- Các ảnh hưởng về luật pháp, chính trị
3.3.2. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước
3.3.2.1.Về chính sách và pháp luật
Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hoá các thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng xuất khẩu hàng may mặc. Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế về các vấn đề liên quan đến nhập khẩu hàng may mặc ở các quốc gia. Điều này đòi hỏi các tham tán thương mại cần nâng cao vai trò của mình, tích cực tìm hiểu pháp luật, chính sách của nước bạn. Từ đó có thể chuẩn bị thật kỹ việc đáp ứng các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc. Bên cạnh đó, hệ thống hóa các điều ước quốc tế đã ký kết với các nước, các tổ chức kinh tế thương mại khu vực và các cam kết mở cửa thị trường cũng như thực hiện các quy định của WTO.
Nhà nước cũng cần hỗ trợ các thiết bị các thiết bị công nghệ hiện đại trong khâu tiến hành kiểm tra chất lượng nguyên liệu, vừa hỗ trợ hải quan tiến hành kiểm tra nhanh, vừa giảm chi phí lưu kho nguyên liệu chờ kiểm tra vừa giúp doanh nghiệp giao hàng đúng hẹn.
3.3.2.2.Nhà nước cần hỗ trợ về vốn, lãi suất tín dụng
Đối với ngành dệt may nói chung, may mặc nói riêng, vốn là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu, vì trong ngành cần có sự đầu tư lớn về máy móc, nguyên phụ liệu và đôi khi để tăng sức hấp dẫn với đối tác, công ty có thể thoả thuận các hợp đồng thanh toán chậm. Do đó, việc hỗ trợ vốn ngắn hạn và dài hạn là rất quan trọng. Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp qua công cụ tín dụng, lãi suất như: cắt giảm định mức tín dụng đối với các doanh nghiệp và tạo thuận lợi trong thủ tục vay vốn ngân hàng.
dời và hiện đại hóa các nhà máy dệt, may tại đô thị lớn. Bên cạnh đó, Nhà nước phải hỗ trợ doanh nghiệp dệt may trong giá thu mua bông, bởi mức giá bông trên thế giới luôn ở mức cao. Khi ngành dệt trong nước phát triển sẽ cung cấp được nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành may mặc, như vậy tỉ lệ nội địa hoá sẽ tăng lên. Mặt khác, sử dụng được nguồn nguyên liệu trong nước sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, kho bãi, giảm rủi ro về tỉ giá.
3.3.2.3. Nhà nước cần hỗ trợ trong hoạt động xúc tiến thương mại
Nhà nước cần kết hợp ngành với hiệp hội dệt may tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, các hội chợ triển lãm, giao lưu với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhà nước cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp kinh phí và kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu, thăm dò thị trường. Tổ chức kênh thông tin thông suốt giữa cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại ở Trung Ương với địa phương và các doanh nghiệp dệt may trong việc cung cấp các thông tin kịp thời tới doanh nghiệp và trong việc xử lý những đề xuất, vướng mắc của các doanh nghiệp.
3.3.2.4.Nhà nước cần phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành
dệt may
Ngành công nghiệp phụ trợ của nước ta còn nhiều yếu kém, chưa phát triển, nên nhà nước phải quan tâm đến vấn đề này, vì 80% nguyên phụ liệu đầu vào của ngành là nhập khẩu, nếu không giải quyết được vấn đề này thì sản phẩm của ta làm ra sẽ có giá trị gia tăng rất thấp, nó tương tự như việc làm thuê cho các nước khác. Do đó, phải xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành. Ngoài ra, kêu gọi và hỗ trợ nông dân ở các vùng nông thôn tổ chức trồng các cây công nghiệp như bông, đay, cần quy hoạch các vùng trồng bông, hỗ trợ vốn đầu vào và tìm đầu ra cho người dân trồng bông, từ đó họ mới tin và gắn bó với cây bông lâu dài... nhằm xây dựng nguồn cung ứng nguyên phụ liệu ổn định và giá rẻ trong nước cho ngành dệt may nói chung và may mặc nói riêng. Xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp may mặc với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý.
Một số kiến nghị khác:
Chú trọng xây dựng và tăng cường năng lực ứng phó với các vụ kiện chống phá giá, các rào cản kỹ thuật thương mại mới trong lĩnh vực may mặc. Và tiếp tục chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu hàng may mặc, chú ý đào tạo ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trường, maketing, kỹ năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương, nâng cao trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học, nâng cao tay nghề, nâng cao hiểu biết về luật pháp kinh tế quốc tế và của các nước...
Việc đào tạo cần theo hai hướng, trước mắt, đối với người lao động, cần thuần thục về kỹ năng và chuyên môn hóa sâu. Mặt khác, phải chú trọng đặc biệt tới đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, có khả năng ứng dụng và tích hợp khoa học công nghệ của nhân loại cho phát triển của Việt Nam về lâu dài... Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng may mặc nói riêng, đồng thời khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có phục vụ tốt nhất cho xuất khẩu, đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thương mại hiện đại, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, đẩy mạnh các hoạt động thuận lợi hóa và hỗ trợ việc gia nhập thị trường của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu hàng may mặc cho các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ, khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước cho xuất khẩu, khuyến khích việc liên doanh, liên kết, hợp nhất, sáp nhập các doanh nghiệp xuất khẩu để hình thành các tập đoàn xuất khẩu mạnh của Việt Nam...