Thuốc trị ký sinh trùng

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 28)

1. Các nhóm thuốc thông dụng

1.5. Thuốc trị ký sinh trùng

1.5.1. Thuốc trị giun

Levamisole:

Công dụng:

Levamisole rất hiệu quả đối với các loại giun tròn ở dạ dày, ruột, phổi như: giun đũa, giun phổi, giun tóc, giun lươn,... ở trâu, bò, heo.

Cách dùng và liều dùng:

- Tiêm bắp thịt, tiêm dưới da hoặc uống 7mg/ kg thể trọng

- Để tránh tái nhiễm có thể dùng lặp lại lần 2, cách lần trước: 4-5 tuần - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt 7 ngày.

Sản phẩm có chứa levamisole

Hình 4.1.22. Levamisole

Fenbendazole :

Công dụng:

Fenbendazole là thuốc tẩy ký sinh trùng có hoạt phổ rộng, an toàn, thuốc tác động lên hầu hết các loại giun tròn và sán dây ký sinh trên các loài gia súc như:

- Lợn: Tẩy giun tròn đường tiêu hoá và giun phổi, giun thận heo. - Chó, mèo: Tẩy giun đũa, giun móc, giun tóc.

Cách dùng và liều dùng:

- Điều trị 3 ngày liên tục, 2 tháng lặp lại 1 lần.

- Thuốc có thể dùng cho thú mang thai, đang cho sữa.

- Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 14 ngày.

Sản phẩm có chứa Fenbendazole

Hình 4.1.23. Fenbendazole

1.5.2. Thuốc trị sán lá

Bithionol:

Công dụng:

Đặc trị sán lá cả giai đoạn sán non và sán trưởng thành

Cách dùng:

Cho uống trực tiếp hoặc trộn vào thức ăn với 1 liều duy nhất. Để phòng bệnh 2 tháng sau lặp lại 1 lần, sau đó cứ mỗi 4 tháng cho gia súc uống lại một lần.

Lợn dùng: 1g/ 10 - 15kg thể trọng, gói 25g dùng cho 250 - 375kg thể trọng.

Chú ý :

- Không dùng cho lợn đang mang thai.

- Tránh để lợn ra ngoài nắng sau khi uống thuốc.

Sản phẩm có chứa bithionol

Benzimidazol:

Công dụng:

Thuốc dùng tẩy các loài giun sán ký sinh ở gia súc, gia cầm. - Sán dây ở gà,vịt, ngan, chó , mèo.

- Sán lá ruột ở heo.

Tẩy giun sán sẽ giúp gia súc, gia cầm khỏe mạnh, mau lớn, hấp thu thức ăn tốt, giảm tỉ lệ nhiễm bệnh, đạt năng suất cao khi thu hoạch.

Cách dùng: Cho lợn uống 1g/ 10 kg thể trọng, dùng 1 liều duy nhất.

Chú ý: - Ngưng sử dụng trước khi giết mổ 14 ngày. - Không dùng cho gia súc đang mang thai

Hình 4.1.25. Sản phẩm có chứa benzimidazol

1.5.3. Thuốc trị ngoại ký sinh

Phoxim:

Công dụng: Phòng trị ghẻ, ve và rận trên lợn.

Liều lượng và cách dùng

Bôi dọc theo sống lưng của lợn, dùng theo trọng lượng cơ thể - Lợn con, lợn thịt dưới 10 kg: 4 ml

- Lợn 11 - 20 kg: 8 ml - Lợn 21 - 30 kg: 12 ml - Lợn 31 - 40 kg: 16 ml - Lợn 41 - 50 kg: 20 ml

- Hậu bị, nái, đực giống trên 50 kg: 20 - 30 ml Trường hợp ghẻ nặng nên điều trị lặp lại sau 2 tuần

- Ngưng sử dụng sản phẩm 14 ngày trước khi giết thịt.

- Mang găng tay bảo vệ khi thao tác với sản phẩm.Tránh thuốc dính vào da, nếu có rửa sạch bằng xà phòng và nước.

- Không hút thuốc khi thao tác, không để gần lửa vì thuốc dễ cháy. - Để thuốc xa trẻ em, xa nơi để thức ăn và nước uống.

Bảo quản: Để nơi khô, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Hình 4.1.26. Sản phẩm có chứa phoxim

1.5.4. Thuốc có tác dụng hỗn hợp

Albendazole:

Công dụng:

Thuốc có phổ diệt nội ký sinh rộng, diệt các loại giun ký sinh ở dạ dày, ruột và phổi, các loại sán dây, ấu trùng và sán lá trưởng thành.

Chống chỉ định: Không dùng cho gia súc trong 45 ngày đầu mang thai.

Cách dùng:

- Dùng cho lợn uống theo liều 1ml/20kg thể trọng - Thời gian ngưng sử dụng: Thịt: 12 ngày; Sữa: 4 ngày.

