Nghĩa tài liệu lƣu trữ của Viện

Một phần của tài liệu Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của viện Khoa học Địa chất và khoáng sản thuộc bộ Tài nguyên và môi trường (Trang 34)

Tài liệu chuyên môn đặc thù của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Nó vừa là nguồn tài sản vô cùng quý báu đối với Viện nói riêng và của cả nƣớc nói chung:

Nó là bằng chứng chứng minh cho sự hình thành, phát triển của Viện

Sở dĩ nói nhƣ vậy là vì không có cơ quan, đơn vị, tổ chức nào có thể tồn tại và hoạt động đƣợc mà không cần sản sinh ra một khối lƣợng tài liệu nhất định. Đồng thời tài liệu lƣu trữ cũng là căn cứ để cán bộ, viên chức trong Viện có thể giải quyết công việc của mình.

Phục vụ công tác quản lý nhà nước

Dựa trên các tài liệu nghiên cứu - điều tra về địa chất Khoáng sản đã tạo luận cứ khoa học phục vụ công tác quản lý các hoạt động khoáng sản, cũng nhƣ xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam. Trên thực tế, dựa vào những tài liệu điều tra nghiên cứu có đƣợc Viện đã đề xuất nhiều quy trình, quy phạm kỹ thuật nhƣ: (Quy chế phƣơng pháp địa hoá

tìm kiếm khoáng sản rắn; Quy phạm kỹ thuật thăm dò phóng xạ và hoàn thiện Quy phạm kỹ thuật thăm dò điện và từ mặt đất; Tiêu chuẩn nƣớc khoáng Việt Nam; Quy trình công nghệ tìm kiếm nƣớc dƣới đất trong hang Karst, đứt gãy, đới đập vỡ nứt nẻ bằng tổ hợp phƣơng pháp địa vật lý), xây dựng tiêu chuẩn ngành: (Quy trình công nghệ Địa vật lý tìm kiếm quặng vàng gốc, đồng và chì kẽm ở Việt Nam);…

Là căn cứ phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra các vụ việc, công trình. Đồng thời là căn cứ pháp lý để quy trách nhiệm cho các bên liên quan.

Ví dụ với tài liệu khảo sát công trình A, với nền đất đá này thì phải sử dụng vật liệu B, với nền đất kia thì sử dụng vật liệu C. Nhƣng khi thi công lại rút ruột sử dụng những vật liệu không đạt tiêu chuẩn, không đúng quy định. Do đó nhìn vào tài liệu khảo sát và thực tế cán bộ thanh tra, kiểm tra có thể đánh giá chất lƣợng cũng nhƣ mức độ vi phạm mắc phải (nếu có).

Ý nghĩa về mặt kinh tế

Vƣợt qua nhiều khó khăn, bằng trí tuệ sáng tạo, kinh nghiệm thực tế và sự đoàn kết Viện Khoa học Địa chất đã góp phần làm rõ bức tranh về cấu trúc vỏ trái đất, môi trƣờng địa chất và phát hiện, thăm dò các loại tài nguyên, từ dầu mỏ đến các loại khoáng sản rắn và nƣớc dƣới đất. Do đó các tài liệu điều tra cơ bản hình thành trong hoạt động của Viện đã, đang và sẽ đƣợc khai thác triệt để sẽ góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.

Trong các năm gần đây, công tác nghiên cứu, điều tra địa chất khoáng sản đã liên tục phát hiện các vùng mỏ mới có quy mô lớn, giá trị kinh tế cao nhƣ titan – zircon, bauxit, sắt laterit, đồng, chì - kẽm, magnesit, liti… đã tìm đƣợc nhiều nguồn nƣớc dƣới đất phục vụ sinh hoạt và phát triển kinh tế tại các vùng đảo, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn.

