Hoàn thiện Phân tích khái quát tình hình tài chính a) Hoàn thiện phương pháp và nội dung

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 (Trang 64)

- Khả năng sinh lời của Công ty năm 2010 đã được cải thiện so với năm 2009, đạt ở mức chấp nhận được so với trung bình ngành.

4 Kế hoạch đầu tư máy móc, thiết bị phục

3.2.2.1. Hoàn thiện Phân tích khái quát tình hình tài chính a) Hoàn thiện phương pháp và nội dung

a) Hoàn thiện phương pháp và nội dung

Nhằm có được cái nhìn tổng thể đúng đắn nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cán bộ phân tích cần sử dụng thông tin phân tích được kết hợp nhuần nhuyễn giữa báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính) và các thông tin quản lý thu thập được. Trong phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, cần tập trung phân tích các nội dung chính sau:

- Sự biến động của tổng tài sản (tổng nguồn vốn) và từng loại tài sản (nguồn vốn): Chỉ ra xu hướng biến động cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối của các

khoản mục tài sản (nguồn vốn) và sử dụng thông tin để giải thích cho sự biến động đó nhằm thấy được thay đổi về quy mô kinh doanh theo chiều hướng nào. Tùy vào từng lĩnh vực hoạt động của một doanh nghiệp mà người phân tích tập trung phân tích một số khoản mục tài sản và nguồn vốn quan trọng (thường có tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn) đối với hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, với doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp công nghiệp như LILAMA 10, cần chú ý xem xét sự biến động của các khoản mục tài sản và nguồn vốn sau:

Sơ đồ 3.1: Các giai đoạn thi công và các khoản mục có liên quan

+ Sự biến động của khoản mục tiền và tương đương tiền: để đánh giá ảnh hưởng đến khả năng thanh toán đối với các khoản nợ đến hạn hay quá hạn. Dựa trên những thông tin từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tiến hành phân tích để trả lời cho các câu hỏi: Công ty đã thu được tiền và sử dụng tiền như thế nào, có hợp lý hay không? Tiền được tạo ra từ hoạt động sản xuất – kinh doanh có đủ tài trợ cho việc đầu tư mới máy móc, thiết bị hay phải huy động vốn từ bên ngoài? Những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền?

+ Sự biến động của khoản mục hàng tồn kho: đây là khoản mục chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình sản xuất – kinh doanh, từ khâu sản xuất, thi công cho đến khâu bàn gia công trình.

Mua nguyên vật liệu Sản xuất, thi công Bàn giao công trình

Liên quan đến khoản phải trả người bán, người mua trả trước,

trả trước người bán

Liên quan đến

hàng tồn kho Liên quan đến khoản phải thu người mua Liên quan đến

+ Sự biến động của khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn, phải trả người bán: Khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước thể hiện nguồn vốn tín dụng thương mại mà Công ty chiếm dụng được của đối tác. Ngược lại, Công ty cũng bị các đối tác chiếm dụng lại vốn được thể hiện ở khoản mục phải thu khách hàng và trả trước cho người bán. Do đó, đây là các khoản mục chịu ảnh hưởng bởi chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp, đánh giá xem doanh nghiệp có đang bị chiếm dụng vốn thương mại hay ngược lại, có phù hợp với chính sách của doanh nghiệp hay không.

+ Sự biến động của các khoản vay nợ: Vay nợ là đòn bẩy tài chính thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp, do đó, cần thiết phải theo dõi biến động của khoản mục này để thấy chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp.

+ Sự biến động của vốn chủ sở hữu: Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn, thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Sự gia tăng của nguồn vốn chủ sở hữu là một tín hiệu tốt.

- Cơ cấu tài sản: Xác định cơ cấu tài sản bằng cách tính tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản. Xem xét đến cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, cán bộ phân tích cần tập trung trả lời các câu hỏi: Cơ cấu tài sản có hợp lý hay không? Cơ cấu tài sản tác động thế nào đến quá trình kinh doanh? Mục đích tìm câu trả lời cho những câu hỏi này là giúp nhà quản trị có thể đưa ra được quyết định phù hợp về việc phân bổ nguồn vốn cho từng loại tài sản. Để trả lời các câu hỏi này, sau khi xác định cơ cấu tài sản ta so sánh tỷ trọng từng loại tài sản giữa thời điểm cuối kỳ và đầu kỳ để thấy sự biến động. Tiếp theo đó, để có thể nhận xét cơ cấu như vậy là hợp lý hay không phải liên hệ với tính chất ngành nghề, với các doanh nghiệp cùng ngành nghề có hoạt động hiệu quả.

