Tiểu kết chương
2.2.3 Trình độ của người đi xuất khẩu lao động
Trình độ học vấn của người lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động. Khi học vấn của người lao động càng cao chứng tỏ nền tri thức của đất nước đó càng phát triển xét trên phương diện theo hướng vi mô khi áp dụng nghiên cứu cho đê tài này, để tìm hiểu xem thực trạng chất lượng nguồn lao động của lao động nông thôn tại địa bàn huyện Hậu Lộc khi đi xuất khẩu lao động.
Biểu đồ: 2.1 Trình độ học vấn của người lao động
Nguồn: (Kết quả điều tra Xã hội học)
Để lựa chọn tham gia hoạt động xuất khẩu NLĐ cân nhắc trên cơ cở tiềm năng của mỗi cá nhân và hộ gia đình. Mỗi lao động có khả năng đáp ứng đáp ứng yêu cầu ở mực độ công việc khác nhau cụ thể, NLĐ có trình độ tiểu học (5%), THCS (27%), THPT (41%), trình độ cao đẳng và đại học ko có phần trăn lao động nào đạt được. Thực tế cho thấy chất lượng lao động của Hậu Lộc rất thấp, có đến 90% lao động chưa qua đào tạo. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có xu hướng khai thác sức lao động cơ bắp sẵn có, chưa có sự đầu tư chiều sâu góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực lao động tỉnh Thanh Hóa.
Nhìn chung trình độ học vấn của người lao động đi XKLĐ vẫn ở trình độ lao động phố thông, tay nghề thấp, lao động chủ yếu dựa vào lao động chân tay. Số lao động được qua đào tạo tương đối thấp do đó chất lương lao động chỉ dừng lại ở mức trung bình phần nào không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cần.
Trước khi người lao động làm thủ tục đi XKLĐ phải đón góp một khoản chi phí do bên giới thiệu hoặc trung gian chi phí và bảo lãnh cho người lao động xuất nhập cảnh. Trong khi đó xét về đối tượng lao động là nông dân nên nguồn vốn sẵn có không nhiều hoặc không có đủ chi trả vì vậy việc vay mượn là điều tất yếu và ta đi xem xét các khoản đóng góp đó của gia đình được hỗ trợ từ nguồn nào ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Các khoản đóng góp của gia đình.
Nguồn: (Kết quả điều tra Xã hội học)
Người đi xuất khẩu lao động phải bỏ ra chi phí về kinh tế như các khoản đóng góp, sức lao động để nhận được một phần tương xứng với chi phí phải bỏ ra như tiền lương, phụ cấp. Đó là sự cân bằng giữa chi phí và phần thưởng nhưng trong thực tế không phải ở đâu, lúc nào cũng duy trì được cân bằng đó. Trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động người ta cân đo, tính toán trên cơ sở lợi - hại, được mất, người ta tối đa hóa cái lợi, điều được và tối đa hóa cái hại, điều mất để theo đuổi mục đích đã đặt ra nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Xuất khẩu lao động là hoạt động đòi hỏi chi phí lớn về thời gian, vật chất và sức lực, cá nhân phải cân nhắc lợi ích của việc đi XKLĐ mang
lại. Người nông dân có kinh tế khó khăn, thu nhập từ lao động trong nông nghiệp rất thấp và hi vọng việc ra đi làm cuộc sống của họ khấm khá hơn, công việc phù hợp với khả năng và đem lại thu nhập cao cho hị thì việc lựa chọn đi XKLĐ được coi là phương án có lợi nhất. Tùy thuộc vào từng thị trường lao động mà mức đóng góp của các khoản chi phí, lệ phí, tiền đặt cọc khác nhau. Tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng và vay từ người thân, bạn bè được các hộ gia đình nông dân vay, mượn, thế chấp là cao nhất trên 50% do thủ tục vay vốn hay mượn từ bạn bè, người thân đơn giản, thuận tiện, khả năng thành công cao và khi hoàn trả cũng dễ dàng.
"Khi làm các thủ tục đi xuất khẩu lao động được các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều và nhanh gọn, không bị khó khăn hay phiền hà gì" (Trích PVS: Số 1)
Tiếp theo nguồn vốn được vay từ người thân, bạn bè và các nơi khác trên 30%. Xét tương quan với chủ hộ gia đình, nhóm huy động dựa trên tích lũy và uy tín cá nhân (tự có; sự trợ giúp; vay vốn của người thân, bạn bè)
Qua đây cho thấy về mặt kinh tế để có chi phí chi trả cho việc đi XKLĐ nguồn tự có của gia đình rất hạn chế, vì người lao động là nông dân, ít làm thêm các công việc khác nên nguồn thu chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, chủ yếu chi phí chi trả là đi vay mượn từ người thân, bạn bè và ngân hàng còn nhận được sự hỗ trợ từ người thân, và bạn bè cũng có nhưng số lượng cũng không cao.
