Xi-lanh, kim tiêm

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 45)

3. Các dụng cụ thú y thông dụng

3.2. Xi-lanh, kim tiêm

3.2.1. Xi-lanh 20cc

- Cấu tạo của xi lanh 20cc gồm có: i. Đầu gắn kim tiêm

ii. Gioăng cao su

iii. Thân pit tông có chia độ iv. Ốc hãm ống thủy

v. Ốc cố định liều tiêm

vi. Ốc tay đẩy pit tông vii. Ống thủy

viii. Vỏ sắt ix. Tai xi lanh

Hình 4.1.39. Xi-lanh

- Để sử dụng hiệu quả, các bộ phận của xi lanh phải được lắp vào đúng vị trí với nhau. Có thể điều chỉnh ốc tay đẩy pit tông vừa đủ sao cho pit tông có độ khít để dung dịch tiêm không bị chảy ngược ra ngoài nhưng pit tông vẫn có thể di chuyển được dễ dàng.

- Sử dụng ốc hãm trên thân pit tông của xi lanh để cố định liều tiêm.

- Sau khi sử dụng, xi lanh thường được tháo rời từng bộ phận và rửa sạch thuốc còn bên trong, để khô trước khi lắp trở lại. Nếu không dùng xy lanh trong thời gian dài, cần nới lỏng tất cả các ốc của xy lanh trước khi cất bảo quản.

3.2.2. Kim tiêm

Kim tiêm thú y là dụng cụ cần thiết dùng để dẫn thuốc thú y vào đúng vị trí trong cơ thể để phòng trị bệnh cho vật nuôi. Sử dụng kim tiêm đúng kỹ thuật sẽ đạt được mục đích dùng thuốc bằng đường tiêm hiệu quả.

Kim tiêm có cấu tạo gồm 2 phần chính: phần đốc kim dùng để gắn chặt vào xilanh và phần ống kim dài nhỏ có một đầu sắc, nhọn để tiêm.

Kim tiêm gồm có nhiều loại theo thứ tự nhỏ dần: 18.G, 16, 12, 9, 7. Mỗi loại kim tiêm ứng với những công dụng khác nhau.

Kim 18.G dùng để chọc dò vết thương, xoang bụng Kim 16 dùng để tiêm cho lợn lớn

Kim 12 dùng để tiêm cho lợn nhỏ Kim 7 dùng để tiêm cho lợn sơ sinh * Lưu ý:

- Kim tiêm càng lớn càng dễ tiêm nhưng dễ bị chảy máu - Thuốc đặc phải dùng kim lớn để pha hoặc tiêm thuốc - Kim tiêm nhỏ dễ gẫy nên khi tiêm cần phải cố định con vật - Kim ngắn dùng để tiêm dưới da, kim dài để tiêm bắp thịt

Hình 4.1.40. Các loại kim tiêm

3.3. Panh, nỉa, kéo, dao mổ 3.3.1. Panh 3.3.1. Panh

3.3.1.1. Panh gắp thẳng 15-16 cm

- Dùng để kẹp và kéo căng hoặc giữ các mô thuộc cơ, da, phủ tạng có kích thước lớn hoặc kẹp các mạch máu lớn không cho máu chảy trong khi phẫu thuật.

- Panh có chốt khóa ở 2 nấc, tùy theo mức độ cần khóa chặt hay không. Để khóa panh sau khi kẹp được mô da, cần bóp 2 tay cầm kéo vào nhau cho đến khi có tiếng kêu “tạch”. Để mở khóa panh, bóp 2 tay cầm kéo đồng thời đầy 2 tay cầm kéo lệch về 2 phía (khoảng 2mm) để mở panh.

- Ngoài ra panh có thể dùng cho các mục đích kẹp thông thường như gắp, kẹp bông cồn hoặc bông tẩm chất sát trùng hoặc kẹp chặt kim khâu trong quá trình khâu vết mổ.

