Tiểu kết chương
2.2.2 Sự di động nghề nghiệp
Nghề nghiệp là hoạt động phục vụ cho cơ sở tồn tại và ảnh hưởng vào việc kiếm sống, họ phải làm việc miệt mài, lâu dài để hoàn thành cần có kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, ngoài ra có nghề đã học, nghề đã làm [Từ điển XHH, Nxb Thế giới,2002, 705] Nghề nghiệp chính là nghề đem lại nguồn thu lớn cho gia đình trong tổng số khoản thu của một hộ gia đình trong năm. Môi trường đã tạo ra sự chuyển đổi nghề nghiệp có thể mang tính chất thời điểm hoặc suốt cuộc đời người lao động. Trước khi đi XKLĐ, cơ cấu nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp chiếm 77 người (67%) trong tổng số 115 đối tượng điều tra của đề tài, phi nông nghiệp là 12.2%, nghề hỗn hợp là 6.1% và nghành nghề khác là 14.8%. Để xem xét nghề nghiệp của người lao động sang nước ngoài họ đã làm và đang làm ngành nghề gì để đóng góp khoản thu cho gia đình ta có bảng thống kê số liệu qua sử lý SPSS của đề tài như sau:
Bảng 2.3: Tương quan nghề nghiệp của người lao động đi XKLĐ tại nước tại theo trình độ học vấn Đơn vị % Nghề nghiệp Không có bằng cấp Tiểu học THCS THPT Học nghề ngắn và dài hạn Trung cấp Giúp việc 40.0 28.6 29.0 26.5 22.0 10.0 Lao động phổ thông 32.0 57.1 55.8 47.8 21.0 19.7 Nông, lâm nghiệp 28.0 14.3 15.2 12.7 28.4 23.3
Điện, điện tử 0.0 0.0 0.0 13.0 38.6 47.0
Tổng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: (Kết quả điều tra Xã hội học)
Bảng số liệu cho thấy, những lao động không có bằng cấp, tiểu học, THCS được bố trí chủ yếu vào những công việc giản đơn có mức độ tiêu hao năng lực thấp như giúp việc gia đình, lao động phổ thông, nông lâm nghiệp và giảm dần kh trình độ người lao động được nâng cao. Nghề điện, điện tử chỉ có ở những lao động có trình độ THPT, qua lớp đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn và trung cấp. Ngoại trừ những người làm công việc giúp việc gia đình, còn lại họ cũng vẫn là những công nhn làm thuê trong nông nghiệp.
Có khoảng 20% lao động đã trở về nước, trong đó có 38 trường hợp lao động về nước trước thời hạn với các nguyên nhân khách quan và chủ quan như tử vong, đơn vị sử dụng lao động phá sản, người lao động vi phạm kỉ luật lao động, nội quy lao động, do sức khỏe, có thai, hoàn cản gia đình, tự bỏ hợp đồng lao động trốn ra ngoài sống và lao động bất hợp pháp, vi phạm kỉ luật lao động cờ bạc, rượu chè, lối sống tự do, buông thả đã gây ảnh hưởng xấy đến uy tín lao
động của thị trường lao động Việt Nam nói chung và hueeyeejnj Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Những lao động trong nông nghiệp có thói quen làm việc tự do về thời gian, vô tổ chức,chưa ý thức được mối quan hệ giữa chủ và thợ, làm việc thiếu tính tự giác. Một số lao động hành động theo đám đông và họ cảm thất yên tâm về điều đó. Trật tự kỉ luật lao động là yếu tố udy trì quan hệ lao động ổn định, hài hòa là căn cứ để người lao động rèn luyện trở thành người công nhân hiện đại. Khi người lao động không duy trì quan hệ lao động thì bản thân họ sẽ không được nhận phần thưởng. Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động giữa các chủ thể đã nảy sinh những bất đồng, mâu thuẫn lại không am hiểu luật nên họ lúng túng trong việc tìm ra hướng giải quyết tranh chấp lao động phát sinh.
"Khi có những mâu thuẫn với ông chủ nhưng gội điện văn phòng đại diện của công ty cũng không thấy đến hay cũng không tỏ thái độ bênh vực cho người lao động hay nếu bên đại diện có đến cũng chỉ gọi là có mặt giữa ba bên chứ không giải quyết hay bênh vực một cách triệt để vấn đề mâu thuẫn" (Trích: PVS Số 3)
Cho thấy văn phòng đại diện chưa làm hết trách nhiệm của mình để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Khi kí kết hợp đồng với doanh nghiệp XKLĐ đến tuyển dụng lao động tại Hậu Lộc cần có sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.