Bảng 2.2: Số lao động đi XKLĐ qua các năm theo giới tính
Năm Tổng Tần suất NamTỷ lệ % Tần suất NữTỷ lệ %
2013 967 569 68.20 308 31.80
2014 529 393 74.30 136 25.70
Tổng 2516 1800 71.60 716 28.4
Nguồn (Tổng cục thống kê xuất nhập cảnh lao động huyện Hậu Lộc)
Việc XKLĐ xuất phát từ nội tại của đại phương, của từng hộ gia đình và nhu cầu mua sức lao động của các công ty nước ngoài gồm hai nhân tố lực hút và lực đẩy, cung và cầu. Người lao động muốn bán sức lao động, người hinh doanh nước ngoài muốn mua sức lao động để hòa thành thiết lập mối quan hệ và duy trì mối quan hệ này trong một thời gian nào đó tùy theo nhu cầu đối với công việc. Số lao động đi XKLĐ cũng là số người di dân, thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian tương đối dài thể hiện sự tự chủ, đổi mới của người nông dân. Số người đi lao động ở nước ngoài trong chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số người trong độ tuổi lao động 14.73%. Số người đi XKLĐ qua các năm khác nhau và có xu hướng giảm dần. Điều đó cho thấy sự hưởng ứng của người lao động đối với hoạt động XKLĐ ở Thanh Hóa còn ở con số khiêm tốn, chính sách XKLĐ chưa thật sự ăn nhập sâu rộng vào đời sống người nông dân, chưa khai thác hết thế mạnh, tiềm năng của người lao động.
Xét tương quan giới tính, lao động nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài nhiều hơn nữ, mức chênh lệch 43.20% do nam giới có lợi thế hơn (đực thù hình thể, nghề nghiệp tuyển dụng phì hợp với nam hơn nữ, tâm lý phụ nữ nông thôn nhu mỳ, ngại xa nhà, lối sống khép kín) dễ thay đổi và thích nghi với môi trường mới. Những người đi XKLĐ có thời hạn ở nước ngoài thường là những người trẻ, trẻ, cần cù, chịu khó, chấp nhận xa gia đình, hi sinh về tình cảm làm việc trong điều kiện khí hậu, môi trường khác lạ để mong muốn thay đổi địa vị gia đình. Do đó, trong giai đoạn đầu đã ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe, hiệu
quả làm việc của họ. Từ phong trào đi XKLĐ các thôn xóm còn lại là những người phụ nữ, người già và trẻ em.
Biểu đồ 2.3: Đối tượng đi XKLĐ
Nguồn: (Kết quả điều tra Xã hội học)
Con cái đi lao động có thời hạn ở nước ngoài có tỷ lệ cao nhất (53%) người chồng 31.4% và người vợ là 14%. Đi làm thuê ở nước ngoài xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của gia đình hay những gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đất canh tác quá ít . Người chồng đi XKLĐ cao hơn so với người vợ 10% vì họ được gán là trụ cột kinh tế của gia đình. Tuy nhiên việc đi đi lao động ở nước ngoài bản thân và gia đình họ cũng chịu nhiều áp lực từ phía họ hàng, làng xóm "Tôi vấn phải nghe những lời bà con, làng xóm xì xào có vợ không biết giữ, ở nhà là vợ mình, sang bên đó là vợ người" (Trích PVS: Số 2)
Qua đây cho thấy đối tượng đi xuất khẩu la động chủ yếu là con cái trong gia đình, bởi con cái nằm trong độ tuổi lao động cao, sức lao động cũng như cơ hội kiếm việc làm tại nước ngoài cũng cao hơn so với các đối tượng khác, mặt khác đi XKLĐ người lao động mong muốn kiếm được nguồn vốn để về nước lập nghiệp sinh sống sau này vì lẽ đó tuổi đời của họ cũng còn dài nên việc đi XKLĐ đối tượng là con cái phần trăm cao nhất là điều dễ hiểu.
* Thị trường lao động
Nguồn: (Kết quả điều tra Xã hội học)
Quy mô XKLĐ hẹp và không đồng đều, cao nhất là thị trường Malaixia 73.7 %, Quata 14.9%, Arap 6% và ở đây chủ yếu là lao động nam làm việc trong các nhà máy. Các thị trường Đài Loan 3.4%, Hàn Quốc 1.4 và Nga 0.6 do nhu cầu lao động các thị trường này.
Có thể thấy rằng thị trường lao động của Malaixia cao hơn cả so với các nước của thị trường lao động khác xét về mặt địa lý thì gần với Việt Nam cách Việt Nam trên 5.000km nằm ở khu vực Đông Nam Á, xét về nguồn lực lao động thì Malayxia là nước phát triển công nghiệp trong khi đó mật độ dân số thấp cho nên việc thuê nhân công lao động ở nước ngoài là điều cần thiết và tất yếu.