Ivermectin:

Công dụng:

- Tẩy các loại giun tròn: Giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, giun đầu gai, giun phổi, giun xoăn dạ dày, giun kết hạt, giun ruột già...

- Phòng và diệt các loại ngoại ký sinh trùng: Mòng, ve, bọ chét, chấy, rận…

- Đặc biệt diệt ghẻ: Saccroptes, Demodex…

Liều lượng và cách dùng

Tiêm dưới da một liều duy nhất, trung bình 0,8-1,2 ml/10 kg TT

Sản phẩm có chứa ivermectin

Hình 4.1.28. Ivermectin

1.6. Thuốc khử trùng và sát trùng

1.6.1. Khái niệm thuốc khử trùng, sát trùng

Thuốc khử trùng là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoặc các vi sinh vật gây bệnh khác. Khác với kháng sinh, những chất khử trùng phá hủy nguyên sinh chất của vi khuẩn và cả vật chủ, do đó chúng chỉ được sử dụng cho các đồ vật vô sinh.

Thuốc sát trùng là những chất có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi sinh vật ở một nồng độ không làm ảnh hưởng đến mô bào vật chủ, do đó chúng được sử dụng cho các mô bệnh để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn.

1.6.2. Những nguyên tắc sát trùng, khử trùng thông thường

- Để đạt hiệu quả, hầu hết các loại thuốc sát trùng cần có một thời gian để phát huy tác dụng.

- Để gia tăng hiệu quả sát trùng, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường và dụng cụ trước khi áp dụng các biện pháp hóa học hoặc vật lý vì bụi đất, rác rưởi ... có thể tạo lớp màng cơ học ngăn cản tác động trực tiếp của thuốc vào vi khuẩn, virus cũng như làm thay đổi hoặc giảm hàm lượng thuốc.

- Rửa sạch bằng nước rất cần thiết để tránh đối kháng giữa hai loại hóa dược

- Ưu tiên sát trùng bằng nhiệt hơn là bằng hóa chất (nếu có thể), trong đó nhiệt ẩm có hiệu quả và nhanh hơn nhiệt khô

- Cần lựa chọn thuốc sát trùng, khử trùng phù hợp với tính nhạy cảm của mầm bệnh.

1.6.3. Chất sát trùng ngoài da

Xà phòng: Dùng để rửa tay, rửa vùng phẫu thuật, dụng cụ chăn nuôi, ... Cồn (Alcohol):

Cồn sát trùng (cồn 700): là dung dịch cồn y tế thường nhuộm màu xanh, dùng để sát trùng tay cho người khi cần thao tác trên lợn, sát trùng da, vị trí tiêm thuốc.

Hình 4.1.29. Cồn

Cồn i-ốt: dung dịch có màu nâu thẫm; được chỉ định sát trùng vị trí thiến mổ, vết thương trên lợn, sát trùng rốn lợn con, cũng dùng để tiêu độc dụng cụ phẫu thuật.

Cồn i-ốt

Thuốc tím (KMnO4):

- Tính chất: Là chất có dạng kết tinh hình kim, óng ánh kim loại, màu đen lục, hòa tan trong nước thành dung dịch màu tím sẫm. Có tính ăn da, làm thủng vải và han rỉ kim loại.

- Tác dụng: thuốc tím có tác dụng oxy hóa mạnh – giải phóng nguyên tử oxy, nên có những tác dụng sau:

+ Tác dụng diệt khuẩn: Sát trùng các vết thương, rửa tử cung, bàng quang, âm đạo. Khử trùng chuồng trại.

+ Chống thối: phá hủy các chất hữu cơ gây thối (máu, mủ) + Làm se da: mau lành vết thương

+ Tiêu độc: Giải độc các Alcaloid (như Trychnin, Atropin, Morfin..) và nọc rắn

- Liều dùng:

+ Khử trùng tay, vết thương ngoài da: dung dịch 1% - 2% + Rửa tử cung, âm đạo: dung dịch 1% - 2%

+ Thụt rửa ruột trong trường hợp trúng độc: dung dịch 0,05%

+ Khử độc nọc rắn: tiêm dung dịch thuốc tím 1% xung quanh vết rắn cắn. + Khử trùng nước: bằng hỗn hợp sau:

Bột oxy hóa gồm: 60g thuốc tím; 50 g Mangan bioxyt (MnO2); 20g Canxi cacbonat (CaCo3); 370g bột tan

Bột khử gồm: 66g Hyposunfit natri (Na2S2O 4); 440g bột tan

Hình 4.1.30. Thuốc tím

Xanh metylen:

Xanh metylen: thường dung dịch 1% có màu xanh thẫm. Xanh methylen có tác dụng sát khuẩn nhẹ và nhuộm màu các mô, dùng để sát trùng khi bị viêm miệng, mụn nước, viêm móng, rửa cơ quan sinh dục, đường tiết niệu...

