Quan hệ vợ chồng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân hiện nay (Trang 57)

Tiểu kết chương

2.3.2.1 Quan hệ vợ chồng

Trước đây, trong gia đình phân công lao động theo giới, theo hướng chồng vì chồng là trụ cột gia đình, người vợ thiên về nội trợ, chăm sóc dạy bảo con cái. Nếu người vợ không đảm đương được công việc đó là điều khó chấp nhận và bị gia đình, họ hàng và làng xóm phê phán. Đến nay, trong gia đình cả vợ và chồng đều tham gia lao động để tạo ra nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, sự phân công trong lao động giữa người vợ và người chồng có sự phối hợp, tương tác với nhau để thực hiện chức năng gia đình.

Bảng 2.9: Phân công lao động trong gia đình

Đơn vị % Loại việc Chồng Vợ Cả hai Con Ông (Bà) Người khác Dọn dẹp nhà cửa 17.5 4.49 20.0 14.0 4.1 0.0

Đi chợ, nấu nướng 18.3 48.0 18.6 9.6 4.6 0.9 Dạy con cái học bài 24.4 45.6 20.3 8.0 0.6 1.1 Chăm sóc các thành viên trong

27.3 42.7 24.4 3.4 1.3 1.0Chăm sóc người già, người ốm 23.8 48.1 22.0 3.4 0.1 2.6 Chăm sóc người già, người ốm 23.8 48.1 22.0 3.4 0.1 2.6

Thăm hỏi họ hàng 37.0 30.0 27.0 1.6 5.3 0.0

Tham gia hoạt động đoàn thể 42.4 33.6 16.5 1.7 3.5 2.3

Sửa chữa nhà 37.4 25.0 21.0 1.6 0.6 14.4

Làm ruộng, chăn nuôi 18.3 50.1 17.3 2.3 0.0 12.0

Nguồn: (Kết quả điều tra Xã hội học)

Trong 10 loại việc thuộc công việc gia đình từ công việc mang tính khép kín đến công việc mang tính mở rộng phạm vi hoạt động, người vợ tham gia 7/10 đầu việc với tỷ lệ cao hơn người chồng. Sự hợp tác giữa vợ và chồng nhiều nhất là hoạt động thăm hỏi họ hàng 27.0% và thấp nhất là các công việc hoạt động tập thể 16.7%. Sự hợp tác được nảy sinh trên cơ sở thay đổi quan niệm truyền thống về giới, nếu trước đây công việc nhà là công việc của nữ giới thì nay khi xã hội phát triển quan điểm trọng nam khinh nữ đã có phần mờ dần thì các công việc gia đình cả hai giới đều san sẻ cho nhau, phụ nữ cũng góp phần lớn trong việc tạo ra thu nhập cho gia đình.

Trường hợp người vợ hoặc người chồng không đi XKLĐ thì một trong hai vẫn phải đảm đương hầu như tất cả các công việc trong gia đình hoặc ngoài xã hội. Phụ nữ nông thôn vào ít tham gia vào những vấn đề mang tính kinh kế, chính trị, xã hội của địa phương vì thế chỉ có 33.6% phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể. Người chồng lại ngược lại tham gia vào các hoạt động đoàn thể chiếm 42.4%, sửa chữa nhà cửa 37.4%. Theo lý thuyết hành động của M.Weber thì hành động duy lý truền thống, phụ nữ tuân thủ mô hình phân công lao động theo truyền thống chính.

Trường hợp người chồng đi XKLĐ, người vợ đảm nhiệm công việc từ chăn nuôi, trồng trọt, nội trợ, chăm sóc con cái... đến công việc ngoài xã hội. Người vợ có cơ hội tham gia vào công việc thuộc về người chồng.

Trường hợp người vợ đi XKLĐ thì sự phân công lao động có những thay đổi đáng kể. Khi người vợ đi nước ngoài kiếm tiền không chỉ là sự phân chia lại

công việc trong gia đình mà còn cần cả sự chia sẻ, đồng tính ủng hộ của người chồng.

