Bệnh E.coli sưng phù đầu

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 68 - 75)

C. Ghi nhớ:

4. Phòng, trị một số bệnh lây lan gây ra do vi khuẩn thường hay xảy ra ở lợn

4.3. Bệnh E.coli sưng phù đầu

4.3.1. Nguyên nhân

Bệnh sưng phù đầu lợn do trực khuẩn E.Coli gây ra. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn lợn cai sữa và sau cai sữa 1-3 tuần lễ, giai đoạn này lợn con được tách khỏi mẹ nên thường có những thay đổi về thức ăn, dinh dưỡng, chuồng trại nuôi nhốt. Mặt khác những yếu tố stress bất lợi (thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm) hoặc chuồng trại thiếu vệ sinh cũng là những nguyên nhân làm cho E.Coli phát triển và gây bệnh. Bệnh cũng có thể gặp ở những đàn lợn con còn đang bú mẹ (dưới 40 ngày tuổi) hoặc ở lợn con mới trưởng thành (giai đoạn chuyển sang nuôi thịt) nhưng với tỷ lệ thấp hơn.

4.3.2. Triệu chứng

Bệnh thường diễn ra nhanh, nhiều trường hợp lợn chết đột ngột không biểu hiện triệu chứng hoặc trước đó lợn đi chao đảo, hay nằm, vận động thiếu phối hợp. Trên một đàn lợn, bệnh thường xảy ra trên các con lớn nhất, sau đó lây sang các con khác.

- Hiện tượng phù thũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh, thường thấy ở vùng đầu như: gây phù mí mắt làm mắt như lồi ra ngoài; phù ở hầu chèn ép thanh quản làm thay đổi tiếng kêu của lợn (tiếng khàn); phù thũng não và bị chèn ép dẫn đến những triệu chứng thần kinh co giật, liệt 2 chân sau, chuyển động mất định hướng, đâm đầu vào tường.

- Hiện tượng choáng cấp tính cũng là triệu chứng thường gặp thể hiện qua sự thở khó, xung huyết ở các niêm mạc (mắt, mồm), xanh tím ở các vùng ngoại biên như tai, mõm.

- Thân nhiệt của lợn bình thường, không sốt, lợn có thể bị tiêu chảy hoặc không tiêu chảy. Tỷ lệ chết thay đổi từ 40 đến 90% thậm chí 100%.

4.3.3. Phòng và điều trị

4.3.3.1. Phòng bệnh

Khi độc tố của E.Coli đã nhiễm vào máu thì mọi việc chữa trị đều không hiệu quả. Do vậy phòng bệnh là cách duy nhất để tránh bệnh xảy ra.

- Luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo; thức ăn, nước uống hợp vệ sinh nhằm giảm mật độ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn. Sau mỗi lứa cần sát trùng và tẩy uế chuồng trại bằng thuốc Prophyl, HanIodin hoặc vôi bột...

- Tập cho lợn ăn sớm vào tuần lễ thứ hai bằng thức ăn thế sữa.

- Cung cấp cho lợn con đầy đủ các nhu cầu về vitamin và khoáng chất (bổ sung premix vào khẩu phần ăn). Khi thay đổi thức ăn cho lợn phải thay đổi từ ít đến tăng dần trong 3 ngày sau đó mới cho ăn hoàn toàn thức ăn mới.

- Khi cai sữa nên giữ lợn con ở lại chuồng và chuyển lợn mẹ sang chuồng khác. Trong những ngày đầu không nên cho lợn ăn quá nhiều, giảm chất bột, chất đạm và tăng thức ăn thô xanh trong khẩu phần. Khi lợn ăn xong dọn sạch máng ăn, máng uống không để thức ăn dư thừa trong máng.

- Phòng bệnh bằng thuốc kháng sinh là biện pháp rất quan trọng và cần thiết, không nên bỏ qua, kể cả khi đã thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh bằng vệ sinh chăm sóc hay đã tiêm phòng bằng văcxin cho lợn. Dùng kháng sinh trong vòng 3 ngày liền và lặp lại khi cần thiết đối với những trường hợp sau: khi cai sữa cho lợn con; khi thay đổi thức ăn; khi chuyển nuôi thịt, thay đổi chuồng trại, hoặc nhập lợn về....

Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau trộn vào thức ăn hoặc nước uống. - Cofacoli: 1,3 g/ 10 kg thể trọng/ngày. - Colisultrix: 2-2,5 g/10 kg thể trọng/ngày. - Naote-sol: 60-120 mg/kg thể trọng/ngày. - Norfacoli: 1g/5-7 kg thể trọng/ngày. 4.3.3.2. Điều trị

Khi trong đàn lợn có con có triệu chứng của bệnh phải cách ly con ốm và phòng bệnh toàn đàn cho lợn bằng các loại kháng sinh sau:

- Genta-costrim: 1g/8-10 kg thể trọng, cho uống. - Genorfcoli: 2mg/10 kg thể trọng, tiêm bắp thịt. - Colidox-plus: 0,5-1 g/con/ngày, cho uống.

- Coli flox: 1 ml/15 kg thể trọng/ngày, tiêm bắp.

Kết hợp với việc ngừng cho lợn ăn 12 giờ và cho uống tự do, sau đó cho ăn lại từ ít đến tăng dần đến đủ khẩu phần thức ăn có trộn kháng sinh.

4.4. Bệnh Lepto (Bệnh lợn nghệ) 4.4.1. Nguyên nhân

Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira gây ra và có tính chất lây truyền cao. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, ở mọi lứa tuổi lợn, lợn trưởng thành dễ mắc hơn lợn con, thường gặp trên nái chửa gây sảy thai hoặc chết con.

Bệnh lây lan chủ yếu qua nước tiểu của lợn ốm, ngoài ra có thể lây qua đường giao phối trực tiếp. Chuột là loài mang trùng thường xuyên làm lây truyền bệnh.

4.4.2. Triệu chứng, bệnh tích

4.4.2.1. Triệu chứng

Bệnh có thể xảy ra ở 2 thể:

* Thể cấp tính

Thời gian ủ bệnh từ 3 - 5 ngày.

- Lợn ăn ít hoặc bỏ ăn, thở nhiều, thi thoảng có những cơn run giật tăng dần, nhiều con kêu thét lên trước khi ngã chúi xuống đất, lúc đứng dậy loạng choạng.

- Thân nhiệt của lợn tăng cao từ 40 – 41,50C

- Hiện tượng sốt càng ngày càng tăng, sau 4 – 5 ngày, da và niêm mạc có màu vàng, nước tiểu vàng có huyết sắc tố, lợn bị đau mắt, thậm chí bị mù

- Lợn con thấy vàng da, sốt nhẹ, kèm theo tiêu chảy

- Lợn con theo mẹ bị thiếu máu, da nhợt nhạt, hơi vàng, chậm lớn, lông dựng và phù đầu.

* Thể mạn tính

Bệnh phát ra âm ỉ, thời gian ủ bệnh từ 3 - 20 ngày.

- Lợn bị sốt ngắt quãng, ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước. Lúc đầu lợn táo bón, sau chuyển sang tiêu chảy, đi tiểu khó khăn, số lần đi tiểu giảm dần, nước tiểu vàng lẫn máu.

- Lợn có hiện tượng chảy nước mắt, thi thoảng có những cơn run giật nhẹ - Mũi khô bóng, mõm sưng, mặt phù to dần, mi kéo sụp xuống

- Lợn đực bao dương vật sưng to, trương thành một cái túi, đầu dương vật có khi thò ra ngoài không tụt vào được

- Lợn nái thường có những rối loạn về sinh sản như sảy thai

4.4.2.2. Bệnh tích

- Xác lợn chết gầy, lông bị rụng từng đám, da hoại tử từng vùng, thiếu máu, vàng da

- Mật teo, tế bào gan bị thoái hóa. Gan sưng nhũn màu vàng hoặc màu đất sét, có nhiều điểm xuất huyết và các vùng hoại tử màu xám

- Thận hơi sưng, mất màu, vỏ thận dễ bóc - Thịt luộc có mùi khét đặc trưng

- Phổi thủy thũng, cơ tim mềm, thoái hóa màng tim - Đôi khi thấy vàng thận, gan, xuất huyết bàng quang

4.4.3. Phòng và điều trị

4.4.3.1. Phòng bệnh

- Vệ sinh môi trường chăn nuôi, giữ cho chuồng trại luôn luôn khô, thoáng

- Diệt chuột và các vật trung gian truyền bệnh khác - Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi định kỳ 2 tuần/lần

- Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt cho lợn, trộn kháng sinh định kỳ với thức ăn, bổ sung các men tiêu hóa, thuốc trợ sức trợ lực, nâng cao sức đề kháng cho lợn.

