Tiểu kết chương
2.2.3 Thu nhập của người đi lao động tại nước ngoà
Tùy thuộc vào từng thị trường, trình độ học ván và kinh nghiệm thực tiễn và công sức đóng góp mà mức lương người lao động nhận được cho phù hợp với công sức họ bỏ ra là khác nhau:
Biểu đồ 2.5: Mức lương người lao động được hưởng thụ
Nguồn: (Kết quả điều tra Xã hội học)
Mức lương tư 2 triệu đến 5 triệu đồng Việt Nam phổ biến ở thị trường Malaixia, từ 5.1 triệu đến 8 triệu đồng phổ biến ở thị trường Đài Loan, Arập, Quata; Trên 8 triệu đồng chủ yếu ở thị trường Hàn Quốc và một số thị trường khác. Lao động có trình độ ngang nhau thì được trả công ngang nhau, ngoài ra còn tính đến các điều kiện khác như thu nhập của doanh nghiệp. Một số lao động làm việc ở nước ngoài tạo ra thu nhập cao hơn nhiều so với lao động trong nước, nhất là đối với một số xa huyện thuộc vùng núi của Thanh Hóa, mức chênh lệch này càng lớn so với lao động cùng dạng. Do đó, cùng một loại hình công việc, trình độ như nhau nhưng các nước khác nhau họ được trả mức lương khác nhau. Vấn đề đặt ra là thu nhập cao nhưng số lao động đi xuất khẩu lại giảm do lợi ích mang lại cho người lao động chưa thật sự thuyết phục.
Qua đó cho thấy mức thu nhập của người lao động tại nước ngoài tương đối cao trung bình trên năm triệu đồng/người/ tháng, nếu sống bằng nghề nông nghiệp tại Việt Nam thì mức thu nhập gấp nhiều lần so với mức họ đang được hưởng nên có thể nói rằng XKLĐ đem lại cho người lao động lợi ích lớn nguồn thu về kinh tế.