Xu hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH TM DV Ngọc Khánh (Trang 55)

- Sản lượng xuất khẩu: Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, bắt nguồn từ Mỹ đã đưa nền kinh tế thế giới vào thời kì suy thoái, thị trường chủ yếu của công ty là

Hiệu quả sử dụng nguồn lực thương mại giai đoạn 2009-

3.1.1. Xu hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam

- Thị trường nhập khẩu và thuận lợi từ các hiệp định mang lại cho ngành dệt

may Việt Nam

Trên cơ sở những thuận lợi từ tình hình kinh tế thế giới dần hồi phục, nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may tăng và năng lực sản xuất thực tế trong ngành được nâng cao, năm 2014, ngành dệt may Việt Nam kỳ vọng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 22 đến 23 tỷ USD, tăng hơn 10% so năm trước.

Khi nền kinh tế của các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu hồi phục, năng lực sản xuất của các DN cũng được nâng cao thì cơ hội tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào các thị trường này là khá thuận lợi.

Dự báo, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ tiếp tục tăng mạnh, ước đạt 10 tỷ USD, tăng 17% so năm 2013. Thời gian tới, với việc Hiệp định TPP được ký kết và có hiệu lực, vị thế hàng may mặc của Việt Nam sẽ tiếp tục được nâng lên, bởi thuế nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Việt Nam sẽ giảm dần về 0%.

Tương tự, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU sẽ gia tăng mạnh mẽ nếu Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - EU được ký kết. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này ước đạt 2,66 tỷ USD, tăng 11,76% so năm 2012.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là thị trường đầy tiềm năng, năm 2013, Việt Nam là một trong ba nhà cung cấp hàng dệt may cho thị trường này đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2014, triển vọng xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục khả quan và dự đoán, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt từ 2,8 đến 3 tỷ USD, tăng từ 20 đến 25% so với năm 2013.

Không chỉ vậy, thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại Hàn Quốc cũng đang tăng mạnh từ khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc có hiệu

lực năm 2007. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc ước đạt 1,67 tỷ USD, tăng 53,92% so với năm 2012. Do đó, năm 2014, sẽ có nhiều cơ hội để tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.

- Những khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam

Mặc dù có nhiều cơ hội để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhưng sự cạnh tranh xuất khẩu giữa các nước sẽ trở nên gay gắt hơn; các rào cản thương mại ngày càng tăng tại các thị trường, nhất là từ Mỹ với các yêu cầu khắt khe về trách nhiệm xã hội, nhãn mác sinh thái, bảo vệ môi trường... Chưa kể việc EU cho các nước Băng-la-đét, Lào, Cam-pu-chia được hưởng ưu đãi đặc biệt (thuế nhập khẩu về 0%) làm cho nhiều khách hàng chuyển hướng sang đặt hàng tại các nước này.

Trong khi đó, các DN dệt may trong nước còn phải chịu những áp lực từ việc tăng chi phí sản xuất. Các chi phí đầu vào như điện, vận tải, tiền lương... tăng, trong đó, chi phí tiền lương chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Việc tăng tiền lương tối thiểu vùng cho người lao động thực hiện từ ngày 1-1-2014 làm cho chi phí tiền lương, bảo hiểm của DN năm 2014 tăng cao, thậm chí nếu không có biện pháp tiếp tục giảm mạnh chi phí đầu vào thì không còn lợi nhuận. Việc thiếu hụt nhân sự cao cấp, trung cấp tại các nhà máy sản xuất dệt may và trình độ quản lý hạn chế cũng là nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động chưa cao, làm tăng chi phí sản phẩm, làm giảm năng lực cạnh tranh của DN dệt may trong nước.

Dệt may luôn là ngành trong tốp dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, nhưng sản xuất vẫn chủ yếu là làm gia công, cho nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao. Thiếu và yếu kém trong khâu thiết kế, nguyên phụ liệu... đã khiến giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may Việt Nam còn thấp.

- Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam

Doanh nghiệp cần cố gắng giảm tới mức thấp nhất gia công xuất khẩu, chuyển dần sang làm hàng FOB, thậm chí là mạnh dạn làm các đơn hàng ODM, làm sản phẩm gắn thương hiệu của DN (OBM) để tăng thêm giá trị của sản phẩm, tăng lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh.

Ngành dệt may đặt ra mục tiêu đến năm 2015, tăng tỷ lệ FOB từ 38% lên 50% và ODM từ 5% lên 10%. Các DN tiếp tục sắp xếp sản xuất hợp lý, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, chủ động tham gia vào chuỗi liên kết giữa các đơn vị trong VITAS để nâng cao giá trị gia tăng hàng dệt may Việt Nam.

- Khắc phục khó khăn của ngành

Hiện ngành dệt may còn phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu. Ðể phát triển nguồn nguyên, phụ liệu trong nước đòi hỏi sự gắn kết giữa DN dệt may với DN sản xuất, cung ứng nguyên, phụ liệu trong nước, qua đó hướng cho DN này cần đầu tư nguyên, phụ liệu gì, chất lượng ra sao. Việc thúc đẩy đầu tư nguyên, phụ liệu dệt may sẽ tăng tỷ lệ nội địa hóa của ngành, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm nhập siêu... Dự kiến, ngành dệt may đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020. Ðể thực hiện mục tiêu này, với vai trò là DN chủ lực của ngành, Tập đoàn dệt may Việt Nam năm 2014 tập trung đầu tư các dự án sản xuất nguyên, phụ liệu, trong đó chú ý phát triển các dự án sợi, dệt như hai nhà máy sản xuất vải solid dyed (nhuộm vải mộc) công suất 40 triệu m/năm; hai nhà máy sản xuất vải yarn dyed (vải nhuộm sợi trước khi dệt) công suất 12 triệu m/năm; nhà máy vải len lông cừu công suất sáu triệu m/năm...

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH TM DV Ngọc Khánh (Trang 55)