Cơ cấu chi tiêu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân hiện nay (Trang 46)

Tiểu kết chương

2.3.1.1 Cơ cấu chi tiêu

Thu nhập và chi tiêu là chỉ báo quan trọng phản ánh mức sống thực tế của người dân. Gia đình với tư cách là một đơn vị kinh tế và cũng là người sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Các khoản chi phí trong năm của các gia đình cho sản xuất và chi tiêu khác được thể hiện qua kết quả điều tra như sau

Bảng 2.5: Khoản chi trong gia đình có người đi XKLĐ

Các khoản chi Tỷ lệ %

Chi ăn uống 12.0

Giáo dục 10.0

Thiết bị đồ dùng gia đình 11.5

Y tế, chăm sóc sức khỏe 1.2

Văn hóa, thể thao, giải trí 0.3 Đi lại, thông tin liên lạc 1.0

Xây mới, sửa chữa nhà cửa 28.5

Đầu tư sản xuất kinh doanh, trả nợ 35.3

Chi khác 0.2

Tổng 100.0

Nguồn: (Kết quả điều tra Xã hội học)

Qua số liệu trên, ta nhận thấy cơ cấu chi tiêu có sự chênh lệch rất rõ rệt tập trung vào hai khoản chi như đầu tư vào sản xuất kinh doanh, trở nợ 35.3% và xây mới, sửa chữa nhà cửa 28.5%. Tiếp đó chi cho ăn uống chiếm 12%, chi cho thiết bị đồ dùng gia đình 11.5%, cho cho giáo dục 10%. Các khoản chi cho văn hóa, thể thao, giải trí, chăm sóc sức khỏe chiếu tỷ lệ rất nhỏ. Nếu cộng dồn các khoản chi chi tiêu dùng chiếm 64.7% và chi cho đầu tư phát triển chiếm 35.5%. Qua đó cho thấy thứ tự ưu tiên và mức độ quan tâm của các hộ gia đình vào cá mục đích khác nhau.

Nhìn chung khi có được nguồn vốn từ nước ngoài gửi về gia đình, do hoàn cảnh mỗi gia đình để có những chi tiêu hợp lý nhưng chủ yếu các hộ gia đình chủ yếu dùng số tiền gửi về đó phục vụ cho đầu tư sản xuất kinh doanh, trả nợ, sau đó mới nghĩ tới xây mới và sửa chữa nhà cửa. Đối với con người Việt Nam từ xưa đến nay mà nhất là đối với người nông dân làm thuần nông luôn có tính

cần cù, chất phát, sống thực tế, không muốn nợ nần hay phiền hà ai quá lâu. Do đó việc trả nợ và tự lập kinh doanh là điều mà đa số người dân nghĩ đến đầu tiên.

Bảng 2.6: Tương quan sử dụng tiền từ nước ngoài về theo trình độ học vấn

Chi tiêu Trình độ Chi tiêu hàng ngày Mua sắm đồ đạc Học hành Chăm sóc sức khỏe Tu sửa, kiến thiết NC Buôn bán, SX KD Trả nợ Cho vay, gửi tiết kiệm Khác Tiểu học 21.6% 25.5% 11.8% 3.9% 19.6% 19.6% 70.6% 21.6% 0.0% THCS 34.2% 48.7% 15.8% 10.55% 25% 23.0% 84.9% 11.2% 9.9% THPT 45.5% 71.5% 39.0% 23.6% 41.5% 17.1% 76.4% 21.0% 8.1% CĐ,ĐH 54.2% 75.0% 37.5% 16.7% 54.2% 50.0% 50.0% 37.5% 0.0% Tổng 37.75 55.1% 24.9% 14.6% 32.0% 22.3% 77.4% 18.0% 7.1%

Nguồn: (Kết quả điều tra Xã hội học)

Nguồn thu từ nước ngoài gửi về có tác động rất lớn đến cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chi tiêu của các hộ gia đình nông dân. Ưu tiên hàng đầu là trả nợ 77.4% sau đó là mua sắm đồ đạc có giá trị 55.1%, chi tiêu hàng ngày 37.7%, học hành là 24.9%, cho vay, gửi tiết kiệm 18.0%, tu sửa, kiến thiết nhà cửa 22.3% và các chi tiêu khác 7.1 %. Nguồn thu từ hoạt động nông nghiệp chỉ đủ tiêu dùng hàng ngày ở mức tối thiểu. Khi có thu nhập từ nước ngoài gửi về thì các khoản chi tiêu đều được bổ sung cao hơn trước. Trong đó tập trung vào các khoản chi lớn, có tính chất đầu tư lâu dài hoặc có giá trị, xây mới, sửa chữa nhà cửa... phản ánh sự giàu có, khá giả của gia đình.

Xét tương quan trình độ học vấn, các nhóm tiểu học, THCS, THPT có sự tương đồng về việc lựa chọn phương án chi tiêu của các hộ gia đình cao nhất là chi cho trả nợ; Thư 2 là mua sắm đồ đạc có giá trị; Thứ 3 là chị tiêu hàng ngày đến nhóm có trình độ Cao đẳng, Đại học thứ tự lựa chọn có sự thay đổi cao nhất là mua sắm đồ đạc có giá trị, thứ 2 là chi tiêu hàng ngày, thứ 3 là kinh doanh và

trản nợ. Chi khác chủ có ở nhóm THCS và THPT. Tuy nhiên, giữa các nhóm cũng có điểm khác biệt

Nhóm có trình độ tiểu học: Mặc dù các hộ gia đình có tiền gửi nhueng chi cho chăm sóc sức khỏe và học tập chiếm tỷ lệ rất thấp so với các khoản chi trong nhóm và giữa các nhóm học vấn.

Nhóm có trình độ THCS và THPT: Các khoản chi tương đối về thứ tự ưu tiên các nhóm chi tiêu, tập trung vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, bắt đầu quan tâm đến chăm sóc sức khỏe và học tâp của con cái.

- Nhóm trình độ Cao đẳng và Đại học chi cho mua sắm đồ đạc có giá trih, chi tiêu hàng ngày và đầu tư cho sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm học vấn.

Tóm lại trình độ học vấn khác nhau có hành vi tiêu dùng và mức độ ưu tien các khoản chi tiêu khác nhau, cách chi tiêu của các hộ gia đình nông dân mang tính trước mắt đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, khả năng tái tạp thu nhập. Khi trình độ học vấn càng cao thì các khoản chi nâng cao mức sống càng tăng và bắt đầu tích lũy, chi cho trả nợ có xu hướng giảm. Người nông dân từ việc vay vốn để đi XKLĐ đến nay họ đã có khae năng tích lũy. Tuy nhiên, người dân chưa biết cách cân đối hợp lý giữa các khoản chi, chi cho giáo dục có tăng hơn trước nhưng vẫn thấp hơn so với các khoản chi khác, các nhà kinh tế học đã chỉ ra " Đầu tư cho giáo dục là đầu tư khôn ngoan nhất bà có lãi nhất vì giáo dục nâng cao năng lực là mở rộng cơ hội lựa chọn cho người lao động"

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân hiện nay (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w