1.2.4.1. Các nhân tố chủ quan
Nhận thức của ban lãnh đạo doanh nghiệp về phân tích tài chính
sách đối với công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp cũng do Ban lãnh đạo doanh nghiệp đề ra. Do vậy, nếu họ nhận thức không đúng hoặc coi nhẹ công tác phân tích tài chính thì công tác phân tích tài chính ở doanh nghiệp đó không thể đạt hiệu quả cao.
Phân tích tài chính tại doanh nghiệp mục đích là cung cấp những thông tin tài chính hữu ích cho ban lãnh đạo trong quá trình ra quyết định quản lý, đầu tư. Là người trực tiếp sử dụng kết quả của công tác phân tích tài chính, nếu ban lãnh đạo doanh nghiệp có một chủ trương hợp lý, một chính sách phù hợp và sự nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính thì phân tích tài chính mới thực sự đạt được các mục tiêu yêu cầu.
Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính
Các nhà phân tích tài chính sử dụng kết hợp mọi nguồn dữ liệu có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp. Để có thể phân tích tài chính doanh nghiệp nhất thiết cần thu thập được các dữ liệu gồm các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý. Tuy nhiên, các thông tin mà mỗi đối tượng (nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, chủ nợ của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước) thường không đồng nhất cả về số lượng và giá trị. Nguyên nhân chủ yếu là do sự khác biệt nguồn thông tin họ có thể khai thác được.
Trong số các đối tượng kể trên, nhà quản trị doanh nghiệp thu thập thông tin kế toán từ nguồn thông tin nội bộ doanh nghiệp; do vậy, độ chân thực và đầy đủ của thông tin kế toán mà nhà quản trị doanh nghiệp có được sẽ cao hơn so với các đối tượng quan tâm khác. Hầu hết các đối tượng còn lại chỉ có thể lấy được thông tin kế toán qua Báo cáo tài chính do doanh nghiệp công bố, trong khi đó sự minh bạch báo cáo tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa được đảm bảo.
Các thông tin khác về quản lý gồm có thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ, thông tin môi trường kinh tế, thông tin ngành. Đối với các thông tin quản lý liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ, ngoài nhà quản trị doanh nghiệp thì các đối tượng khác rất khó có thể thu thập được chính xác và đầy đủ. Đối với các thông tin môi trường
kinh tế, thông tin ngành thì các cơ quan quản lý lại nắm rõ hơn ai hết.
Như vậy, với những ưu thế riêng và khả năng tiếp cận của mình, mỗi nhà phân tích tài chính có trong tay những dữ liệu phân tích khác nhau về số lượng và giá trị. Thực tế cho thấy chất lượng thu thập dữ liệu (độ chính xác và đầy đủ) có ảnh hưởng quan trọng tới tính hữu ích của phân tích tài chính doanh nghiệp trong việc phục vụ cho việc ra quyết định tài chính. Nếu thông tin thiếu chính xác thì nội dung phân tích cũng không có ý nghĩa thực tiễn. Và nếu thông tin không đầy đủ thì nội dung phân tích không thực sự xác đáng, thiếu tính thuyết phục.