Phân tích theo chiều rộng

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH TM DV Ngọc Khánh (Trang 47)

- Sản lượng xuất khẩu: Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, bắt nguồn từ Mỹ đã đưa nền kinh tế thế giới vào thời kì suy thoái, thị trường chủ yếu của công ty là

Hiệu quả sử dụng nguồn lực thương mại giai đoạn 2009-

2.7.1. Phân tích theo chiều rộng

2.7.1.1.Lựa chọn thị trường xuất khẩu

Hoạt động kinh doanh chính của công ty chủ yếu là hướng về xuất khẩu và gia công xuất khẩu đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển ngành may mặc của cả nước. Vì vậy, thị trường xuất khẩu nước ngoài luôn được công ty tìm kiếm quan tâm, khai thác và chú trọng.

Để có được những cơ sở cho việc lựa chọn thị trường, công ty đã đánh giá thực trạng các loại thị trường như sau:

* Thị trường EU là thị trường trọng điểm gồm nhiều nước công nghiệp phát triển như Anh, Pháp, Đức… Thu nhập của họ tương đối cao. Do đó sản phẩm may mặc ngoài việc thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người còn phải làm tăng vẻ đẹp, quý cách, dáng vẻ thanh lịch hay sang trọng….thích hợp với thị hiếu tiêu dùng. Vì vậy, thị trường EU đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã thiết kế không chỉ phù hợp, đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế của riêng từng nước mà còn phải phù hợp với toàn khối EU.

Bên cạnh đó, khi xâm nhập thị trường EU, công ty gặp khó khăn khi phải đối đầu với nhiều đối thủ mạnh như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia…. Trước năm 2005, công ty thuận lợi khi được hưởng thuế suất MFN và chịu hạn ngạch. Nhưng sau năm 2005 công ty nói riêng và ngành may mặc Việt Nam phải đối mặt với nhiều thử thách cam go hơn khi EU xoá bỏ hạn ngạch.

* Thị trường Mỹ là một trong những cường quốc kinh tế, khoa học, công nghệ và quân sự hàng đầu trên thế giới, với GDP hàng năm vượt trên 9000 tỷ USD và nhập khẩu hàng năm trên 1100 tỷ USD. Chính vì sự lớn mạnh như vậy nên Mỹ luôn là thị trường đầy tiềm năng của công ty.

Tuy Mỹ là một thị trường lớn, rất hấp dẫn nhưng đồng thời cũng là thị trường rất khó tính, luôn có những yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đơn đặt hàng thường lớn, thời hạn giao hàng ngắn nên thường gây nhiều áp lực cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ vậy, các nhà nhập khẩu Mỹ luôn đặt hàng mức giá thấp hơn các đối tác như: EU, Nhật Bản … Mà thị trường Mỹ quá xa so với doanh nghiệp nên chi phí vận tải, bảo hiểm chuyên chở hàng xuất khẩu cao dẫn tới chi phí kinh doanh sẽ tăng cao như vậy làm giảm tính cạnh tranh về sản phẩm may mặc của công ty.

* Thị trường Đông Á là thị trường gần gũi với Việt Nam không chỉ đơn thuần về khoảng cách địa lý mà cả sự tương đồng về nét văn hóa. Hàng năm công ty xuất khẩu một lượng sản phẩm lớn sang các nước Đông á này. Tuy nhiên đây không phải là thị trường tiêu thụ mà là các thị trường thuê công ty ở Việt Nam gia công để tái xuất khẩu sang nước thứ ba. Do vậy, trong thời gian tới đòi hỏi công ty tìm các giải pháp tăng trưởng trong xuất khẩu trực tiếp, giảm gia công xuất khẩu qua trung gian là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

* Thị trường Nhật Bản là thị trường tiềm năng của công ty, hàng năm lượng nhập khẩu của thị trường này rất lớn và sản lượng ngày càng tăng. Sản phẩm chú trọng rất nhiều đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm ít thay đổi chủ yếu là theo truyền thống.

* Thị trường khác: ngoài các thị trường chính trên, công ty còn xuất khẩu sang một số thị trường khác như Bắc Mỹ, Úc… Đây là những thị trường khá khó tính và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này là không đáng kể. Nhưng hy vọng trong thời gian tới, sẽ là những thị trường tiềm năng, có nhiều triển vọng của công ty.

2.7.1.2.Xúc tiến thương mại

Trong những năm gần đây, với mục đích đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động xuất khẩu, công ty đã rất quan tâm đến công tác xuất khẩu xúc tiến thương mại nhằm tạo nhiều cơ hội giới thiệu sản phẩm của công ty cũng như được tiếp xúc và nhận được những thông tin phản ánh từ người tiêu dùng. Các hoạt động quảng cáo xúc tiến bán hàng được thực hiện qua một số hình thức sau:

phẩm mới với khách hàng trong và ngoài nước. Hiện tại, các báo tạp chí trong nước được sử dụng đó là: Diễn đàn doanh nghiệp, Thời trang Việt Nam, Tạp chí Dệt may…

+ Chào hàng cũng được công ty thường xuyên sử dụng qua hai cách tiếp cận như: catalogue và hàng mẫu

+ Tham gia hội chợ triển lãm

+ Quảng cáo trên mạng: giúp các doanh nghiệp, các quốc gia, người tiêu dùng quốc tế được gắn kết với nhau hơn, khắc phục được khoảng cách không gian. Tuy nhiên, công ty chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm thông tin thị trường, còn hạn chế trong việc tìm kiếm khách hàng, đối tác.

2.7.1.3. Phân phối sản phẩm

Hiện tại công ty đang hoạt động kinh doanh với ba phương thức xuất khẩu chính là: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp và gia công xuất khẩu. Tuy nhiên với phương thức gia công xuất khẩu công ty không cần chú trọng nhiều vào việc xây dựng mạng lưới phân phồi bằng hai phương thức xuất khẩu còn lại. Tương ứng với mỗi phương thức xuất khẩu khác nhau, công ty có các kênh phân phối khác nhau.

Và hiện nay công ty đang có 2 kênh phân phối sau: Kênh 1:

Kênh phân phối này là công ty xuất khẩu sản phẩm may mặc thông qua việc uỷ quyền cho một đơn vị khác xuất khẩu hàng hoá cho công ty. Công ty sẽ mất một phí uỷ thác tương đối lớn. Tuy phương thức phân phối này giúp cho công ty tránh được sự cố rủi ro trong xuất khẩu nhưng làm hạn chế với việc tiếp cận thị trường của công ty.

Kênh 2: Công ty Công ty xnk trong nước Nhà nhập khẩu Người tiêu dùng

Với kênh này, công ty ký kết hợp đồng trực tiếp với khách hàng nước ngoài. Đây là kênh được công ty quan tâm và hướng tới nhiều nhất vì nó mang lại lợi nhuận cao, cơ hội tiếp cận trực tiếp với các đối tác, nắm bắt được thị trường quốc tế. Những thông tin phản hồi lại từ khách hàng luôn là vấn đề quan trọng trong việc vạch ra các phương hướng, chiến lược trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH TM DV Ngọc Khánh (Trang 47)