- Sản lượng xuất khẩu: Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, bắt nguồn từ Mỹ đã đưa nền kinh tế thế giới vào thời kì suy thoái, thị trường chủ yếu của công ty là
Hiệu quả sử dụng nguồn lực thương mại giai đoạn 2009-
3.2.2. Phát triển hoạt động xuất khẩu theo chiều sâu
3.2.2.1.Nâng cao chất lượng sản phẩm
Đề xuất chiến giải pháp
Chất lượng là yêu cầu hàng đầu đối với một công ty muốn đứng vững trên thị trường. Trong thời gian qua, chất lượng sản phẩm của công ty đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nhưng đòi hỏi của thị trường là phải luôn có những sản phẩm mới lạ, độc đáo thoả mãn nhu cầu không ngừng gia tăng của khách hàng. Ngoài ra, nhãn mác và bao bì cũng là một phần không thể thiếu của sản phẩm nhưng công ty chưa có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này.
Nguyên nhân giải pháp
Chất lượng sản phẩm là đòi hỏi khách quan của thị trường đối với mỗi loại sản phẩm, điều đó rất quan trọng trong việc phát triển kinh doanh của công ty. Bởi trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gây gắt, khi hạn ngạch, thế quan được bãi bỏ, thị phần của công ty sẽ phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh “phi giá cả” trong đó cạnh tranh về chất lượng sản phẩm trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh. Do vậy tạo cho sản phẩm may xuất khẩu một chất lượng cao luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp may xuất khẩu nào.
Quá trình thực hiện giải pháp
Xây dựng và phát triển sản phẩm
Trong chiến lược sản phẩm hàng may mặc, công ty phải xác định những mặt hàng may mặc chủ lực và có tính chất lâu dài như: áo sơ mi, quần âu, áo jacket và một số mặt hàng khác nên được xác định là mặt hàng chính như veston. Vì những sản phẩm này luôn chiếm tỷ trọng lớn, phù hợp với nhu cầu thị trường khác nhau.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty có thể áp dụng các biện pháp: + Tăng cường kiểm tra chặt chẽ nguyên phụ liệu đầu vào. Đồng thời hoàn thiện công tác bảo quản tốt nguyên phụ liệu, sản phẩm.
+ Áp dụng tốt, đúng quy trình của hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng như: ISO 9000, ISO 14000, SA 8000…
+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ phòng quản lý chất lượng. + Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, xuất khẩu theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, cần đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã, thay đổi một số chất liệu, gam màu, dần thay thế những sản phẩm không được ưa chuộng nữa. Trong thời gian đầu, khi công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế mẫu mã, chưa tạo ra nhiều kiểu mẫu sáng tạo thì có thể học hỏi từ đối thủ cạnh tranh. Khi đã nắm rõ được xu hướng tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, công ty nên dần dần sáng tạo sản phẩm mới dành riêng cho công ty nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và hình ảnh của công ty trên thị trường quốc tế.
Để phát triển sản phẩm mới công ty cần có những nguồn thông tin sau:
+ Nghiên cứu thị trường, chú ý đến thị hiếu tiêu dùng thay đổi của khách hàng, từ đó có thể cho ra đời những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đó
+ Chú ý đến các sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế
+ Tăng cường công tác đào tạo và tuyển dụng đội ngũ cán bộ thiết kế thời trang
+ Các thông tin phản ánh từ phía khách hàng, nhà phân phối trung gian thương mại quốc tế. Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết công ty cần tiến hành xây dựng và phát triển sản phẩm mới theo một quy trình sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình phát triển sản phẩm mới
Bao bì sản phẩm
Đối với từng đơn hàng cụ thể công ty sẽ tiến hành đóng gói theo yêu cầu của khách hàng như thỏa thuận trong hợp đồng. Khi đó, bao bì có thể là do khách hàng cung cấp hoặc là do công ty tự thiết kế phù hợp với loại sản phẩm. Tùy vào từng loại sản phẩm mà trong công ty có những bao bì phù hợp riêng. Thông thường bao bì sản phẩm của công ty được thiết kế làm hai lớp: lớp bên trong là lớp túi PE và lớp bên ngoài là các thùng Cattông dầy nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất.
Tuy nhiên, khâu đóng gói bao bì chưa được chú trọng do hạn chế trong sản xuất gia công. Nhưng khi đã xuất khẩu trực tiếp thì cần đầu tư thích đáng. Vì bao bì sản phẩm không chỉ có chức năng bảo vệ sản phẩm mà còn có chức năng thông tin quảng cáo cho công ty. Bao bì sản phẩm khẳng định một phần giá trị sản phẩm nếu bao bì được thiết kế đẹp đẽ sẽ hấp dẫn khách hàng hơn. Và yếu tố quan trọng nữa là bao bì của công ty nên được làm từ những nguyên liệu dễ tái sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường - đây là vấn đề mà các quốc gia phát triển như Nhật Bản và các nước thuộc khối EU quan tâm.
