Tiểu kết chương
2.2.2.2 Quan hệ giữa người cao tuổi với con cháu
Đa số người cao tuổi ở nông thôn sống cùng và trông cậy vào con cháu. Họ vừa nhận được sự giúp đỡ từ phía con cháu và ngược lại họ cũng giúp đỡ con cáu các công việc nhà. Đây là sự tương tác giữa các thế hệ với nhau để tăng cường hiểu biết và thể hiện đạo lý truyền thống của người Việt Nam "Uống nước nhớ nguồn" giảm bớt hoặc xóa bỏ cảm giác trở thành "người thừa" sống phụ thuộc vào con cháu.
Bảng 2.11: Mức độ giúp đỡ về công việc của người cao tuổi đối với con cháu.
Đơn vị %
Cấp độ Kinh nghiệm sản xuất Công việc vặt Trông trẻ nhỏ chăn nuôiTham gia
Thường xuyên 38.0 55.4 61.0 27.3
Thỉnh thoảng 21.4 27.6 15.4 36.0
Ít khi 35.0 12.4 15.7 15.7
Không bao giờ 5.6 4.6 7.9 21.0
Tổng 100 100 100 100
Nguồn: (Kết quả điều tra Xã hội học)
Theo quan sát và kết quả điều tra xã hội học cho thấ người cao tuổi trong gia đình có người đi XKLĐ giúp đỡ con cháu nhiều hơn các gia đình khác.Giúp đỡ về kinh nghiệm sản xuất cao nhất ở cấp độ thường xuyên 38%, thỉnh thoảng 21.4%, ít khi 35%. Con cháu nhận được rất nhiều điều bổ ít được tích lũy trong quá trình sản xuất góp phần trồng trọt, chăn nuôi đạt được hiệu quả kinh tế cao, mức độ không bao giờ có thể người lao động không muốn học hỏi hoặc người cao tuổi không muốn truyền lại. Công việc vặt như dọn dẹp nhà cửa, cơm nước... tham gia cao nhất ở mức độ thường xuyên 55.4%, thỉnh thoảng 27.6%, ít khi
12.4%, không bao giờ 4.6%. Trông trẻ ở mức độ thường xuyên 61%, thỉnh thoảng 15.4%, ít khi 15.7%, không bao giờ 7.9%. Đây là công việc chăn nuôi như nấu cám lợn, chăn lơn, gà ... cũng được người cao tuổi tham gia chiếm 79%, đây là công việc tương đối vất vả cho người cao tuổi.
Bảng 2.12: Mức độ giúp đỡ về vật chất của người cap tuổi đối với con cháu
Đơn vị % Mức độ Tiền Vật dụng lớn Thức ăn, vật dụng nhỏ Thường xuyên 16.7 15.9 35.0 Thỉnh thoảng 16.8 24.9 13.0 Ít khi 27.4 23.1 27.4
Không bao giờ 39.1 36.1 24.6
Tổng 100 100 100
Nguồn: (Kết quả điều tra Xã hội học)
Ở mức độ thường xuyên 16.7%, thỉnh thoảng 16.8%, ít khi 27.4%. Nếu cộng dồn ba cấp độ trên, người cao tuổi giúp đỡ con cháu về tiền chiếm 60.9% và không giúp đỡ là 39.1%. Về tình cảm ở cấp độ thường xuyên 15.9%, thỉnh thoảng 24.9%, ít khi 23.1%. Sự giúp đỡ của người cao tuổi về vật dụng lớn chiếm 63.9% và không giúp đỡ là 36.1%. Về thức ăn, vật dụng nhỏ: Sự giúp đỡ của người cao tuổi chiếm 75%. Đây không chỉ là sự giúp đỡ về vật chất mà còn là tinh thần mà họ dành cho con cháu.
Tóm lại người cao tuổi trong gia đình có tầm quan trong rất lớn trong việc giúp đỡ con cháu các công việc từ nguồn vốn, truyền đạt kinh nghiệm tới các công việc ngày thường trong gia đình nhu dọn dẹp nhà cửa hay trông giữa trẻ nhỏ. Cũng như đã nói ở trên người cao tuổi luôn có ý nghĩ không muốn người khác hay con cháu nghĩ mình "vô dụng" và vì tình thương của ông bà dành cho con cháu mong muốn đỡ đần được con cháu lúc kho khăn để con cháu phát triển kinh tế.
Những tình cảm và trách nhiệm của người cao tuổi dành cho con cháu như thế nào cũng sẽ được con cháu đáp lại như thế với nghĩa vụ của con cháu là phải kính trọng và hiếu thảo với bậc bề trên nhưng nhiều trường hợp do tính cách hoặc do cách dạy dỗ của gia đình làm đảo lộn trật tự "tôn ti trật tự". Vậy để xem xét đối với những gia đình có người thân đi XKLĐ thì thái độ của con cháu đối với người cao tuổi ta thông qua biểu đồ điều tra xã hội học như sau:
Biểu đồ 2.10: Thái độ của con cháu đối với người cao tuổi
Nguồn: (Kết quả điều tra Xã hội học)
Thông qua kết quả khảo sát cho thất tỷ lệ con cháu kính trọng đối với ông bà chiếm tỷ lệ cao nhất 50.2%, hiếu thảo 22.3%, biết lắng nghe 15.2% và chưa tốt là 12.3%. Đối với truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay là "Kính trên nhường dưới" hay "Uống nước nhớ nguồn" bổn phận cảu người làm con, làm cháu làm phải kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, nếu không làm tròn bổn phận được coi là "bất hiếu" bị gia đình uốn nắn, rèn luyện hoặc bị làng xóm, dư luận xã hội lên án, chính vì thế mức độ tình cảm của con cháu trong gia đình
có người đi XKLĐ và các gia đình nông dân khác dường như cũng tương đương nhau dành cho người cao tuổi chiế tỷ lệ kính trọng, hiếu thảo là rất cao. Tuy nhiên một bộ phận nhỏ có thái đi chưa tốt % thấp nhưng đó là một vấn để làm nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình, các bậc cha mẹ cần uốn nắn, bảo ban hay con cháu từ nhỏ hay chính những người cha người mẹ cũng phải làm gương cho con cháu trong việc đối nhân xử thế trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Nhìn chung với truyền thống của người Việt từ xưa đến nay luôn coi trọng chữ "hiếu" chính vì thế đối với các hộ gia đình nói chung và gia đình người dân nông thôn có người đi XKLĐ ở Hậu Lộc - Thanh Hóa nói riêng luôn có thái độ cũng như tình cảm kính trọng và hiếu thảo với người cao tuổi, và đáp lại người cao tuổi trong gia đình cũng giúp đỡ phần nào công việc gia đình cho con cháu để cân bằng cho cuộc sống khi thiếu vắng đi một người phải đi làm ăn xa.