Bệnh ký sinh trùng đường ruột

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 75 - 79)

C. Ghi nhớ:

5. Bệnh ký sinh trùng đường ruột

5.1. Bệnh sán lá ruột lợn

5.1.1. Nguyên nhân

Bệnh sán lá ruột lợn sán lá ký sinh ở ruột gây ra. Sán hình lá, có màu đỏ hồng, kích thước dài 0,2 – 0,7 cm, rộng 0,8 – 0,2 cm.

Sán trưởng thành đẻ trứng ở trong ruột. Trứng theo phân ra ngoài, nở thành ấu trùng có lông (mao ấu), ấu trùng chui vào ốc ký chủ trung gian, phát

triển qua 4 giai đoạn thành vĩ ấu (ấu trùng có đuôi). Vĩ ấu chui ra khỏi ốc, rụng đuôi thành kén. Kén bám vào các cây cỏ thủy sinh. Lợn ăn rau thủy sinh có kén vào ruột, kén sẽ nở ra sán non. Sán non phát triển thành sán trưởng thành trong ruột và gây bệnh cho lợn.

Hình 4.2.22. Sán lá ruột lợn trưởng thành

5.1.2. Triệu chứng, bệnh tích

- Triệu chứng: Lợn mắc bệnh triệu chứng thường không rõ. Những con nhiễm nặng, sán có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây nôn. Độc tố của sán tác động lên niêm mạc ruột gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột ỉa chảy. Do sán chiếm đoạt chất dinh dưỡng nên khiến lợn còi cọc, tăng trọng kém.

- Bệnh tích: Niêm mạc ruột sần sùi, tăng sinh, viêm loét do tác động của sán lá.

5.1.3. Phòng và điều trị

- Phòng bệnh: Định kỳ tẩy giun sán 6 tháng/lần đối với lợn lớn. Lợn con tẩy lúc 60 ngày tuổi. Ủ phân theo phương pháp sinh học, diệt ký chủ trung gian, vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại, nơi chăn thả lợn.

- Trị bệnh: Tẩy sán cho lợn bằng Handertin B, Dovenix.

5.2. Bệnh giun đũa lợn 5.2.1. Nguyên nhân

Do giun đũa ký sinh ở ruột non của lợn gây nên. Giun đũa lợn màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi nhọn. Giun trưởng thành dài khoảng 12 – 30cm.

Giun trưởng thành đẻ trứng trong ruột lợn, trứng theo phân ra môi trường bên ngoài, phát triển thành ấu trùng trong trứng gọi là trứng cảm nhiễm. Lợn ăn phải trứng cảm nhiễm sẽ bị nhiễm giun đũa.

5.2.2. Triệu chứng, bệnh tích

- Triệu chứng: Lợn con từ 1 - 3 tháng tuổi bị nhiễm giun thường rối loạn tiêu hóa, gầy còm, chậm lớn, xù lông, da thô. Các trường hợp nhiễm giun nặng, lợn có thể bị tắc ruột, đau bụng và gây chết lợn. Lợn trưởng thành triệu chứng không rõ ràng.

- Bệnh tích: Ở gan và phổi có nhiều điểm hoại tử khi ấu trùng giun đũa di hành đến đó. Giun đũa trưởng thành gây tổn thương và viêm tăng sinh niêm mạc ruột.

Hình 4.2.23.Giun đũa gây tắc ruột

Hình 4.2.24.Bệnh tích ở gan do ấu trùng di hành

5.2.3. Phòng và điều trị

- Phòng bệnh: Định kỳ tẩy giun sán 6 tháng/lần đối với lợn lớn. Lợn con tẩy lúc 60 ngày tuổi. Ủ phân theo phương pháp sinh học, diệt ký chủ trung gian, vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại, nơi chăn thả lợn.

- Trị bệnh:

Dùng một trong các thuốc sau để tẩy giun:

+ Levamisol: Liều 6 – 8mg/kg thể trọng, tiêm bắp.

+ Tetramisol: Liều 5 – 7,5mg/kg thể trọng, tiêm dưới da hoặc 50mg/kg thể trọng, cho uống.

+ Ivermectin: Liều 0,3 mg/kg thể trọng, tiêm bắp.

6. Bệnh ký sinh trùng ngoài da

Do đặc tính hoang dã nên lợn rừng thường ít khi bị nhiễm các loại ký sinh trùng ngoài da, các giống lợn nuôi thả cũng có thể bị mắc. Một trong những bệnh ký sinh trùng ngoài ra phổ biến ở lợn là bệnh ghẻ.

6.1. Nguyên nhân

Do ghẻ ký sinh trên da của lợn gây ra, con ghẻ rất bé nhìn mắt thường khó phát hiện, mà phải nhìn qua kính lúp, hoặc kính hiển vi. Ghẻ đào hang, đẻ trứng trên da của lợn, chúng thường xuyên tiết ra độc tố gây kích thích đầu dây thần kinh làm cho con vật ngứa, khó chịu.

Hình 4.2.25. Con ghẻ ở lợn

6.2. Triệu chứng

Chủ yếu là do con vật ngứa, rụng lông, và đóng vẩy.

Con vật ngứa, cọ xát vào vật cứng, chảy máu và hình thành những mụn, lúc đầu nhỏ về sau dần dần mọng nước, ta gọi là mụn ghẻ. Các mụn vỡ ra, sau đó khô lại hình thành lớp vẩy khô trên da, sau thời gian con vật hoàn toàn trơ trụi lông, dầy và nhăn nheo. Lông con vật rụng, có khi rụng thành từng đám, có khi toàn thân.

6.3. Phòng và điều trị

- Phòng bệnh bằng cách định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại, giữ cho môi trường chăn nuôi luôn sạch sẽ.

- Điều trị bằng cách cắt lông, cạo các mụn ghẻ, tắm xà phòng trước khi bôi thuốc, tránh không để cái ghẻ rơi ra xung quanh, phải chữa lần thứ 2, thứ 3 thì cái ghẻ mới chết hết; chữa thí nghiệm trước khi chữa diện rộng, sau đó làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

+ Dạng tiêm: Ivermectin hoặc Doramectin liều 0,3 mg/kg thể trọng + Dạng mỡ xoa trơn da như Cebacil (xoa dọc theo sống lưng lợn)

+ Dạng phun, tắm như: Taktic (Amitraz) 1ml/lít nước phun trên mình lợn và xung quanh trại.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài 1: Nhận biết triệu chứng, bệnh tích chính của một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả

C. Ghi nhớ:

- Nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh tích và cách phòng bệnh - Điều trị bệnh

Bài 3: Phòng và trị một số bệnh không lây lan ở lợn rừng, lợn nuôi thả

Mục tiêu:

Phát hiện, chẩn đoán và đề ra được biện pháp phòng, trị các bệnh không lây lan thường xảy ra ở lợn rừng, lợn nuôi thả.

A. Nội dung

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 75 - 79)