Hội chứng tiêu chảy ở lợn

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 79)

C. Ghi nhớ:

1. Hội chứng tiêu chảy ở lợn

1.1. Nguyên nhân

Hội chứng tiêu chảy ở lợn có thể do những nguyên nhân sau:

- Do vi khuẩn E.coli có sẵn trong đường ruột của lợn gây ra do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa, do các yếu tố stress. Bệnh có thể xảy ra ngay từ những ngày đầu mới sinh, tỷ lệ chết từ 20 - 100%.

Ở giai đoạn sơ sinh:

+ Lợn con không bú được nhiều sữa đầu, sữa lợn mẹ có chất lượng không tốt.

+ Lợn con bị lạnh: do không được úm, gió lùa, độ ẩm chuồng nuôi cao … + Chăm sóc lợn mẹ không tốt: khâu đỡ đẻ không tốt, thức ăn kém chất lượng, thay đổi thức ăn liên tục…dẫn đến lợn mẹ bị viêm tử cung, viêm vú, mất sữa hoặc sữa lợn mẹ quá ít, lợn con không đủ sữa bú …

Ở giai đoạn tập ăn:

+ Chọn thức ăn tập ăn không phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hóa dẫn tới rối loạn tiêu hóa

+ Tập ăn cho lợn không đúng phương pháp: không bổ sung men sống hỗ trợ, đổ quá nhiều thức ăn trong một lần ăn, thức ăn thừa để lâu dẫn đến ôi thiu, nhiễm khuẩn…

Ở giai đoạn sau cai sữa:

+ Cai sữa cho lợn không đúng phương pháp: Cho lợn ăn quá nhiều, không dùng men và kháng sinh hỗ trợ

+ Chuồng trại ô nhiễm, không áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng kháng sinh

- Do thức ăn, nước uống kém phẩm chất, bị ôi thiu, nấm mốc hoặc nhiễm các hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật.

- Khẩu phần ăn không cân đối các chất dinh dưỡng như: thừa đạm, béo, rau xanh, …

1.2. Triệu chứng

- Lợn con bị tiêu chảy phân nhiều nước, có bọt, màu trắng hoặc vàng, có mùi hôi, tanh khó chịu

- Lợn có thể nôn, bụng thóp lại, mắt lõm sâu, da tím tái

- Lợn mất nước, lông xù, bỏ bú, suy kiệt trầm trọng, trường hợp nặng lợn có thể chết.

1.3. Bệnh tích

- Xác lợn chết gầy, hóp bụng

- Chất chứa trong đường ruột lỏng, có màu vàng

- Ruột non bị viêm cata kèm theo xuất huyết, mạch máu màng treo ruột sưng, mềm, đỏ tấy do sung huyết. Niêm mạc ruột non và dạ dày sưng, phủ một lớp nhầy, có nhiều dạng xuất huyết khác nhau.

- Gan bị thoái hóa, màu đất sét, sưng, túi mật căng

- Lách không sưng, bóc lớp vỏ thấy xuất huyết, lách mềm - Tim to, cơ tim mềm

1.4. Phòng và điều trị 1.4.1. Phòng bệnh

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh truyền nhiễm thường hay xảy ra như: dịch tả lợn, phó thương hàn, đóng dấu lợn, tụ huyết trùng, lở mồm long móng.

- Tẩy giun sán định kỳ cho lợn bằng Levamisol 7.5%, Menbendazol 10% - Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt cho lợn, khẩu phần thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, không bị ôi thiu, nhiễm nấm mốc,…

- Tiêm sắt cho lợn con lúc 3 ngày tuổi, có thể lặp lại lúc 10 ngày tuổi. - Bổ sung các vitamin như Bcomplex, A.D.E

- Cho lợn uống nước sạch

1.4.2. Điều trị

- Bổ sung nước và cho lợn uống dung dịch điện giải

- Chống nhiễm trùng thứ phát bằng các thuốc kháng sinh, sulfamide như: Genta – costrim: liều 1g/10kg thể trọng

Tetracyclin: liều 1g/10kg thể trọng

Enrotril – 50: liều 2-3ml/25kg thể trọng

- Tiêm các thuốc làm giảm nhu động ruột, dạ dày như: Atropin sulfate 0.1%, liều 0,4ml/10kg thể trọng.

2.1. Nguyên nhân

- Do lợn mắc một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả, tụ huyết trùng … hoặc do một số bệnh nhiễm khuẩn khác làm cho lợn sốt cao, nhu động ruột giảm gây nên hiện tượng táo bón.

- Do chế độ nuôi dưỡng và thức ăn chưa hợp lý, không cân đối các chất dinh dưỡng trong khẩu phần.

2.2. Triệu chứng

- Lợn khó chịu, đứng nằm không yên, đi ỉa khó, phải rặn nhiều.

- Phân của lợn không thành khuôn mà chỉ lổn nhổn, rắn, đôi khi lẫn các màng trắng, lẫn máu trên bề mặt phân.

- Lợn kém ăn, tăng trọng kém

Hình 4.3.1. Phân lợn bị táo bón

2.3. Phòng và điều trị 2.3.1. Phòng bệnh

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh truyền nhiễm thường hay xảy ra như: dịch tả lợn, phó thương hàn, đóng dấu lợn, tụ huyết trùng, lở mồm long móng.

- Cân đối lại khẩu phần ăn, thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. - Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống

2.3.2. Điều trị

- Tăng cường thức ăn xanh cho con vật

- Cho con vật uống nước đầy đủ, nước đảm bảo sạch

- Tiêm Pilocarpin liều 1 - 5ml/con và cho lợn uống dung dịch Magnesi sulfate (MgSO4) liều 30 - 50g/con

3. Chấn thương cơ học 3.1. Nguyên nhân

Do lợn tranh giành thức ăn, hoặc lúc đùa giỡn gây ra những vết thương trên cơ thể, các loại vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây đau đớn, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý của lợn. Nếu nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết

rất khó điều trị và nguy cơ tử vong cao.

3.2. Triệu chứng

Vết thương sưng, nóng, đỏ, đau. Miệng vết thương ướt có dịch viêm chảy ra, nếu nhiễm trùng sinh mủ thì có dịch mủ lẫn dịch viêm chảy ra. Nhiều trường hợp vết thương kín miệng, mủ tích lại trong vết thương làm cho vết thương căng phồng. Con vật sốt, ăn uống kém, đi lại chậm chạp.

3.3. Phòng và điều trị 3.3.1. Phòng bệnh

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tốt đàn lợn. - Tránh tác động cơ học gây tổn thương lợn.

3.3.2. Điều trị

Có thể dùng dao hay kéo để để mở miệng vết thương. Cắt bỏ phần mô bị hư hỏng. Rửa sạch vết thương bằng dung dịch thuốc tím 0,1%. Cho bột sulfamide vào vết thương. Vệ sinh sát trùng vết thương mỗi ngày cho đến khi vết thương bắt đầu hình thành các mô hạt. Khi đó mới tiến hành khâu vết thương.

Tiêm kháng sinh cùng với thuốc trợ sức, trợ lực cho lợn: - Tiêm một trong số các loại kháng sinh sau:

+ Penicilin liều 20.000 - 40. 000 UI/1kg thể trọng

+ Lincomycin 10%, 1ml/10kg thể trọng, dùng trong 3-5 ngày + Bio - Enro 1ml/10kg thể trọng, dùng trong 3-5 ngày.

- VitaminC 500mg-1000mg/con/ ngày, dùng trong 3-5 ngày.

- Đưa lợn về chuồng cách ly để theo dõi và điều trị. Mỗi ngày kiểm tra và rửa vết thương một lần, bôi cồn iode 5% lên miệng vết thương sau khi vệ sinh.

