Ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân hiện nay (Trang 69)

Tiểu kết chương

2.4.2 Ảnh hưởng tiêu cực

Từ vị thế kinh tế, tài sản, quyền lực, uy tín, học vấn, phong cách sinh hoạt, nhà ở, mức độ tiêu dùng, nghề nghiệp của các thành viên, địa vị xã hội của gia đình nói chung đã di động sang tầng lớp mới. Phần lớn những hộ gia đình có người đi XKLĐ có cơ cấu nghề nghiệp thay đổi từ hộ thuần nông sang hộ phi nông nghiệp hoặc hỗn hợp.

+ Mức sống của một số hộ gia đình không cải thiện, thậm chí bị giảm sút Một số gia đình kinh tế không được cải thiện, thậm chí còn bị giảm sút, tình cảm vợ chồng có dấu hiệu rạn nứt, tan vỡ. Quan hệ giữa cha mẹ với con cái khá lỏng lẻo, có lối sống hưởng thụ, đua đòi muốn thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ. Cha mẹ xa nhà ít có điều kiện gần con, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của con, theo dõi việc học tập, kết bạn của con. Nhiều hộ gia đình quá chú ý đến vật chất mà sao nhãng khía cạnh tinh thần, chưa quan tâm, chăm sóc con cái một cách cần thiết.

- So với trước khi gia đình có người đi XKLĐ, việc đầu tư cho giáo dục có tăng nhưng vẫn còn ở con số khiêm tốn so với thu nhập hiện tại của gia đình.

-XKLĐ là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn đáp ứng đòi hỏi thực tiễn của nước ta, phù hợp với nguyện vọng của NLĐ. Tuy nhiên định hướng còn lệch so với mục tiêu, hiệu quả kinh tế xã hội chưa tương xứng với nguồn lực. Số lượng thì đạt chỉ tiêu nhưng chất lượng, hiệu quả kinh tế chưa cao. Ngoài ra, có một số giá trị gia đình bị biến đổi theo xu hướng tiêu cực.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân hiện nay (Trang 69)