hoạch Đầu Tư Trung tâm nghiên cứu chất dẻo Chi nhánh Công ty CP Nhựa Việt Nam tại Hà Nội Phó Tổng giám đốc KT Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Kiêm Tổng Giám Đốc

Ban kiểm soát Đại Hội Đồng Cổ Đông

Phòng tài chính kế toán:

Giúp giám đốc thực hiện chức năng về quản lý tài chính, kế toán, giá cả nhựa trong công ty theo quy định của pháp luật.

Thu thập, xử lí thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung kinh tế, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Phân tích thông tin, số liệu kế toán,tham mưu, đề xuất các giải pháp để phục vụ yêu cầu quản trị và ra quyết định Giám đốc. Lưu trữ bảo quản cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định.

Phòng kinh doanh:

Giúp giám đốc trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh các loại vật tư nguyên vật liệu ngành nhựa theo quy định của pháp luật.

Phòng kế hoạch đầu tƣ:

Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác kế hoạch, công tác thống kê, công tác quy hoạch và đầu tư. Giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý công ty trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và đầu tư phát triển trong toàn công ty theo quy định của pháp luật.

Trung tâm nghiên cứu chất dẻo:

- Nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển về kỹ thuật công nghệ của công ty. Tổ chức thực hiện các công trình nghiên cứu ứng dụng và triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Quy hoạch và định hướng sử dụng, sản xuất nguyên vật liệu, phụ liệu trong nước để phục vụ cho việc sản xuất của công ty và các đơn vị trong ngành.

- Nghiên cứu đổi mới và ứng dụng thiết bị, công nghệ, nguyên liệu mới để mở rộng sản xuất các sản phẩm mới có chất lượng cao, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Xây dựng các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn các định mức kinh tế kỹ thuật để áp dụng trong công ty.

- Hướng dẫn, dịch vụ tư vấn chuyển giao, công nghệ và ứng dụng các đề tài nguyên liệu vào sản xuất trong công ty và ngoài công ty. Thiết kế, chế tạo thiết bị, khuôn mẫu chuyên ngành, kiểm định chất lượng nguyên vật liệu, hoá chất phụ gia, chất lượng sản phẩm ngành nhựa.

- Tổ chức thu thập thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật và phổ biến thông tin chuyên ngành qua ấn phẩm, hội thảo, hội chợ triển lãm hoặc báo cáo khoa học chuyên đề về ngành nhựa Việt Nam và Thế giới.

- Biên soạn giáo trình, giáo án, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật chuyên ngành, tổ chức và tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, công nhân công nghệ cho công ty và ngành nhựa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi nhánh Công ty CP Nhựa Việt Nam tại Hà Nội:

- Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu tổng hợp, dịch vụ ngành nhựa và làm công tác quản lí. Theo uỷ quyền và phân cấp của công ty để đại diện báo cáo với Bộ và các cơ quan chức năng có thâm quyền. Nắm bắt các thông tin hoạt động chuyên ngành ở khu vực phía Bắc để báo cáo về công ty.

- Được kí hợp đồng theo phân cấp hoặc công ty uỷ quyền ký hợp đồng kinh doanh mua bán vật tư và xuất nhập khẩu.

- Tổ chức hoạt dộng dịch vụ về cho thuê văn phòng, thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp trong, ngoài ngành và các hoạt dộng dịch vụ khác.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam:

2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam

Kế Toán Thanh Toán– Tiền Mặt Thủ Quỹ Kế Toán Công Nợ Kế Toán Thuế Kế Toán Hàng Hoá Vật Tư Kế Toán Ngân Hàng– Phải Trả Người Bán Kế Toán Trưởng

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán:

Kế toán trƣởng:

- Là người đứng đầu bộ máy kế toán, thay mặt Giám đốc tiến hành tổ chức công tác kế toán của Công ty.

- Tổ chức tình hình ghi chép, phản ánh trung thực, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn vị thuộc phạm vi, nghỉa vụ của mình.

- Có quyền kiểm tra, giám sát công tác tài chính tại Công ty. - Chịu trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp cho cấp trên.

- Tham mưu và thực hiện công tác đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. - Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán của Công ty.