4.4.3.2. Điều trị bệnh

Bệnh lợn nghệ rất khó điều trị khi lợn đã mắc bệnh kéo dài. Điều trị bệnh ở giai đoạn đầu bằng một trong các kháng sinh sau:

- Penicillin dùng liều 30mg/kg thể trọng phối hợp với Streptomycin liều 30mg/kg thể trọng hoặc Ampicillin dùng liều 30mg/kg thể trọng phối hợp với Kanamycin liều 30mg/kg thể trọng. Dùng trong 5 – 7 ngày liên tục.

- Lincospectin liều 1ml/5kg thể trọng. Dùng trong 5 – 7 ngày liên tục. Dùng kháng sinh kết hợp với các thuốc trợ sức, trợ lực như:

- Tiêm cafein, vitamin Bcomplex, vitamin C

- Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt lợn bệnh, giữ gìn chuồng trại sạch sẽ.

4.5. Bệnh Đóng dấu lợn 4.5.1. Nguyên nhân

Bệnh đóng dấu lợn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra. Bệnh có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi lợn, nhưng nặng nề nhất ở lợn 3 – 6 tháng tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào vụ Đông – Xuân, khi sức đề kháng của lợn giảm. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường tiêu hóa và phần da bị tổn thương.

4.5.2. Triệu chứng, bệnh tích

4.5.2.1. Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh từ 1– 8 ngày. Bệnh xảy ra ở 3 thể:

* Thể quá cấp tính

Thể bệnh này xảy ra ở đầu vụ dịch, thường gặp ở lợn trên 10 tháng tuổi với biểu hiện lợn sốt cao, bỏ ăn, có thể có các triệu chứng thần kinh: điên cuồng, lồng lộn, trụy tim mạch và chết. Ở thể bệnh này, trên da của lợn chưa xuất hiện dấu nên gọi là bệnh Đóng dấu trắng.

* Thể cấp tính

- Lợn sốt cao 42 – 42.50C, sốt kéo dài từ 2 – 5 ngày - Hai chân sau yếu, lợn đi lại siêu vẹo.

- Viêm kết mạc mắt, mắt đỏ, chảy nước mắt - Lợn có biểu hiện khó thở, nôn mửa.

- Lúc đầu lợn bị táo bón, sau đó phân chuyển sang màu đen, có màng nhầy. Giai đoạn cuối lợn chuyển sang ỉa chảy.

- Trên da, cổ, ngực, bụng nổi các nốt đỏ sau chuyển thành các mảng lớn có nhiều hình dạng khác nhau (hình vuông, quả trám, …) giống như các con dấu trên da. Các nốt đỏ trên da về sau tím bầm, loét, viêm nếu bị nhiễm vi khuẩn kế phát, sau đó khô và bong ra.

* Thể mạn tính

Con vật gầy còm, có biểu hiện què do viêm khớp hoặc liệt hai chân sau do tắc động mạch chủ sau. Các dấu trên da bị hoại tử, bong dần ở rìa rồi cuộn lại giống như tấm bìa.

4.5.2.2. Bệnh tích

Ở thể quá cấp tính, lợn không có bệnh tích đặc trưng. Ở thể cấp tính, bệnh tích biểu hiện như sau:

- Da có nhiều dấu đa dạng, dễ nhận biết, tím bầm - Tổ chức liên kết dưới da thấm dịch nhớt, keo nhày - Phổi sung huyết, xuất huyết

- Lách sưng to, tụ máu hoặc nhồi huyết . Bề mặt lách nổi gồ lên từng chỗ làm cho lách gồ ghề, không bằng phẳng. Cắt lách thấy mềm.