3.3.1.2. Panh gắp thẳng 12-13 cm

- Dùng để kẹp và kéo căng hoặc giữ các mô thuộc cơ, da, phủ tạng có kích thước nhỏ hoặc kẹp các mạch máu nhỏ không cho máu chảy trong phẫu thuật.

- Panh có chốt khóa ở 2 nấc, tùy theo mức độ cần khóa chặt hay không. Để khóa panh sau khi kẹp được mô da, cần bóp 2 tay cầm kéo vào nhau cho đến khi có tiếng kêu “tạch”. Để mở khóa panh, bóp 2 tay cầm kéo đồng thời đầy 2 tay cầm kéo lệch về 2 phía (khoảng 2mm) để mở panh.

- Ngoài ra panh có thể dùng cho các mục đích kẹp thông thường như gắp, kẹp bông cồn hoặc bông tẩm chất sát trùng hoặc kẹp chặt kim khâu trong quá trình khâu vết mổ.

Hình 4.1.41. Panh gắp thẳng

3.3.2. Nỉa

3.3.2.1. Nỉa thẳng không mấu

- Dùng để gắp hay cặp các mô thay vì phải cầm trực tiếp bằng tay, đảm bảo cho các mô không bị tạp nhiễm trong quá trình phẫu thuật hay mổ khám, lấy mẫu bệnh phẩm trong thao tác của người thực hiện.

- Nỉa không có mấu có thể dùng để gắp hay cặp những mô mềm dễ nát.

3.3.2.2. Nỉa thẳng có mấu

- Dùng để gắp hay cặp các mô thay vì phải cầm trực tiếp bằng tay, đảm bảo cho các mô không bị tạp nhiễm trong quá trình phẫu thuật hay mổ khám và lấy mẫu bệnh phẩm trong thao tác của người thực hiện.

- Nỉa có mấu có thể dùng để gắp hay cặp những mô dai, trơn.

Hình 4.1.42. Nỉa thẳng có mấu

3.3.3. Kéo

3.3.3.1. Kéo phẫu thuật thẳng

- Dùng để cắt các mô thuộc cơ, da, phủ tạng (tim, phổi, gan, lách, thận…), ruột.

gần kề khi cắt một tổ chức nào đó. Kéo có thể dùng tốt trong các trường hợp cắt bộc lộ một xoang hay túi nào đấy (như xoang phúc mạc) mà không làm tổn thương hay thủng các tổ chức hay các mô bên trong.

- Ngoài ra kéo có thể dùng trong các mục đích cắt thông thường. Ví dụ cắt chỉ khâu.

3.3.3.2. Kéo phẫu thuật cong

- Dung trong các trường hợp cắt các mô thuộc cơ, da, phủ tạng (tim, phổi, gan, lách, thận….), ruột có kích thước lớn.

- Lưỡi kéo cong dùng tốt cho các trường hợp đường cắt không phải là một đường thẳng.

- Ngoài ra kéo có thể dùng trong các mục đích cắt thông thường khác.

3.3.3.3. Kéo nhỏ thẳng

- Dùng trong các trường hợp cắt xuyên qua các mô thuộc cơ, da, phủ tạng (tim, phổi, gan, lách, thận….), ruột có kích thước nhỏ.

- Kéo có kích thước nhỏ, 2 đầu kéo nhọn cho phép đâm vào các mô, tạo vết rách để đưa mũi kéo vào trước khi cắt.

- Ngoài ra kéo có thể dùng trong các mục đích cắt thông thường như cắt chỉ khâu trong phẫu thuật.

Hình 4.1.43. Kéo nhỏ thẳng

3.3.4. Dao, lưỡi dao mổ

3.3.4.1. Cán dao số 4

- Dùng làm cán dao cho lưỡi dao mổ số 20-25.

- Khi dùng, cần tra cán dao mổ vào lưỡi dao để sử dụng.