1.6.4. Thuốc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi

Xút (NaOH): Xút có khả năng tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn gây bệnh thông thường, một số virus như dịch tả lợn, lở mồm long móng, .... Ở nồng độ đậm đặc (5%) có thể tiêu diệt được nha bào nhiệt thán.

Dung dịch xút loãng ở nồng độ 4 - 80/00 dùng sát trùng dụng cụ (máng ăn, máng uống,...), nền chuồng, sàn, tường, rãnh thoát phân, đường đi, xe chở gia súc, hố tiêu độc. Có thể phối hợp với dung dịch sữa vôi 5%.

NaOH

Vôi sống (vôi bột): Sử dụng để rắc trên sàn, nền xi măng, nền đất để sát trùng chuồng nuôi. Có thể hòa tan với nước tạo dung dịch sữa vôi để quét chuồng trại nhằm mục đích sát trùng.

Vôi bột và vôi sống

Formol (Formalin, Formandehyd): Formol là chất khử trùng mạnh, có tác dụng trên hầu hết các loại vi khuẩn, virus. Sử dụng để khử trùng dụng cụ, chuồng trại, bảo quản mẫu bệnh phẩm và điều chế vacxin. Kết hợp với thuốc tím để sát trùng phòng ốc, lò ấp ...

Do độc tính sinh hơi, kích ứng niêm mạc, làm chết biểu mô, mất cảm giác, có nguy cơ gây ung thư nên khi dùng phải đeo găng tay, khẩu trang, ...

Formol

Phenol: Thường dùng dung dịch Phenol 3 - 5% để tiêu độc chuồng trại, dụng cụ thú y, dung dịch 3% để tiêu độc quần áo, rửa vết thương, dung dịch 1% để chống ngứa, trị ghẻ. Không sử dụng tiêu độc lò sát sinh vì sẽ để lại mùi hôi.

Crezol (Crezyl, Crezylic acid): Tác dụng sát khuẩn và diệt nấm gấp 3 lần phenol, ít độc hơn phenol nhưng tác dụng yếu trên virus. Sử dụng dung dịch 0.2 - 0.5% để sát trùng tay, dung dịch 2% sát trùng chuồng trại.

Hơi crezol có thể sát trùng lồng gà, máy ấp trứng, nhà máy thức ăn, ... Amonium bậc 4 (B.K.A): Dùng để tiêu độc dụng cụ, quần áo bảo hộ, phương tiện vận chuyển, lò giết mổ và chuồng trại, thụt rửa tử cung khi bị viêm nhiễm, rửa vết thương, sát trùng tay trước và sau khi phẫu thuật, sát trùng dụng cụ phẫu thuật, tiêu độc xác súc vật chết... ở các nồng độ khác nhau.

Cloramin T: Có tác dụng trên vi khuẩn, virus, nấm mốc, dùng để rửa sàn chuồng, dụng cụ vắt sữa, vết thương, nơi nhiễm trùng...

Cloramin T

1.6.5. Các thuốc khử trùng, sát trùng phối hợp

Ngày nay, để gia tăng hiệu lực của các thuốc sát trùng và giảm bớt độc tính của chúng, các nhà sản xuất đưa ra thị trường một số loại thuốc sát trùng phối hợp như Virkon (Bayer), Prophyl (Coophavet), TH4 (Sogeval) ....

Virkon

1.7. Vacxin

Vacxin là chế phẩm sinh học chứa các mầm bệnh đã bị làm yếu đi hoặc đã chết (không còn khả năng gây bệnh). Sau khi tiêm vào cơ thể, chế phẩm này kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu để chống lại bệnh (còn gọi là miễn dịch).

Có 04 loại vacxin: vacxin nhược độc, vacxin chết, giải độc tố và vacxin tái tổ hợp nhưng thông thường chúng ta sử dụng 02 loại vacxin sau:

- Vacxin nhược độc (vacxin sống)

Là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn hoặc virut đã được làm yếu đi đến mức không gây nguy hiểm cho vật nuôi, nhưng có tác dụng gây miễn dịch tốt; hoặc từ những chủng vi sinh vật vốn có tính gây bệnh thấp đối với động vật được tuyển chọn từ tự nhiên.

Là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn, virut mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân vật lý như tia cực tím, các chất hóa học như axit phenic, formol, ...

Mỗi loại vacxin có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng vacxin. Nếu sử dụng đúng kỹ thuật thì sẽ đảm bảo thời gian miễn dịch kéo dài và an toàn, ngược lại chỉ một sơ xuất nhỏ sẽ làm mất một phần hoặc mất hoàn toàn khả năng tạo miễn dịch của vacxin.