Về nhãn mác
Xây dựng ý tưởng về sản phẩm Nghiên cứu nhu cầu
thị trường về sản phẩm Phát triển mẫu sản phẩm Tiến hành các hoạt động sản xuất Hoàn thiện các đặc tính của sản phẩm Chưa đạt Đạt Giới thiệu sản phẩm
Nhãn mác của công ty về hình thức chưa thật sự tạo được nét đặc trưng nổi bật riêng nên chưa thu hút được sự hấp dẫn, chú ý của người tiêu dùng. Những sản phẩm chủ đạo của công ty chưa tạo được biểu tượng bên ngoài áo để khách hàng có thể nhận biết ngay sản phẩm của công ty, mà nhãn mác mới chỉ khiêm tốn nằm ở vị trí bên trong cổ áo. Và đây cũng là vấn đề mà công ty đang dần khắc phục.
Trong gia công hàng xuất khẩu, công ty cần tăng cường thương lượng với chủ hàng quyền được gắn nhãn mác và địa điểm gia công trên sản phẩm gia công. Bên cạnh đó, công ty cần phải đẩy nhanh quá trình củng cố tạo dựng thương hiệu. Đây là mục tiêu dài hạn của các doanh nghiệp dệt may Việt nam nói chung và của công ty nói riêng trong thời gian tới. Nếu công ty làm được điều này thì sản phẩm của công ty sẽ có vị trí tốt hơn trên thị trường. Trước mắt, công ty cần triển khai các hoạt động như:
+ Công ty cần tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu nhãn hiệu, công tác tiếp thị và đăng ký nhãn hiệu
+ Có kế hoạch hợp tác với các viện mốt trong nước.
+ Cần đầu tư tốt việc thiết kế sản phẩm mới, nghiên cứu đưa ra ý tưởng mới phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Khắc phục khó khăn về thiếu nguồn tài chính và nhân lực có trình độ trong khâu thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm thông qua việc trao đổi bản quyền giữa các công ty và tranh thủ sự hỗ trợ từ phía các nhà nhập khẩu.
Kết quả giải pháp
Sản phẩm của công ty đáp tốt nhu cầu của người tiêu dùng, an toàn phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu. Khách hàng sẽ tin dùng và trung thành với nhãn hiệu của công ty. Thương hiệu của công ty sẽ tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng, qua đó, sản lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
3.2.2.2.Chính sách giá sản phẩm
Đề xuất giải pháp
Công ty chưa xây dựng chính sách giá phù hợp. Trong khi đó, giá cả là một trong những “công cụ” để cạnh tranh và kích thích tiêu dùng, không để giá cả ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ.
Khi phát triển nhiều thị trường khác nhau, thì giá bán sản phẩm ở mỗi phân khúc thị trường, mỗi nhóm khách hàng mục tiêu là khác nhau. Bên cạnh đó, trong thời gian tới công ty sẽ đẩy mạnh hình thức xuất khẩu trực tiếp, nên xây dựng một tiêu chuẩn định giá thích hợp là điều cần thiết và rất quan trọng.
Quá trình giải pháp
Trong tình hình quốc tế hiện nay, việc định giá cho một sản phẩm xuất khẩu là rất khó khăn và phức tạp. Đối với công ty, khi xâm nhập vào các thị trường khác nhau, việc áp dụng chính sách giá không nên giống nhau và dựa trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng mối quan hệ giữa các yếu tố chi phí, các điều kiện thị trường cạnh tranh và chính sách chung của công ty .
Việc định giá cho các sản phẩm xuất khẩu của công ty theo mô hình sau:
Sơ đồ 3.2: Quy trình định giá sản phẩm xuất khẩu
Qua mô hình định giá trên công ty có thể áp dụng chiến lược định giá cao hay thấp tùy vào từng loại thị trường:
- Với thị trường các nước phát triển: có độ co giãn của cầu với giá không cao nên giá cả đôi khi không ảnh hưởng tới việc tiêu thụ hàng hoá mà là chất lượng sản phẩm, sự độc đáo, hấp dẫn người tiêu dùng hơn. Do đó, với các thị trường mới xâm nhập thì công ty nên chú trọng nhiều vào chính sách sản phẩm Còn các thị trường như EU, Nhật Bản… có thể đẩy giá cao hơn để tạo vị thế cho sản phẩm may mặc của công ty.
- Với thị trường các nước đang phát triển: công ty nên định giá thấp để nhanh chóng tạo uy tín, chiếm lĩnh thị phần giúp tăng sản lượng tiêu thụ hơn.
Bên cạnh việc xác định giá cả theo cách phân chia thị trường như trên, công ty có thể định giá ưu đãi, áp dụng chính sách chiết khấu, giảm giá cho khách hàng để duy trì mối quan hệ hợp tác với họ. Ngoài ra, với những khách hàng nhập
Các nhân tố trong nước: