Thuốc khử trùng và sát trùng

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 32 - 37)

1. Các nhóm thuốc thông dụng

1.6. Thuốc khử trùng và sát trùng

1.6.1. Khái niệm thuốc khử trùng, sát trùng

Thuốc khử trùng là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoặc các vi sinh vật gây bệnh khác. Khác với kháng sinh, những chất khử trùng phá hủy nguyên sinh chất của vi khuẩn và cả vật chủ, do đó chúng chỉ được sử dụng cho các đồ vật vô sinh.

Thuốc sát trùng là những chất có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi sinh vật ở một nồng độ không làm ảnh hưởng đến mô bào vật chủ, do đó chúng được sử dụng cho các mô bệnh để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn.

1.6.2. Những nguyên tắc sát trùng, khử trùng thông thường

- Để đạt hiệu quả, hầu hết các loại thuốc sát trùng cần có một thời gian để phát huy tác dụng.

- Để gia tăng hiệu quả sát trùng, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường và dụng cụ trước khi áp dụng các biện pháp hóa học hoặc vật lý vì bụi đất, rác rưởi ... có thể tạo lớp màng cơ học ngăn cản tác động trực tiếp của thuốc vào vi khuẩn, virus cũng như làm thay đổi hoặc giảm hàm lượng thuốc.

- Rửa sạch bằng nước rất cần thiết để tránh đối kháng giữa hai loại hóa dược

- Ưu tiên sát trùng bằng nhiệt hơn là bằng hóa chất (nếu có thể), trong đó nhiệt ẩm có hiệu quả và nhanh hơn nhiệt khô

- Cần lựa chọn thuốc sát trùng, khử trùng phù hợp với tính nhạy cảm của mầm bệnh.

1.6.3. Chất sát trùng ngoài da

Xà phòng: Dùng để rửa tay, rửa vùng phẫu thuật, dụng cụ chăn nuôi, ... Cồn (Alcohol):

Cồn sát trùng (cồn 700): là dung dịch cồn y tế thường nhuộm màu xanh, dùng để sát trùng tay cho người khi cần thao tác trên lợn, sát trùng da, vị trí tiêm thuốc.

Hình 4.1.29. Cồn

Cồn i-ốt: dung dịch có màu nâu thẫm; được chỉ định sát trùng vị trí thiến mổ, vết thương trên lợn, sát trùng rốn lợn con, cũng dùng để tiêu độc dụng cụ phẫu thuật.

Cồn i-ốt

Thuốc tím (KMnO4):

- Tính chất: Là chất có dạng kết tinh hình kim, óng ánh kim loại, màu đen lục, hòa tan trong nước thành dung dịch màu tím sẫm. Có tính ăn da, làm thủng vải và han rỉ kim loại.

- Tác dụng: thuốc tím có tác dụng oxy hóa mạnh – giải phóng nguyên tử oxy, nên có những tác dụng sau:

+ Tác dụng diệt khuẩn: Sát trùng các vết thương, rửa tử cung, bàng quang, âm đạo. Khử trùng chuồng trại.

+ Chống thối: phá hủy các chất hữu cơ gây thối (máu, mủ) + Làm se da: mau lành vết thương

+ Tiêu độc: Giải độc các Alcaloid (như Trychnin, Atropin, Morfin..) và nọc rắn

- Liều dùng:

+ Khử trùng tay, vết thương ngoài da: dung dịch 1% - 2% + Rửa tử cung, âm đạo: dung dịch 1% - 2%

+ Thụt rửa ruột trong trường hợp trúng độc: dung dịch 0,05%

+ Khử độc nọc rắn: tiêm dung dịch thuốc tím 1% xung quanh vết rắn cắn. + Khử trùng nước: bằng hỗn hợp sau:

Bột oxy hóa gồm: 60g thuốc tím; 50 g Mangan bioxyt (MnO2); 20g Canxi cacbonat (CaCo3); 370g bột tan

Bột khử gồm: 66g Hyposunfit natri (Na2S2O 4); 440g bột tan

Hình 4.1.30. Thuốc tím

Xanh metylen:

Xanh metylen: thường dung dịch 1% có màu xanh thẫm. Xanh methylen có tác dụng sát khuẩn nhẹ và nhuộm màu các mô, dùng để sát trùng khi bị viêm miệng, mụn nước, viêm móng, rửa cơ quan sinh dục, đường tiết niệu...

1.6.4. Thuốc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi

Xút (NaOH): Xút có khả năng tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn gây bệnh thông thường, một số virus như dịch tả lợn, lở mồm long móng, .... Ở nồng độ đậm đặc (5%) có thể tiêu diệt được nha bào nhiệt thán.

Dung dịch xút loãng ở nồng độ 4 - 80/00 dùng sát trùng dụng cụ (máng ăn, máng uống,...), nền chuồng, sàn, tường, rãnh thoát phân, đường đi, xe chở gia súc, hố tiêu độc. Có thể phối hợp với dung dịch sữa vôi 5%.

NaOH

Vôi sống (vôi bột): Sử dụng để rắc trên sàn, nền xi măng, nền đất để sát trùng chuồng nuôi. Có thể hòa tan với nước tạo dung dịch sữa vôi để quét chuồng trại nhằm mục đích sát trùng.

Vôi bột và vôi sống

Formol (Formalin, Formandehyd): Formol là chất khử trùng mạnh, có tác dụng trên hầu hết các loại vi khuẩn, virus. Sử dụng để khử trùng dụng cụ, chuồng trại, bảo quản mẫu bệnh phẩm và điều chế vacxin. Kết hợp với thuốc tím để sát trùng phòng ốc, lò ấp ...

Do độc tính sinh hơi, kích ứng niêm mạc, làm chết biểu mô, mất cảm giác, có nguy cơ gây ung thư nên khi dùng phải đeo găng tay, khẩu trang, ...

Formol

Phenol: Thường dùng dung dịch Phenol 3 - 5% để tiêu độc chuồng trại, dụng cụ thú y, dung dịch 3% để tiêu độc quần áo, rửa vết thương, dung dịch 1% để chống ngứa, trị ghẻ. Không sử dụng tiêu độc lò sát sinh vì sẽ để lại mùi hôi.

Crezol (Crezyl, Crezylic acid): Tác dụng sát khuẩn và diệt nấm gấp 3 lần phenol, ít độc hơn phenol nhưng tác dụng yếu trên virus. Sử dụng dung dịch 0.2 - 0.5% để sát trùng tay, dung dịch 2% sát trùng chuồng trại.

Hơi crezol có thể sát trùng lồng gà, máy ấp trứng, nhà máy thức ăn, ... Amonium bậc 4 (B.K.A): Dùng để tiêu độc dụng cụ, quần áo bảo hộ, phương tiện vận chuyển, lò giết mổ và chuồng trại, thụt rửa tử cung khi bị viêm nhiễm, rửa vết thương, sát trùng tay trước và sau khi phẫu thuật, sát trùng dụng cụ phẫu thuật, tiêu độc xác súc vật chết... ở các nồng độ khác nhau.

Cloramin T: Có tác dụng trên vi khuẩn, virus, nấm mốc, dùng để rửa sàn chuồng, dụng cụ vắt sữa, vết thương, nơi nhiễm trùng...

Cloramin T

1.6.5. Các thuốc khử trùng, sát trùng phối hợp

Ngày nay, để gia tăng hiệu lực của các thuốc sát trùng và giảm bớt độc tính của chúng, các nhà sản xuất đưa ra thị trường một số loại thuốc sát trùng phối hợp như Virkon (Bayer), Prophyl (Coophavet), TH4 (Sogeval) ....

Virkon

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)