- Có quyền kiến nghị, đình chỉ việc thu, chi không đúng nguyên tắc tại Công ty.

- Là thánh viên của hội đồng tiền lương, khen thưởng và được tham gia đầy đủ các hội nghị giao ban, đánh giá việc hoàn thành kế hoạch sản xuất và kết quả kinh doanh.

- Trực tiếp giám sát việc hạch toán kế toán của các kế toán viên. - Hạch toán lương cho nhân viên, quản lý và trích khấu hao TSCĐ. - Theo dõi và báo cáo các khoản nợ phải thu và các khoản phải thu khác.

- Theo dõi và phản ánh trực tiếp các số liệu phát sinh hàng ngày tại Công ty, lên hệ thống sổ sách kế toán, tập hợp chứng từ phát sinh hàng ngày.

- Tập hợp số liệu từ sổ kế toán chi tiết, sau đó tiến hành tổng hợp kết chuyển vào sổ cái, lên báo biểu, báo cáo tổng hợp, lập báo cáo quyết toán.

Kế toán Thanh toán- Tiền mặt:

- Lập các phiếu thu, phiếu chi vào các sổ kế toán liên quan và xử lý các khoản thanh toán. Tổ chức hạch toán tiền mặt và tình hình thanh toán, khả năng thanh toán chi trả của Công ty.

- Ghi sổ chi tiết các khoản thu, chi.

Kế toán Ngân Hàng- Phải trả ngƣời bán:

- Thực hiện việc mở sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, ghi chép và phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan.

- Định kỳ, tiến hành đối chiếu số dư của ngân hàng và các kế toán viên khác nhằm giúp cho kế toán trưởng tham mưu cho Giám đốc tình hình tiền gửi và tiền vay ngân hàng của Công ty.

- Lập phiếu thanh toán cho các khoản nợ đến hạn Kế toán hàng hóa vật tƣ:

- Ghi chép, phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty có liên quan đến nhập – xuất – tồn vật tư.

- Kiểm tra và giám sát tình hình định mức tiêu hao vật tư tại chi nhánh Công ty. - Kiểm tra và giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về quá trình mua hàng, bán hàng.

- Theo dõi chặt chẽ tình hình tồn kho hàng hoá, giảm giá hàng hoá... Tổ chức kiểm kê hàng hoá đúng theo quy định, báo cáo kịp thời hàng tồn kho.

Kế toán công nợ:

- Ghi nhận các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thông báo các khoản nợ đã đến hạn trả, đối chiếu công nợ với khách hàng, nội bộ. - Lập báo cáo công nợ trình cho kế toán trưởng.

- Định kỳ đối chiếu sổ chi tiết với sổ cái. Kế toán thuế:

- Theo dõi tình hình mua bán hàng hoá của công ty để ghi nhận các khoản thuế. - Lập báo cáo thuế trình cho kế toán trưởng.

- Nộp thuế cho cơ quan thuế

Thủ Quỹ:

- Quản lý tiền mặt tại quỹ của Công ty, chịu trách nhiệm việc thu, chi khi có quyết định của Giám đốc hoặc Kế toán trưởng đồng thời có nhiệm vụ phát lương cho các cán bộ công nhân viên tại Công ty.

- Thực hiện việc kiểm kê quỹ vào cuối ngày để báo cáo số dư quỹ. - Ghi chép sổ quỹ và lập báo cáo tồn quỹ theo đúng chế độ quy định.

2.1.3.3 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty:

Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam áp dụng hình thức kế toán: Nhật Ký Chứng Từ.

SƠ ĐỒ 2.3: LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày (định kỳ) Ghi vào cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

2.1.3.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: 2.1.3.4.1 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: 2.1.3.4.1 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty:

- Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam

- Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi ngoại tệ: Đánh giá lại ngoại tệ cuối kì theo tỷ giá Bình quân liên ngân hàng,chuyển đổi ngoại tệ theo phương pháp Thực tế đích danh.

- Phương pháp kế toán tài sản cố định: Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Theo nguyên giá; Khấu hao TSCĐ theophương pháp đường thẳng.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kiểm kê hàng hóa theo phương pháp "kê khai

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí & xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa Việt Nam (Trang 37)