- Cơ cấu nguồn vốn: Phân tích tỷ trọng và sự biến động tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu để đánh giá khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng của khoản mục này cao thì khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp cao và ngược lại. Đánh giá tỷ trọng và sự biến động của các khoản mục trong Nợ

phải trả để thấy được chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp.

- Phân tích khái quát tình hình đảm bảo nguồn vốn hoạt động: phân tích chỉ tiêu này để thấy rõ Công ty đã sử dụng nguồn vốn vào những mục đích nào, có hợp lý hay không.

- Phân tích biến động của từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh: So sánh về số tuyệt đối và tương đối, tỷ lệ trên doanh thu hay giá vốn hàng bán để thấy được xu hướng biến động của các khoản mục doanh thu, chi phí. Sau đó, cần phải tìm các nhân tố và nguyên nhân làm ảnh hướng đến sự biến động và tăng giảm lợi nhuận. Qua đó đánh giá được tình hình sản xuất – kinh doanh của của doanh nghiệp.

b)Áp dụng vào phân tích khái quát tình hình tài chính LILAMA 10

Phân tích cơ cấu, tình hình biến động tài sản

Tổng tài sản của LILAMA 10 không ngừng tăng lên qua các năm với mức tăng trưởng bình quân khoảng 35%. Thể hiện ở tổng tài sản năm 2009 tăng 133,598 tỷ đồng (tương đương 33,87%) so với năm 2008; tổng tài sản năm 2010 tăng 165,629 tỷ đồng (tương đương 37,59%) so với năm 2009. Tuy nhiên, nếu như tổng tài sản năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là sự tăng lên đồng đều của cả tài sản ngắn hạn (chủ yếu là khoản mục tiền và tương đương tiền, phải thu ngắn hạn) và tài sản dài hạn (chủ yếu là tài sản cố định), thì tổng tài sản năm 2010 tăng lên so với năm 2009 lại chủ yếu do sự tăng lên của tài sản cố định. Điều này khiến cho cơ cấu tổng tài sản của LILAMA 10 có sự thay đổi rõ rệt.

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tổng tài sản LILAMA 10

Sự chuyển dịch cơ cấu tài sản của LILAMA 10 trong năm 2010 không phải là sự thay đổi bất thường, mà thực ra nó đã diễn ra trong những năm trước. Tuy nhiên, phải đến năm 2010 sự chuyển biến mới thực sự rõ ràng với việc tăng lên mạnh mẽ của tài sản cố định. Trong đó, nguyên nhân chính làm tăng tài sản cố định là do LILAMA đã đầu tư với giá trị lớn nhằm xây dựng công trình thủy điện Nậm Công 3 và tòa nhà LILAMA 10.

Cuối năm 2010 là cột mốc quan trọng đánh dấu những nỗ lực, quyết tâm của LILAMA 10 trong việc phát triển đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh: sản xuất điện, kinh doanh bất động sản, nhà ở, trang trí nội thất,… Có thể thấy sự thay đổi cơ cấu tài sản của LILAMA 10 phù hợp với chính sách mà Công ty đã theo đuổi nhiều năm nay.

Tài sản ngắn hạn: Trước năm 2008, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của

LILAMA 10 là xây lắp công nghiệp; do đó, giá trị tài sản của Công ty chủ yếu nằm ở các khoản phải thu và hàng tồn kho. Điều này dẫn tới tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao (khoảng 80%) trong cơ cấu tổng tài sản. Mặc dù, năm 2008 LILAMA 10 đã bắt đầu đầu tư vào các công trình có giá trị lớn như Nhà máy thủy điện Nậm Công, tòa nhà LILAMA 10, nhưng giá trị, khối lượng các hạng mục hoàn thành trong năm 2008 và năm 2009 chưa lớn nên tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản chưa có nhiều thay đổi, chiếm khoảng 70%. Năm 2010, xây lắp công

nghiệp vẫn là lĩnh vực sản xuất – kinh doanh chính của Công ty, các khoản phải thu và hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng do các công trình Nhà máy thủy điện Nậm Công, tòa nhà LILAMA 10 đã cơ bản hoàn thành nên tỷ trọng tài sản ngắn hạn/ tổng tài sản đã giảm so với những năm trước, chỉ chiếm 49,46%.

Bên cạnh đó, không giống như sự tăng lên đều đặn của tổng tài sản, tài sản

ngắn hạn của LILAMA 10 năm 2010 đã sụt giảm 10,541 tỷ đồng (tương đương 3,15%) so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm tiền và các khoản tương đương tiền cùng với khoản trả trước người bán.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w