3.3.4.2. Cán dao số 3

- Dùng làm cán dao cho lưỡi dao mổ số 10-15.

3.3.4.3. Lưỡi dao mổ số 22

- Dùng để phẫu thuật tiểu hoặc đại gia súc.

3.3.4.4. Lưỡi dao mổ số 15

- Dùng để phẫu thuật tiểu gia súc, gia cầm.

Hình 4.1.44. Dao, lưỡi dao mổ

3.4. Kim, chỉ phẫu thuật

- Kim khâu phẫu thuật bao gồm 3 loại: cỡ đại (có cạnh tam giác), cỡ trung (tròn) và cỡ tiểu (có cạnh tam giác)

- Tùy thuộc vào da hoặc màng cơ ở vết khâu có độ dầy hay mỏng có thể chọn kim to hoặc nhỏ để khâu. Kim có cạnh tam giác dễ đâm xuyên qua mô hơn nhưng các lỗ do vết khâu tạo ra dễ bị rách hơn nên chỉ tốt cho việc khâu các mô dầy, dai, cứng. Đối với các mô mỏng nên dùng kim có cạnh tròn.

Hình 4.1.45. Kim phẫu thuật

4. Cách đưa thuốc vào cơ thể 4.1. Tiêm thuốc 4.1. Tiêm thuốc

Đường tiêm: Có 3 đường chính là tiêm bắp, tiêm dưới da và tiêm tĩnh mạch (tiêm ven)

- Tiêm bắp, tiêm dưới da: sau gốc tai, cách gốc tai một khoảng bằng độ dài từ gốc đến đỉnh nhọn của tai.

Tiêm bắp, tiêm dưới da cho lợn

- Tiêm tĩnh mạch: tiêm vào tĩnh mạch ở đuôi hoặc tai, nhưng nông dân không nên tự tiêm tĩnh mạch cho lợn, chỉ bác sĩ thú y hoặc kỹ thuật viên có thể tiêm được.

Chú ý: Việc tiêm tĩnh mạch (tiêm ven) cần hết sức thận trọng, phải đẩy hết không khí ra khỏi bơm tiêm trước khi đưa thuốc vào cơ thể để tránh sốc, phải đâm kim cho chính xác và bơm thuốc chậm.

4.2. Cho ăn hoặc uống thuốc

- Thuốc viên: thường cho vào sâu trong miệng, đặt tận gốc lưỡi để lợn dễ nuốt. Tránh làm thuốc đi vào khí quản và phổi, làm cho gia súc bị sặc và chết

- Thuốc bột, thuốc nước: pha với nước cho uống hoặc trộn với thức ăn để lợn ăn cùng

4.3. Bôi thuốc ngoài da

- Thuốc nước: dùng để rửa vết thương, nốt loét ngoài da, chống nhiễm trùng

- Thuốc bột: dùng để rắc lên vết thương - Thuốc mỡ: dùng để bôi lên vết thương

4.4. Thụt rửa hoặc bơm thuốc

Thụt rửa thuốc là phương pháp ứng dụng trong các bệnh đường sinh dục, sót nhau.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài 1: Nhận dạng một số loại thuốc và sử dụng các dụng cụ thú y

C. Ghi nhớ:

- Cách nhận dạng thuốc

Bài 2: Phòng và trị một số bệnh lây lan ở lợn rừng, lợn nuôi thả

Mục tiêu:

Nhận biết, chẩn đoán và đề ra được biện pháp phòng, trị các bệnh lây lan thường xảy ra ở lợn rừng, lợn nuôi thả.

A. Nội dung

1. Nguyên tắc phòng bệnh 1.1. Vệ sinh thú y 1.1. Vệ sinh thú y

- Tổng vệ sinh và sát trùng chuồng lợn nên được ưu tiên hàng đầu và phải được thực hiện trước khi thả lợn mới vào chuồng. Vệ sinh thành và nền chuồng bằng nước và xà phòng rồi để cho khô.

