Hoàn thiện phân tích khả năng hoạt động a) Hoàn thiện phương pháp và nội dung

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 (Trang 84)

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Với chính sách mở rộng kinh doanh

2 Phải thu khách hàng

3.2.2.3. Hoàn thiện phân tích khả năng hoạt động a) Hoàn thiện phương pháp và nội dung

a) Hoàn thiện phương pháp và nội dung

Trong nội dung phân tích của LILAMA 10 về khả năng hoạt động của chính Công ty, mới chỉ phân tích xu hướng hiệu quả hoạt động qua các năm chứ chưa đánh giá được khả năng hoạt động như vậy là tốt hay không so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Do đó, cần phải kết hợp phân tích xu hướng và so sánh các chỉ số khả năng hoạt động với các công ty cùng ngành nghề.

Cần phải sử dụng các thông tin phân tích để lý giải các chỉ số hoạt động chứ không đánh giá một cách máy móc các chỉ số tính toán được theo công thức, nhằm tránh những đánh giá không đúng bản chất.

b) Áp dụng phân tích khả năng hoạt động

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty, ta chọn một số công ty cùng ngành xây lắp như: Công ty Cổ phần LILAMA 18, Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí, Công ty Cổ phần Xây dựng Cotec. Trong đó, Công ty Cổ phần LILAMA 18 cùng với LILAMA 10 là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam và có hoạt động tốt so với các công ty thành viên khác. Tổng Công ty xây lắp Dầu khí là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và có tiềm lực tài chính mạnh trên thị trường. Công ty Cổ phần Xây dựng Cotec là công ty đứng đầu về doanh thu trong các công ty tư nhân thuộc ngành xây lắp và có hoạt động tốt.

Bảng 3.8: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động LILAMA 10

Chỉ tiêu LILAMA 10 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Vòng quay hàng tồn kho Vòn g 3,1 2,5 1,7 1,8 8,4 4,6 4,9 Vòng quay khoản phải thu

Vòn

g 6,2 6,3 5,7 3,6 8,6 8,4 6,9

Hiệu quả tài

sản cố định Lần 2,7 5,4 6,8 6,2 12,8 3,8 7,6

Hiệu quả tổng

tài sản Lần 1,0 1,1 1,0 0,8 1,7 0,8 1,1

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 của LILAMA 18, CTD, PVC)

Vòng quay hàng tồn kho: Do đặc thù ngành nghề, hàng tồn kho của LILAMA 10 chủ yếu là chi phí sản xuất dở dang nên vòng quay hàng tồn kho phản ánh tốc độ thực hiện các hợp đồng xây lắp của Công ty. Ta có thể thấy hàng tồn kho của Công ty quay vòng nhanh hơn qua từng năm (Năm 2008: 1,7 vòng/năm; Năm 2009: 2,5 vòng/năm; Năm 2010: 3,1 vòng/năm). Điều này chứng tỏ, ngoài việc thi công các hợp đồng xây lắp có thời gian thi công ngắn, Công ty đã có những nỗ lực

nghiên cứu, cải tiến tốc độ thi công công trình.

So sánh với vòng quay hàng tồn kho của các doanh nghiệp cùng ngành nghề: Trong số các doanh nghiệp lựa chọn để so sánh, LILAMA 18 là doanh nghiệp có đặc điểm ngành nghề tương đồng nhất với LILAMA 10, doanh thu chủ yếu là từ các hợp đồng xây lắp công nghiệp. Tốc độ quay vòng hàng tồn kho của LILAMA 10 nhanh hơn hẳn so với LILAMA 18, cho thấy hiệu quả thi công của LILAMA 10 tốt hơn LILAMA 18. Tuy nhiên, khi so sánh với PVC và CTD, hai doanh nghiệp có doanh thu chính từ xây lắp công nghiệp: thi công nhà xưởng, xây lắp dầu khí, ta lại thấy vòng quay hàng tồn kho của LILAMA 10 (3,1 vòng/năm) chậm hơn so với CTD (8,4 vòng/năm) và PVC (4,6 vòng/năm). Vậy, Công ty cần không ngừng nỗ lực tìm các giải pháp để giảm thời gian thi công xuống để tăng hiệu quả hoạt động.

Vòng quay khoản phải thu: Vòng quay khoản phải của Công ty trong năm

2010 chậm hơn không nhiều so với năm 2010 (tương đương với kỳ thu tiền lâu hơn), nhưng nhìn chung Công ty đã cải thiện khả năng thu hồi các khoản phải thu so với năm 2008. Đến năm 2010, kỳ thu tiền bình quân của LILAMA 10 là 58 ngày, tăng 1 ngày so với năm 2009, giảm 5 ngày so với năm 2008.

Trong khi đó, vòng quay khoản phải thu của PVC và CTD là 8,4-8,6 vòng/năm, tương đương với 42-43 ngày/ vòng. Nguyên nhân có thể là do LILAMA 10 đã cho phép trả chậm lâu hơn trong các hợp đồng để thu hút khách hàng và/hoặc các chủ đầu tư khó khăn trong việc huy động vốn nên đã chậm thanh toán so với quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh gia tăng lạm phát và chi phí lãi vay đang ở mức cao như hiện nay, Công ty cần đảm bảo khả năng thanh toán bằng cách giảm kỳ thu tiền bình quân xuống ở mức hợp lý.

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của

Công ty sụt giảm nghiêm trọng trong những năm gần đây (Năm 2008: 6,8; Năm 2009: 5,4; Năm 2010: 2,7). Tuy nhiên, nguyên nhân chính của sự giảm sút hiệu quả này là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tài sản cố định. Trong khi đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang

là tài sản cố định của Công ty nhưng lại không tham gia vào quá trình tạo ra doanh thu. Do vậy, nếu loại bỏ khoản mục này ra khỏi tài sản cố định để đánh giá hiệu quả hoạt động tài sản cố định ta sẽ có cái nhìn khác biệt: Năm 2008: 9,6; Năm 2009: 12,6; Năm 2010: 15,6. Nhìn vào các con số này ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty tăng lên theo từng năm.

Bên cạnh đó, LILAMA 10 cũng có hiệu quả sử dụng tài sản cố định (15,6) tốt hơn khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề như PVC (3,8), LILAMA 18 (6,2), CTD (12,8). Như vậy, chứng tỏ Công ty đã sử dụng tài sản cố định rất hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản: Chỉ số này của Công ty được giữ ở mức ổn

định 1,0-1,1 trong những năm gần đây (tức là cứ 1 đồng tài sản tạo ra được 1 đồng doanh thu), cao hơn hiệu quả sử dụng tổng tài sản của PVC và LILAMA 18 (đều ở mức 0,8). Tuy nhiên, mức hiệu quả này của LILAMA 10 vẫn thua kém nhiều so với CTD (1,7). Điều này cho thấy, trong những năm tới Công ty vẫn cần nỗ lực để đạt được mức sử dụng tổng tài sản tốt nhất giống như đã thực hiện được với hiệu quả sử dụng tài sản cố định của mình.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w