Các công trình đã xuất bản nhƣ: “Tài nguyên khoáng sản Việt Nam” (1996) và kết quả nghiên cứu đề tài “Xác lập luận cứ khoa học, đánh giá định lƣợng, định hƣớng phát triển việc sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản Việt Nam đến năm 2020” là những công trình tổng hợp thông qua việc kiểm kê một cách có hệ thống hiện trạng tiềm năng nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nƣớc. Đồng thời, các yếu tố về kinh tế địa chất, tác động môi trƣờng và phát triển bền vững đối với từng loại khoáng sản chủ yếu cũng đã đƣợc phân tích theo hƣớng dự báo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xu thế phát triển công nghiệp khai khoáng của khu vực và thế giới. Các luận cứ khoa học đƣợc đề xuất trên mang một ý nghĩa thực tế quan trọng, góp phần định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản trong một chiến lƣợc phát triển công nghiệp khai khoáng nhất quán của Việt Nam từ nay đến 2020.

Tài liệu của Viện còn là căn cứ để xây dựng công trình, sản phẩm.

Các công trình lớn nhƣ nhà cửa, cầu đƣờng, hầm mỏ trƣớc khi thi công đều cần phải có tài liệu về khảo sát, thiết kế nhƣ: Nghiên cứu tiêu chuẩn về địa chất công trình, cơ học đất đá và nền móng; Khảo sát độ sụt lún, độ sâu; Ứng dụng các kết quả nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong khảo sát, thiết kế, thi công nền móng công trình;… Những tài liệu khảo sát về địa chất sẽ giúp cho các công trình thi công đƣợc thuận lợi, đảm bảo độ an toàn, tránh những nguy hiểm, rủi ro, tốn kém và giảm tối đa chi phí cho chủ đầu tƣ.

Tài liệu còn là căn cứ để sửa chữa, bão dƣỡng các công trình khi các công trình ấy xảy ra sự cố.

Ví dụ: Đập thuỷ điện Ban Tiện ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đập đƣợc xây dựng trƣớc những năm 70 của thế kỷ trƣớc, từ năm 2010 do điều kiện nắng nóng kéo dài, ở đập đã phát hiện thấy 7 vết nứt ngang thân đập, có chiều rộng 1 - 3 cm, xuyên thông từ thƣợng lƣu về hạ lƣu, gây nguy cơ rò rỉ nƣớc và vỡ đập khi mùa mƣa lũ đến. Vì vậy cần thiết phải tiến hành khảo sát, đánh giá

nguyên nhân hình thành vết nứt, đánh giá an toàn đập và lựa chọn giải pháp xử lý khẩn cấp trƣớc mùa mƣa lũ. Do đó đã hình thành Đề án nghiên cứu nguyên nhân hình thành vết nứt, đánh giá an toàn và giải pháp xử lý khẩn cấp cho đập Ban Tiện, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ý nghĩa về mặt xã hội

Căn cứ vào các tài liệu nghiên cứu của Viện về điều tra địa chất môi trƣờng, tai biến địa chất góp phần phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của các hiện tƣợng thiên nhiên nhƣ: đặc điểm tai biến địa chất dọc sông Đà đoạn từ Hoà Bình đến Việt Trì liên quan với hoạt động kiến tạo hiện đại; trƣợt lở đất vùng nhiệt đới ẩm và vấn đề cảnh báo chúng - lấy thí dụ ở các tỉnh Cao Bằng và Hà Giang; Ứng dụng trồng cỏ vectiver để ngăn chặn sự mất dinh dƣỡng và sói mòn đất; Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc biển ven bờ ở cửa sông Hồng tại Thái Bình và Nam Định; Đặc điểm phân bố các khoáng sản đặc biệt và độc hại ở tỉnh Quảng Nam, các giải pháp phòng ngừa tác động của chúng đến môi trƣờng; tài liệu nghiên cứu về khảo sát đánh giá hiện trạng, nguy cơ trƣợt lở đất một số đoạn trên tuyến đƣờng Hồ Chí Minh, quốc lộ 1 và đề xuất biện pháp xử lý đảm bảo an toàn giao thông, sản xuất, sinh hoạt của các vùng dân cƣ.

