Ảnh hưởng tích cực

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân hiện nay (Trang 68)

Tiểu kết chương

2.4.1 Ảnh hưởng tích cực

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có sự thay đổi. Xét về mặt tích cực thì quan hệ gia đình ngày càng khăng khít, các giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam từ xưa đến nay nay như chung thủy, sống có trách nhiệm với nhau ... tiếp tục được bảo trì và phát triển. Các giá trị như bình đẳng, dân chủ bước đầu được hình thành gió phần tạo ra bầu không khí gia đình hạnh phúc.

Sự phân công lao động theo hai mô hình truyền thống và hiện đại, gia đình với tư cách là một tiểu hệ thống, trong đó có các chức năng của người vợ hoăc chồng có những thay đổi rõ rệt, cụ thể:

+ Đối với gia đình mà đối tượng đi XKLĐ là người vợ thì chức năng người vợ thực hiện là sản xuất và trở thành trụ cột kinh tế cho gia đình còn người chồng thực hiện chức năng tái sản xuất. Ở mô hình này, địa vị người phụ nữ được cải thiện rõ rệt, phá vỡ phần nào sự phụ thuộc, họ được nâng cao hiểu biết, tiếp cận thông tin mới từ môi trường nước ngoài. Người chồng đã biết chia sẻ công việc gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho người vợ phát huy năng lực phát triển kinh tế. Trong loại hình gia đình này, cách tiếp cận và khả năng đáp ứng nhu cầu dân chủ của hai giới được thực hiện một cách dễ dàng hơn.

+ Đối với gia đình có người chồng hoặc người khác đi XKLĐ: Sự phân công lao động theo mô hình truyền thống ít biến đổi hơn. Người vợ là người vừa thực hiện chức năng sản xuất, vừa thực hiện chức năng tái sản xuất, người chồng vẫn giữ vai trò trụ cột kinh tế của cả nhà. Ngoài ra, người vợ còn phải thực hiện thêm công việc trước đây vốn thuộc về người chồng như thăm hỏi họ hàng, họp

thôn, bản... Địa vị của người phụ nữ cải thiện không đáng kể, họ đã trở thành chủ hộ trong thực tế nhưng quyền quyết định phần lớn vẫn thuộc về người chồng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân hiện nay (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w