- Sử dụng các loại thuốc sát trùng có hiệu quả đối với các mầm bệnh như dung dịch 20% nước vôi, 5% cresol hoặc 10% formalin (formalin có chứa 40% formaldehyde) để phun tường, nền chuồng và các dụng cụ.

- Khi mua lợn phải đảm bảo là lợn đã được tiêm phòng đầy đủ trước khi mua và nên mua lợn từ những nguồn quen biết, tốt hơn là từ các gia đình quen biết

- Trước khi thả vào chuồng, lợn phải được tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ phân và các thứ bẩn trên mình. Nhốt riêng hoặc cách ly những con mới mua về để quan sát tình hình sức khoẻ và điều trị nếu lợn bị ốm. Sau thời gian một tuần cách ly cần tiêm phòng vacxin và tẩy giun sán.

1.2. Tiêm phòng vacxin

- Sau khi tiêm vacxin, lợn chưa có khả năng miễn dịch ngay mà từ 7-21 ngày sau (tuỳ loại vacxin) mới có thể miễn dịch.

- Vacxin chỉ có tác dụng trong 1 thời gian nhất định nên cần phải tiêm nhắc lại. Loại vacxin Phó thương hàn LMLM Dịch tả Tụ dấu Ngày tuổi 20 x 25-30 x 35-45 x 50-60 x 65 x

2. Phân biệt lợn khỏe và lợn ốm 2.1. Đặc điểm của lợn khỏe 2.1. Đặc điểm của lợn khỏe

- Trạng thái chung: Lợn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, vẻ mặt tươi tắn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói kêu rít đòi ăn, phá chuồng.

- Nhiệt độ cơ thể trung bình: 38,50C, nhịp tim: 60-88 lần /phút, nhịp thở: 8-18 lần /phút. Lợn con có thân nhiệt, nhịp tim và nhịp thở cao hơn một chút.

- Mắt mở to, long lanh, khô ráo, không bị sưng, không có dử kèm nhèm. Niêm mạc, kết mạc mắt có màu hồng nhạt, không vàng hoặc không đỏ tía.

- Gương mũi ướt, mũi không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét. - Chân có thể đi lại bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp, không bị tổn thương, khoeo chân không bị dính bết phân.

- Tai luôn ve vẩy, không bị xuất huyết, không bị tổn thương.

- Da bóng, có màu đặc trưng của giống, không có tổn thương, không có các điểm hoặc đám tụ /xuất huyết, không có ký sinh trùng.

- Lông mượt, mềm, không dựng đứng mà không bị rụng.

- Đuôi quăn lên, luôn ngoe nguẩy, uốn như lò xo khi có người lại gần vỗ lên lưng.

- Phân mềm thành khuôn, không bị táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào màu của thức ăn ăn vào nhưng nên có màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hoặc đỏ. Phân không bị bao bởi màng nhày trắng, không lẫn ký sinh trùng, không có mùi tanh, khắm.

- Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, có màu trắng trong hoặc vàng nhạt.

2.2. Đặc điểm của lợn ốm

- Trạng thái chung: Dáng mệt mỏi, nằm im lìm cách xa những con khác hoặc chui vào trong lớp rơm lót chuồng, di lại xiêu vẹo hoặc không muốn cử động, dù bị đánh cũng không đứng dậy được. Lợn kém ăn hoặc bỏ ăn. Lưng gồng lên là do bị đau bụng hoặc rặn ỉa khi bị táo bón.

- Nhiệt độ cơ thể thường trên 400C (có thể lên đến 420C). Nhịp tim và nhịp thở cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường.

- Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, nháy nhiều khi ánh sáng chiếu vào, có thể bị mù trong ánh sáng ban ngày, viêm kết mạc mắt.

- Mũi thường bị khô. Nếu mũi bị cong vẹo lợn có thể mắc bệnh viêm, teo mũi truyền nhiễm. Mũi bị loét có thể do lợn mắc bệnh ở miệng hoặc bệnh lở mồm long móng.

- Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh lở mồm long móng. Khoeo chân dính bết phân là do bị ỉa chảy. Lợn có thể bị què, bại liệt, không đi lại được nếu thiếu khoáng.

- Tai có màu tím hoặc đỏ nếu lợn bị sốt hoặc có thể mắc dịch tả.

- Màu của phân là rất quan trọng. Màu và mùi khác thường của phân cho thấy lợn bị bệnh. Phân màu trắng là triệu chứng của bệnh lợn con ỉa phân trắng, màu đen là dấu hiệu lợn bị xuất huyết ở dạ dày và ruột non, màu đỏ cho thấy lợn bị xuyết huyết ở ruột già và mùi tanh, khắm chỉ ra bệnh dịch tả lợn.

- Nên quan sát lượng và màu của nước tiểu của lợn vì những dấu hiệu không bình thường về lượng và màu cho thấy những vấn đề trong hệ bài tiết. Nước tiểu ít, có màu đỏ có thể là do bị xuất huyết, màu vàng đỏ (có lẫn máu) là có thể do viêm thận, bàng quang, màu đỏ sẫm có thể do bệnh ký sinh trùng đường máu, vàng hoe do bị bệnh ở gan.

3. Phòng, trị một số bệnh lây lan gây ra do virus thường hay xảy ra ở lợn rừng, lợn nuôi thả lợn rừng, lợn nuôi thả

3.1. Bệnh dịch tả 3.1.1. Nguyên nhân

Dịch tả lợn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do Pestivirusgây ra, xảy ra trên lợn ở mọi lứa tuổi nhưng nặng nhất là lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa. Bệnh tập trung nhiều vào thời điểm chuyển mùa, tỷ lệ bệnh và chết rất cao.

Vi rút xâm nhập chủ yếu qua: đường tiêu hóa, niêm mạc, vết thương ở da và một phần qua hệ thống hô hấp.

Bệnh lây trực tiếp từ con bệnh sang con khỏe, qua thức ăn, nước uống; gián tiếp qua các chất bài tiết, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển hay do các động vật khác mang mầm bệnh truyền lây.

Hình 4.2.1. Hạt virus dịch tả lợn dưới kính hiển vi

3.1.2. Triệu chứng, bệnh tích

3.1.2.1. Triệu chứng

Tùy thuộc vào độc lực, số lượng vi rút và sức đề kháng của con vật mà thời gian nung bệnh có thể kéo dài từ 3 - 7 ngày và bệnh có thể xuất hiện ở một trong 3 thể:

Bệnh xuất hiện đột ngột, không có triệu chứng ban đầu, lợn khỏe mạnh tự nhiên ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 41 - 420C, phần da mỏng đỏ ửng, con vật giẫy giụa rồi chết nhanh trong vòng 1 - 2 ngày, tỷ lệ chết có thể 100%.

* Thể cấp tính:

+ Ủ rũ, kém ăn rồi bỏ ăn, nằm chồng lên nhau sốt cao 41- 420

C kéo dài đến lúc gần chết.

+ Mắt viêm đỏ có ghèn, chảy nước mũi, miệng có loét phủ nhựa vàng ở lợi, chân răng, hầu; lợn thường bị ói mửa, thở khó, nhịp thở rối loạn, đuôi cụp, lưng cong, đặc biệt, lợn ngồi như chó ngồi và ngáp.

+ Lúc đầu táo bón sau đó tiêu chảy phân vàng, vàng nâu hoặc nâu đỏ (lẫn máu), phân bết vào mông và đuôi có mùi thối khắm.

+ Trên da nhất là vùng da mỏng có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm như ở tai, mõm, bụng và 4 chân.

+ Vào giai đoạn cuối của bệnh, lợn bị liệt 2 chân sau đi loạng choạng

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)