Khuyến nghị * Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân hiện nay (Trang 71)

Ưu tiên thị trường đã có, mở rộng thị trường mới và đa dạng hóa hình thức, địa bàn xuất khẩu cho phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp XKLĐ

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn cho nhân dân, đưa ra hình ảnh, thông tin trung thực, khách quan về XKLĐ

Kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế bà chính sách xã hội. Bởi NLĐ là thành viên của gia đình và xã hội, tham gia quan hệ lao động đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình, việc XKLĐ không chỉ liên quan đến NLĐ mà còng liên quan đến toàn bộ đời sống xã hội. XKLĐ vừa có tính chất kinh tế, vừa có tính chất xã hội, Nhà nước phải chú ý đến lợi ích vật chất và tinh thần, nhu cầu xã hội đặt tương quan với điều kiện kinh tế - xã hội, giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội như việc làm, tương trợ cộng đồng,... Nếu tách rời giữa hai chính sách trên hoặc coi nhẹ chính sách xã hội sẽ không đạt được các mục tiêu của sự phát triển bền vững, sự phá vỡ bắt đầu từ chính gia đình, nếu quá coi trọng các vấn đề xã hội sẽ không có tính khả thi. Lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo kết quả của việc XKLĐ.

* Đối với địa phương

XKLĐ phải đảm bảo sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho NLĐ thụ hưởng tối ưu từ chính sách XKLĐ. Dự báo thị trường, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng gắn với nhu cầu của thị trường lao động để nâng dần tỷ trọng XKLĐ qua đào tạo nghề trong tổng số lao động và tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ theo pháp luật của Nhà nước ta và pháp luật của nước

sở tại. Trang bị những hiểu biết cần biết về pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật, lối sống, phong tục, sinh hoạt và làm việc của nước tiếp nhận giúp NLĐ để để họ tự ý thức và chấp hành luật pháp theo tác phong công nghiệp.

Lựa chọn doanh nghiệp XKLĐ có uy tín để đưa lao động đi xuất khẩu có hiệu quả và đảm bảo độ tin cậy, phát huy khả năng của người lao động là vấn đề sống còn không nhứng đối với NLĐ mà còn đối với doanh nghiệp và Nhà nước.

Có kế hoạch giúp đỡ gia đình có lao động đi xuất khẩu. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghề nghiệp là một yếu tố rất cần thiết vì có trình độ nghề nghiệp người lao động có cơ hội tham gia quan hệ lao động cũng như duy trì, ổn định nó. Yêu cầu nâng cao trình độ nghề nghiệp là nguyện vọng của người SDLĐ, của khoa học công nghệ. Học nghề vừa là một quan hệ độc lập vừa là quan hệ phụ thuộc, đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết để họ có thể tự tạo được việc làm cho bản thân, đồng thời có thể tìm kiếm cơ hội nâng cao chất lượng lao động trong quá trình lao động.

Lập kế hoạch tuyển chọn, lựa chọng kĩ càng đảm bảo đúng tiêu chuẩn, xét cả đến gia đình NLĐ vì ý thức NLĐ chịu nhiều tác động từ phía gia đình. Cần có sự liên thông chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - người lao động và gia đình để phòng ngừa, hạn chế lao động bỏ trốn vì vấn đề lao động không đơn thuần và vấn đề kinh tế - xã hội, uy tín của doanh nghiệp mà còn là an ninh, ngoại giao, uy tín của Quốc gia.

Cơ chế quản lý, giám sát tạo điều kiện cho NLĐ yên tâm làm việc theo đúng hợp đôngh, thoản thuận đã kí kết giữa NLĐ và NSDLĐ. Có kế hoạch đào tạo nghề, bồi dưỡng kĩ năng làm việc, ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành pháp luật

của nước sở tại, các phong tục tập quán của từng nước khi lao động đến làm việc, kĩ năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài cho lao động để tránh những rủi ro không đáng có.

Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng hơn nữa về vốn, thủ tục hành chính trong quá trình xuất nhập cảnh cho NLĐ.

Cần có chính sách sử dụng nguồn lao động hoành thành hợp đồng trở về nước, thu hút một số lao động để tái xuất khẩu hoặc khuyến khích hoạt động ngoài lĩnh vực nông nghiệp.

* Đối với doanh nghiệp

Kịp thời giải quyết dứt điểm những vướng mắc phát sinh giữa NLĐ, gia đình người lao động và doanh nghiệp, đơn vị SDLĐ. Hoàn thành sớm các thủ tục xuất nhập cảnh. Tuân thủ đúng hợp đồng đã kí kết với NLĐ, hạn chế thập nhất những rủi ro. Thông báo công khai minh bạch các thông tin về XKLĐ như thị trường xuất khẩu, tiêu chuẩn tuyển chọn, ngành nghề, số lượng, thời gian làm việc và sinh hoạt, quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ, các khoản phí phải nộp trước và trong thời gian lao động.

Hỗ trợ cho bản thân và gia đình NLĐ rủi ro ở nước ngoài như chết hoặc tai nạn ... phải về nước trước thời hạn.

* Đối với người lao động và gia đình

- Tuân thủ hợp đồng lap động mà mình tham gia kí kết. - Phải có lập trường, xác định mục tiêu rõ ràng.

- Tạo bầu không khí yên tâm, tin tưởng, tôn trọng, tăng cường hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau cùng xây dựng gia đình bền vững. Không quá coi trọng giá trị kinh tế mà xem nhẹ giá trị tinh thần.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân hiện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w