Ý nghĩa về mặt văn hoá

Một số di sản địa chất đã đƣợc phát hiện và nghiên cứu làm sáng danh các di sản thiên nhiên Việt Nam. Trong thập kỷ qua, tiếp cận và hội nhập với phong trào nghiên cứu bảo tồn di sản địa chất, các nhà địa chất của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã gặt hái đƣợc những thành công đáng kích lệ. Đã nghiên cứu, lập hồ sơ, trình duyệt và đƣợc UNESCO và đƣợc công nhận 2 di sản thiên nhiên thế giới là vịnh Hạ Long và vùng Karst Phong Nha _ Kẻ Bàng. Đã điều tra đánh giá sơ bộ đƣợc tiềm năng di sản địa chất Việt Nam. Đã nghiên cứu chi tiết di sản địa chất và các lĩnh vực liên quan

theo các tiêu chí về công viên địa chất để xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO xét duyệt, công nhận công viên địa chất quốc tế Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Vì vậy, khi muốn tìm hiểu về các di sản văn hoá này cần phải tìm đến những tài liệu nghiên cứu về nó. Hay nói cách khác những tài liệu nghiên cứu khoa học đƣợc lƣu trữ lại này nhƣ một minh chứng về những nét đẹp văn hoá độc đáo của nƣớc ta.

Ý nghĩa về mặt khoa học

Tài liệu khoa học tại cơ quan bản thân nội dung của nó đã thể hiện trình độ tiến bộ khoa học công nghệ, là cơ sở để các công trình điều tra nghiên cứu sau tham khảo, kế thừa và phát triển, giúp cho những ngƣời đi sau có đƣợc thông tin về lịch sử vấn đề đã nghiên cứu sau tham khảo, kế thừa, phát triển, giúp cho những ngƣời đi sau có đƣợc thông tin về lịch sử vấn đề đã nghiên cứu từ đó có thể kế thừa, xác định hƣớng nghiên cứu mới, tránh đƣợc nghiên cứu lặp.

Hơn nữa các báo cáo kết quả nghiên cứu điều tra trình bày tại Hội nghị khoa học địa chất và khoáng sản không chỉ có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nói chung mà còn có ý nghĩa đặc biệt để phát triển năng lực khoa học và công nghệ của ngành địa chất khoáng sản Việt Nam nói riêng.

Từ cuối những năm 90 trở về trƣớc, Viện đã thực hiện một số nhiệm vụ đo vẽ lập bản đồ địa chất, điều tra khoáng sản tỷ lệ: 1: 50.000 (Các nhóm tờ Thanh Sơn – Thanh Thuỷ, Bình Gia, Thanh Mọi, Thuận Châu, Tú Lệ - Văn Bàn, Cẩm Phả…). Trên cơ sở kết quả thu đƣợc và thực trạng của công tác này Viện đã đề xuất việc đổi mới theo hƣớng rút ngắn thời gian đo vẽ và tập trung đầu tƣ chủ yếu vào công tác đánh giá và dự báo tài nguyên địa chất, cũng nhƣ xu thế hội nhập khu vực và thế giới. Các bản đồ địa chất tỷ lệ: 1:1.000.000 (phần miền bắc và toàn lãnh thổ) là những công trình có tính tổng hợp cao, có

giá trị tham khảo khá tốt, kịp thời đáp ứng cho ngành Địa chất triển khai những nhiệm vụ nghiên cứu – đánh giá tài nguyên.

Ý nghĩa về mặt lịch sử

Bản thân tài liệu lƣu trữ nói chung và của Viện nói riêng thời gian sử dụng lâu dài, phản ánh chân thực các mặt đời sống của xã hội, điều kiện tự nhiên – môi trƣờng sống của loài ngƣời, sự tác động của con ngƣời đối với tự nhiên. Nếu nghiên cứu tổng hợp, phân tích các nguồn sử liệu đó sẽ hiểu đƣợc các quy luật vận động, phát triển của khoa học trái đất, góp phần làm giàu cho kho tàng tri thức nhân loại và xã hội loài ngƣời.

Ý nghĩa to lớn đó của tài liệu do Viện sản sinh ra đƣợc bắt nguồn từ các đặc điểm riêng biệt của chúng.

Một phần của tài liệu Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của viện Khoa học Địa chất và khoáng sản thuộc bộ Tài nguyên và môi trường (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)