- Vệ sinh chuồng nuôi và thân thể lợn sạch sẽ trong suốt thời gian điều trị. Cho lợn uống đủ nước, thức ăn đủ dinh dưỡng, dễ tiêu, ngon miệng.

4. Áp xe (Bọc mủ)

Bọc mủ là bệnh ngoại khoa thường gặp ở mọi lứa tuổi lợn. Bệnh gây rối loạn trao đổi chất tại vùng bọc mủ, giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

4.1. Nguyên nhân

- Do da nhiễm bẩn lâu ngày, các ống tiết tuyến mồ hôi, tuyến nhờn dưới da bị tắc, gây tích tụ các chất bài tiết, từ đó kích thích gây viêm.

- Do da bị tổn thương cơ học vi khuẩn sinh mủ xâm nhập vào vết thương hình thành bọc mủ.

- Do ngoại ký sinh trùng như ghẻ, rận cắn kích thích da, con vật có cảm giác ngứa, cọ sát vào các vật cứng làm tổn thương da, vi khuẩn sinh mủ xâm nhập vào vết thương hình thành bọc mủ.

- Do tiêm thuốc sai vị trí hay sai đường cấp thuốc, sử dụng một số thuốc có khả năng hoại tử như CaCl2, các thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu, các loại thuốc dạng dầu.

4.2. Triệu chứng

Giai đoạn đầu ổ bọc mủ xuất hiện có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau có giới hạn rõ với các mô xung quanh. Sau thời gian mủ được hình thành khi ấn tay vào bọc mủ ở giữa mềm, xung quanh cứng. Nếu dùng kim tiêm chọc dò sẽ có mủ chảy ra ở gốc kim, bọc mủ có thể tự vỡ do con vật cọ vào tường hoặc vật cứng.

Ổ bọc mủ thường thấy trên da lưng, cổ, sau gáy, bụng, vú, và ở chân, kích thước bọc mủ to nhỏ khác nhau, trong chứa mủ, sau thời gian bọc mủ vỡ tạo thành vùng loét.

4.3. Phòng và điều trị 4.3.1. Phòng bệnh

- Phòng tổn thương da cho lợn bằng cách kiểm tra chuồng nuôi phát hiện và loại bỏ những yếu tố dễ gây tổn thương.

- Phân loại lợn cùng lứa tuổi cùng tầm vóc khi phân đàn. - Phun thuốc phòng bệnh ghẻ, rận cho lợn định kỳ. - Thường xuyên tắm chải cho con vật.

- Vệ sinh tiêu độc chuồng trại thường xuyên.

4.3.2 Điều trị

- Giai đoạn đầu của bệnh dùng kháng sinh kết hợp với novocain tiêm xung quanh ổ bọc mủ. Procain penicilin liều 10.000 - 20.000 UI /kg thể trọng, kết hợp với novocain 3%, liều từ 3-10ml/ bọc mủ.

- Giai đoạn sau, khi ổ bọc mủ đã chín, thực hiện mổ bọc mủ, dùng dao mổ rạch một đường thẳng vuông góc với sống lưng, tạo miệng bọc mủ sau đó nặn sạch mủ và dịch viêm. Rửa sạch ổ bọc mủ bằng dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc nước muối 5%, sau đó cho bột sulfamide vào ổ bọc mủ để phòng nhiễm trùng.

- Nếu bọc mủ tự vỡ tạo thành vùng loét thì dùng dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc nước muối 5% để rửa sạch các dịch tiết, sau đó cho bột sulfamide vào vết loét để phòng nhiễm trùng.

- Tiêm một trong các thuốc kháng sinh sau: Ampicilin liều 10mg/kg thể trọng, Gentamycin 2 - 4mg/kg thể trọng, Licomycin 10% 1ml/10kg thể trọng, tiêm ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ, liên tục trong 3-5ngày.

- Dexamethason 1ml/10kg thể trọng, dùng liên tục trong 3-5ngày.

5. Thiến lợn đực

Đối với lợn rừng, lợn nuôi thả lấy thịt không nhất thiết phải thiến. Lợn không thiến sẽ vận động nhiều và linh hoạt hơn, thịt sẽ ngon và săn chắc. Lợn thiến tiêu tốn thức ăn thấp hơn, lớn nhanh hơn nhưng tích lũy nhiều mỡ hơn. Lợn nuôi thịt khỏe mạnh có thể thiến lúc 10 – 15 ngày tuổi hoặc tùy thuộc vào điều kiện của từng hộ gia đình.

Các bước thiến lợn được tiến hành như sau: * Chuẩn bị dụng cụ và thuốc thú y.

- Dụng cụ thú y: Bơm tiêm, kim tiêm, kẹp (panh), nhíp, bông thấm nước, vải gạc vô trùng, dao mổ, kéo thẳng, kéo cong…

- Các hoá chất sát trùng và thuốc thú y như: Cồn iốt 5%, bột Sulfamid, thuốc tê, thuốc mê, thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh.

* Thao tác thiến lợn đực. Thao tác 1: Cố định lợn

- Lợn đực còn theo mẹ cố định bằng cách dùng hai đầu gối kẹp ngang vai của lợn theo chiều đầu phía dưới, đuôi phía trên, lưng con vật hướng vào phía người thiến; hoặc tư thế lợn nằm ngửa, cố định 4 chân và mông hướng về phía người thiến hoặc có thể cố định bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Hình 4.3.2. Cố định lợn bằng các dụng cụ chuyên dụng

Thao tác 2: Vệ sinh, sát trùng vùng bao dịch hoàn của lợn

- Rửa bao dịch hoàn lợn bằng nước sạch với xà phòng, thấm khô bằng vải gạc vô trùng, dùng cồn iốt 5% bôi lên vùng da bao dịch hoàn và những vùng kế cận.

Thao tác 3: Loại bỏ dịch hoàn lợn

- Dùng dao, mổ 1 đường giữa bao da dịch hoàn, chiều dài vết mổ lớn hơn hoặc bằng đường kính dịch hoàn.

- Mổ đứt da, tổ chức dưới da, mổ sang hai bên dịch hoàn khi nào lộ dịch hoàn ở miệng vết mổ thì dùng tay bóp nhẹ bao dịch hoàn để đẩy dịch hoàn và phó dịch hoàn ra ngoài vết mổ.

- Bóc bỏ màng bao chung, dùng kẹp xoắn đứt thừng dịch hoàn (có thể khâu thừng dịch hoàn theo đường khâu số tám (8) cắt bỏ dịch hoàn, vị trí cắt cách nút buộc 1cm).

Hình 4.3.4. Loại bỏ dịch hoàn lợn

Thao tác 4: Loại bỏ máu, dịch tổ chức trong bao dịch hoàn bằng cách dùng tay vuốt nhẹ bao dịch hoàn.

Thao tác 5: Cho bột kháng sinh, sulfamid vào bên trong bao dịch hoàn lợn để đề phòng nhiễm trùng cục bộ.

Chú ý: không khâu miệng vết mổ.

Hình 4.3.5. Lau sạch vùng thiến, bôi cồn iode 5% vào vết thiến

Bước 4: Chăm sóc lợn sau khi thiến.

Mỗi ngày kiểm tra và rửa vết thương một lần, bôi cồn iode 5% ngày lần. Vệ sinh chuồng nuôi và thân thể lợn sạch sẽ trong 7 ngày. Cho lợn uống đủ nước, thức ăn đủ dinh dưỡng, dễ tiêu, ngon miệng.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài 1: Nhận biết triệu chứng, bệnh tích chính của một số bệnh không lây lan thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả

C. Ghi nhớ:

- Biết nguyên nhân gây bênh

- Bệnh tích bệnh và phương pháp phòng bệnh - Phương pháp và phác đồ điều trị bệnh

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)