Phân tích theo chiều sâu

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH TM DV Ngọc Khánh (Trang 50)

- Sản lượng xuất khẩu: Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, bắt nguồn từ Mỹ đã đưa nền kinh tế thế giới vào thời kì suy thoái, thị trường chủ yếu của công ty là

Hiệu quả sử dụng nguồn lực thương mại giai đoạn 2009-

2.7.2. Phân tích theo chiều sâu

2.7.2.1.Sản phẩm

Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài, thị trường này chiếm tỷ trọng cao. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiến hành chú trọng phát triển những thị trường này. Sản phẩm của công ty bao gồm: áo sơmi, quần âu, áo jacket, veston … và các sản phẩm khác. Các sản phẩm may mặc của công ty chủ yếu dành cho xuất khẩu. Do đó sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện và thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường. Công ty thiết lập một quy trình công nghệ với hai khâu kiểm tra chất lượng là KCS đầu và KCS cuối. Trong đó KCS đầu làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất có các lỗi như thừa chỉ, đường may bị vặn vẹo, nhăn nhúm… còn KCS cuối sẽ kiểm tra mẫu sản phẩm một cách chặt chẽ ở đầu ra trước khi sản phẩm được đóng gói và xuất xưởng. Sản phẩm đã qua giai đoạn kiểm tra cuối là sản phẩm hoàn chỉnh hay gọi là thành phẩm đủ để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Chất lượng sản phẩm xuất khẩu là vấn đề mà công ty đặt lên hàng đầu bởi chính nó sẽ quyết định được người dùng có chấp nhận hay không. Và điều đó cũng sẽ quyết định tới hiệu quả kinh doanh của công ty…

* Bao bì, bao gói sản phẩm xuất khẩu

- Về bao bì: đối với từng đơn hàng cụ thể công ty sẽ tiến hành đóng gói theo yêu cầu của khách hàng theo như thỏa thuận trong hợp đồng. Khi đó bao bì có thể là do khách hàng cung cấp hoặc là do công ty tự thiết kế phù hợp với loại sản phẩm. Tuỳ vào từng loại sản phẩm mà trong công ty có những bao bì phù hợp riêng. Thông thường bao bì sản phẩm của công ty được thiết kế làm hai lớp: lớp bên trong là lớp túi PE và lớp bên ngoài là các thùng Cattông dầy nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất.

- Về nhãn mác: nhãn mác của công ty về hình thức chưa thật sự tạo được nét đặc trưng nổi bật riêng nên chưa thu hút được sự hấp dẫn, chú ý của người tiêu dùng. Đối với những sản phẩm chủ đạo của công ty là áo sơmi, áo jacket, quần âu … thì công ty chưa tạo được biểu tượng bên ngoài áo để khách hàng có thể nhận biết ngay sản phẩm của công ty, mà nhãn mác mới chỉ khiêm tốn nằm ở vị trí bên trong cổ áo. Và đây cũng là vấn đề mà công ty đang dần khắc phục.

*Quyết định về sản phẩm mới xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, công ty đã chú trọng nhiều trong việc tìm hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng mới của khách hàng quốc tế. Tuy nhiên, sự đầu tư chưa cao và ch ưa có trọng điểm nên chưa thu được kết quả cao. Do vậy, việc phát triển sản phẩm mới của công ty còn gặp nhiều khó khăn, đa phần là bắt chước kiểu dáng nước ngoài và thay đổi một vài chi tiết để tạo ra sản phẩm xuất khẩu.

2.7.2.2. Chính sách giá

Việc định giá cho sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty thường dựa trên những cơ sở xem xét sau:

- Định hướng mục tiêu của công ty là: đảm bảo việc xâm nhập thị trường, tối đa hóa lợi nhuận hay là nhằm dành được vị thế trên thị trường

- Mức cầu và mức thu nhập của mỗi thị trường là khác nhau nên sẽ đưa các mức giá bán khác nhau

- Nghiên cứu giá bán của các đối thủ cạnh tranh

- Lựa chọn kỹ thuật định giá dựa trên việc tính toán các chi phí liên quan và cộng thêm phần lợi nhuận mục tiêu của công ty.

* Quyết định về đồng tiền tính giá

Công ty thường sử dụng đồng tiền tính giá là đôla Mỹ (USD) vì đây là đồng ngoại tệ mạnh, dễ chuyển đổi, ổn định và mang tính thanh toán cao trên thế giới.

* Quyết định chiết giá - Chiết giá thương mại

- Chiết giá mua với số lượng lớn - Chiết giá vì thanh toán sớm

- Chiết giá theo thời vụ: đưa ra mức giá ưu đãi đối với các mặt hàng trái vụ để khuyến khích khách mua hàng, tránh tình trạng hàng tồn kho, phải mất thêm

chi phí nhà kho, bảo quản…

* Quyết định về điều kiện giao hàng và thanh toán.

- Điều kiện giao hàng: thường sử dụng phương thức giao hàng theo FOB Tân Cảng hoặc FOB Cát Lái.

Điều kiện thanh toán theo phương thức L/C hoặc T/T.

2.7.2.3.Hình thức xuất khẩu

Hiện nay công ty đang sử dụng ba loại hình thức xuất khẩu chủ yếu: đó là xuất khẩu trực tiếp; xuất khẩu gián tiếp và hợp tác xuất khẩu. Cả ba hình thức này được công ty sử dụng có hiệu quả và có sự đan xen kết hợp giữa các phương thức với nhau.

* Xuất khẩu trực tiếp

Hình thức xuất khẩu này của công ty chiếm tỷ lệ từ 10% đến 16% hàng xuất khẩu của công ty. Với hình thức này, công ty có điều kiện giao dịch trực tiếp và mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng mới, kiểm soát được chi phí và lợi nhuận. Lợi nhuận không bị chia sẻ cho những nhà trung gian.

* Xuất khẩu gián tiếp

Tỷ lệ hàng xuất khẩu theo phương thức này khá nhỏ, khoảng 10 đến 15%. Chủ yếu là công ty áp dụng với các đơn hàng của các công ty may trong nước. Xuất khẩu theo phương thức này an toàn hơn trong kinh doanh, tận dụng được nguồn vốn, lao động nhàn rỗi, không phải triển khai lực lượng bán hàng ở nước ngoài, hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, lợi nhuận công ty sẽ không cao, không xây dựng được uy tín, tiếng tăm trên thị trường và không được bạn hàng quốc tế biết đến sản phẩm công ty sản xuất ra.

* Hợp tác xuất khẩu

Công ty hợp tác xuất khẩu với bạn hàng dưới hình thức gia công đặt hàng quốc tế. Việc gia công xuất khẩu của công ty chỉ thu được một phí gia công dao động khoảng 2,5 – 2,7% giá trị sản phẩm và đơn đặt hàng thường là từ các bạn hàng của Việt Nam ở các nước Đông Á. Tuy phương thức xuất khẩu này không mang lại cho công ty lợi nhuận cao, chưa phải là phương thức tối ưu nhưng công ty có thể tận dụng được dây chuyền công nghệ, thiết bị công xưởng, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu ngoại tệ và khắc phục được tình trạng thiếu nguyên vật liệu gia công sản xuất, học hỏi mẫu mã thiết kế từ các công ty nước ngoài đặt

hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH TM DV Ngọc Khánh (Trang 50)