Vacxin chủ yếu dùng để phòng bệnh. Sau khi tiêm vacxin một thời gian nhất định động vật mới có miễn dịch, vì vậy để sử dụng vacxin mang lại hiệu quả cao, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Bảo quản, vận chuyển đúng kỹ thuật:

Đây là yếu tố đặt lên hàng đầu bởi vacxin luôn đòi hỏi phải bảo quản ở một điều kiện nghiêm ngặt, đặc biệt là các loại vacxin nhược độc.

+ Điều kiện thích hợp nhất đối với các loại vacxin virut là ở nhiệt độ từ 2 - 8°C, các loại vacxin vi khuẩn từ 5 - 15oC.

Bảo quản vacxin ở ngăn mát tủ lạnh

+ Các loại vacxin phải bảo quản trong điều kiện mát, tránh ánh nắng mặt trời. Cần chú ý đây là một điều kiện cực kỳ quan trọng vì trong thực tế, nhiều người đi mua vacxin dùng túi nilông (loại túi sáng màu) có đựng đá bên trong nhưng khi đi đường lại để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào túi đựng vacxin, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu lực của

vacxin.

+ Khi vận chuyển, để vacxin được bảo quản trong điều kiện tốt nhất phải đựng vào hộp xốp hoặc phích đá; nếu mua với số lượng ít, nơi mua gần thì bảo quản bằng túi nilông, tốt nhất là loại nilông tối màu có giấy bọc. Trong quá trình bảo quản, vận chuyển cần bao gói kỹ, tránh hiện tượng va đập và đặc biệt không cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào để đảm bảo chất lượng và hiệu quả phòng bệnh của vacxin.

Phích giữ lạnh vacxin

- Sử dụng vacxin đúng kỹ thuật:

+ Tiêm phòng hàng năm cho gia súc, gia cầm ở nơi có ổ dịch cũ, nơi có bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa trước mùa phát bệnh; Vacxin phòng bệnh nào thì chỉ phòng được bệnh đó, không phòng được bệnh khác.

+ Không được tiêm vacxin cho động vật đang mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, động vật mới thiến chưa lành vết thương, những con có nhiều ký sinh trùng và động vật mang thai ở kỳ cuối.

+ Dụng cụ tiêm phòng (bơm kim tiêm) phải đảm bảo tiệt trùng. Biện pháp tốt nhất là luộc sôi để nguội trước khi sử dụng.

+ Không dùng cồn để sát trùng bơm kim tiêm khi tiêm vacxin.

+ Dùng vacxin đủ liều theo chỉ định của nhà sản xuất, đúng đường tiêm, đúng vị trí, đủ độ sâu và đúng lịch theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; vị trí tiêm phải được sát trùng.

+ Lắc kỹ lọ vacxin trước khi sử dụng; vacxin đã pha hoặc đã cắm kim tiêm, nên dùng càng sớm càng tốt, nếu thừa phải hủy, không được dùng cho ngày hôm sau; không vứt bừa bãi chai lọ, kim tiêm sau khi làm vacxin.

+ Sau khi sử dụng vacxin, cần theo dõi vật nuôi để kịp thời can thiệp các trường hợp phản ứng hoặc gia súc gia cầm có thể bị sốc phản vệ

+ Khi đi mua vacxin nên mua ở những nơi có đủ điều kiện, được phép bán vacxin, tốt nhất mua tại các cửa hàng được Trạm Thú y huyện cấp phép để đảm bảo chất lượng và được tư vấn kỹ thuật về cách sử dụng các loại vacxin.

- Kiểm tra lọ vắc xin trước khi sử dụng:

+ Thông tin trên nhãn: tên vắc xin, số lô, số liều sử dụng, ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng, thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản.

Vacxin không có nhãn mác

+ Những hư hỏng trên lọ vắc xin: nút chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp sáp phủ bên ngoài, lọ thủy tinh có bị rạn nứt không.

+ Tình trạng vacxin trong lọ: màu sắc, kết cấu, có bị vón không, có vật lạ không, độ đồng nhất (khi lắc, lọ vacxin vẫn chia thành 2 lớp là đã bị hư hỏng).

* Những chú ý khi sử dụng vacxin:

- Sau khi dùng vắc xin, vật nuôi có thể bị phản ứng do: các chất phụ trợ trong vắc xin, cơ thể đang ủ bệnh... Phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm là sưng, nóng, đau… nhưng sau một thời gian phản ứng này sẽ mất. Khi có phản ứng cục bộ cần xử lý bằng cách chườm nước nóng tại vị trí tiêm. Trường hợp nơi tiêm bị nhiễm trùng gây apxe mủ thì phải điều trị bằng kháng sinh.

- Tiêm vắc xin còn có thể gây phản ứng dị ứng, vật nuôi có biểu hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẩn trên mặt da (thường gặp ở lợn). Nếu phản

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 28)