"Từ ngày bà đấy vắng nhà mọi công việc, thời gian biểu của nhà chú đều thay đổi, chú phải dậy sớm nấu cơm, cho con cái ăn rồi đưa đi học, đi chợ, làm ruộng... hết việc này đến việc khác đến hơn 10h mới được đi ngủ, đấy là chưa kể lúc con cái ốm đau. Bây giờ như thế rồi, gia đình khó khăn thì phải chấp nhận cho cô nhà chú đi làm chứ không đến bao giờ mới trả được nợ lại tương lai của bọn trẻ nữa" (Trích PVS: Số 2)

Số lượng những người chồng tham gia công việc nhà ở nông thôn tăng lên đáng kể, nhiều khi mang tính chất bắt buộc, không có ai làm thì phải làm nhưng ít nhiều đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, cảm thông với vợ mình, đối với công việc gia đình. Người vợ trở đi XKLĐ trở thành trụ cột kinh tế cho gia đình, điều đó không chỉ làm thay đổi sự phân công lao động mà còn nâng cao vị thế của người vợ trong gia đình và cách nhìn nhận, đánh giá của người chồng.

Bảng 2.10: Tương quan mức độ tin tưởng của vợ chồng theo giới tính.

Đơn vị %

Giới tính Rất tin tưởng Tin tưởng Không tin tưởng

Không trả lời

Nam 17.0 39.7 20.6 22.7

Nữ 23.1 46.8 9.6 20.5

Nguồn: (Kết quả điều tra Xã hội học)

Hệ số tương quan tin tưởng giữa người vợ người chồng có sự khác biệt. Ở cấp độ tin tưởng tuyệt đối và tin tưởng, người vợ chiết tỷ lệ cao hơn người chồng. Cụ thể mức độ rất tin tưởng (Nam 39.7%, Nữ 46.8%). "Hai vợ chồng chị rất tin tương nhau, kinh tế khấm khá lên, hai vợ chồng có điều kiện quan tâm, chăm sóc cho nhau tốt hơn" (Trích PVS: Số 5)

Nam giới mức độ không tin tưởng cao hơn nữ (20% so với 9%) Vợ chồng chấp nhận sự xa cách để đạt được mục tiêu kinh tế nhưng có nhiều gia đình mà người vợ hoặc người chồng không thực hiện đượcc vai trò của mình, có những hành vi ít hoặc không có sự kiểm soát giữa ý thức, tình cảm, vợ chồng có những mâu thuẫn. Theo lý thuyết hành động xã hội của M. Weber đây là loại hành động cảm xúc.

Tóm lại: Trước đây, người phụ nữ được quan niệm "cái bóng" của chồng chỉ làm công việc gia đình, gián tiếp tạo ra kinh tế gia đình thì đến nay họ đã trở thành người độc lập về kinh tế dựa vào chính mình. Khi mức sống tăng nhưng lại có sự trả giá của hạnh phúc, có sự "đụng chạm" giá trị, mất tương thích và trao đổi hệ giá trị. Tinh gia trưởng của người đàn ông vẫn tồn tại kể cả khi họ vắng nhà. Sự chia sẻ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa người vợ và người chồng ở gia đình nông dân có xu hướng gia tăng. Khi người phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và độc lập về kinh tế, quan hệ vợ chồng có phần dân chủ, cởi mở hơn do tư tưởng, nhận thức của người phụ nữ đã thoát khỏi suy nghĩ phụ thuộc vào chồng, sự thay đổi về kinh tế nó đã tác động đến mối quan hệ vợ, chồng, nếu nam giới năm kinh tế thì sẽ đóng vai trò quyết định trong gia đình, nếu phụ nữ kiểm soát kinh tế thì chỉ giữ vị trí tham gia bàn bạc, quyền quyết

định vẫn thuộc về người chồng. Mặc dù bầu không khí gia đình có phần cởi mở hơn những phần lớn quyền quyết định vẫn thuộc về người chồng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân hiện nay (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w