Vitamin, khoáng chất, dịch truyền

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 25 - 28)

1. Các nhóm thuốc thông dụng

1.4. Vitamin, khoáng chất, dịch truyền

1.4.1. Vitamin

Vitamin B complex: Điều trị bệnh thiếu hụt vitamin nhóm B ở lợn mang thai, lợn trong thời kỳ lại sức sau bệnh, lợn bị suy dinh dưỡng. Kích thích tăng trọng ở lợn con, chống stress và suy nhược cơ thể.

Liều dùng: 3 – 10ml/con tùy theo thể trọng, dùng liên tục từ 5 – 7 ngày

Hình 4.1.16. Một số loại vitamin B complex

Vitamin C:(còn gọi là ascorbic acid) Bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, hổ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng, chống stress.

Hình 4.1.17. Vitamin C

Vitamin ADE: Phòng và trị các bệnh do thiếu vitamin ADE như: còi xương, bại liệt, xù lông, suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn ở lợn con.

Tiêm bắp 2ml/lợn con hay 5ml/lợn lớn.

Hình 4.1.18. Vitamin ADE

1.4.2. Khoáng chất

1.4.2.1. Khoáng vi lượng

Chất sắt(Fer dextran): Phòng và trị bệnh thiếu máu ở lợn con do thiếu sắt. Tiêm bắp 1 – 2 ml/con lúc 3 ngày tuổi. Nếu cần thiết có thể lập lại lần hai lúc 10 ngày tuổi.

Hình 4.1.19. Chế phẩm có chứa sắt

Các chất điện ly (electrolytes): Phòng chống stress và nâng cao sức đề kháng khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ cao,tiêm phòng, chuyển chuồng hay thay đổi thức ăn.

Sử dụng khi có hiện tượng mất nước, mất cân bằng chất điện giải trong các bệnh tiêu chảy, sốt cao. Dùng cho uống bằng cách pha thuốc vào nước theo tỷ lệ quy định của nhà sản xuất.

Hình 4.1.20. Các thuốc có chứa electrolytes

1.4.2.2. Khoáng đa lượng

Dung dịch can xi (calcium gluconate): Chỉ định điều trị chứng thiếu can- xi trong cơ thể, hạ can-xi huyết gây tê liệt sau khi sinh sản, trong thời gian tiết sữa (đặc biệt ở lợn nái đang mang thai và sinh nhiều con).

- Chứng gầy yếu, mềm xương, còi cọc ở thú non, đặc biệt sau khi mắc các bệnh ỉa chảy kéo dài, bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng.

- Bảo vệ mạch máu, chống chảy máu, xuất huyết, phù nề.

Hình 4.1.21. Dung dịch có chứa canxi

1.4.3. Dịch truyền

Dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của vật nuôi.

Dịch truyền được chia làm 3 nhóm cơ bản:

- Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin)

- Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%...).

- Nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử...) dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Trong lâm sàng, lợn có thể bị tiêu chảy nặng, nôn nhiều, dẫn đến mất nước và chất điện giải. Cần bổ sung nước, chất dinh dưỡng và điện giải cho chúng. Cũng do mất nước và điện giải nên rất dễ bị toan huyết hoặc kiềm huyết. Cần sử dụng dung dịch truyền thích hợp để chống lại.

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)