- Thận sưng, trên bề mặt quan sát thấy các đám tụ máu, hình vuông hoặc tròn hoặc xuất huyết, nhồi huyết .

- Niêm mạc ruột, dạ dày viêm, xuất huyết

- Các cơ quan bộ phận khác chủ yếu là hiện tượng tụ máu

hoa súp lơ, các bao khớp sưng, chứa nhiều dịch nhớt, các đầu khớp sần sùi do bị viêm.

Hình 4.2.19. Thận xuất huyết hoặc nhồi huyết

Hình 4.2.20.Van tim lùi sùi như hoa súp lơ Hình 4.2.21.Lách sưng to, nhồi huyết

4.5.3. Phòng và điều trị

4.5.3.1. Phòng bệnh

- Vệ sinh môi trường chăn nuôi thường xuyên, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại.

- Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt đàn lợn, bổ sung các men tiêu hóa, thuốc trợ sức trợ lực, nâng cao sức đề kháng cho lợn.

- Tiêm vacxin tụ dấu cho lợn định kỳ 6 tháng/lần - Phát hiện lợn ốm, cách ly và điều trị kịp thời

4.5.3.2. Điều trị bệnh

- Sử dụng Penicillin liều 30mg/kg thể trọng phối hợp với Streptomycin liều 30mg/kg thể trọng, chia thuốc làm 2 lần, tiêm bắp thịt trong ngày. Dùng thuốc liên tục từ 3 - 5 ngày.

Dùng kháng sinh kết hợp với các thuốc trợ sức, trợ lực như: - Tiêm cafein, vitamin B-complex, vitamin C

4.6. Bệnh suyễn lợn 4.6.1. Nguyên nhân

Bệnh suyễn lợn là một bệnh truyền nhiễm đa nguyên nhân, trong đó tác nhân chính là Mycoplasma kết hợp với các vi khuẩn kế phát như: Pasteurella multocida, APP, Streptococcus, Staphylococcus, các virus, giun phổi, …

Bệnh có tính chất vùng, thường xảy ra ở thể mạn tính, viêm phế quản phổi, sốt, ho khan, … trên tất cả các giống lợn, mọi lứa tuổi lợn nhưng chủ yếu là ở lợn thịt.

Bệnh lây lan qua tiếp xúc, qua đường hô hấp. Lợn bệnh là nguồn lây lan và gieo rắc mầm bệnh chính.

4.6.2. Triệu chứng, bệnh tích

4.6.2.1. Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh từ 8 – 40 ngày tùy thuộc vào lứa tuổi lợn và mức độ mầm bệnh. Mức độ tiến triển của bệnh phụ thuộc vào điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi và chế độ dinh dưỡng của lợn.

- Lợn con theo mẹ xuất hiện các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mắt nước mũi, viêm mí mắt trước khi có biểu hiện ho thở

- Lợn ho từng cơn, ho nhiều về đêm, ho khan, tần số ho tăng dần, lợn thở thể bụng, ngồi thở như chó ngồi

- Thân nhiệt không tăng hoặc tăng nhẹ

- Lợn kém ăn, chậm lớn, giảm năng suất chăn nuôi

- Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào độ tổn thương trên phổi lợn bệnh

Hình 4.2.13. Lợn ngồi thở như chó ngồi

4.6.2.2. Bệnh tích

- Xác lợn chết rất gầy, lông bẩn, bết, trên da có các nốt phát ban đỏ

- Bệnh tích điển hình tập trung ở phổi: vùng phổi viêm có màu đỏ nhạt, cắt bên trong có đầy bọt. Sau đó có hiện tượng gan hóa hay nhục hóa, các vùng phổi viêm có tính chất đối xứng.

- Các hạch bạch huyết dọc theo khí quản có hiện tượng tăng sinh gấp 3 - 4 lần bình thường

Hình 4.2.14. Phổi của lợn bị bệnh suyễn

4.6.3. Phòng và điều trị

4.6.3.1. Phòng bệnh

- Mua lợn từ những nơi uy tín, không có dịch lưu hành

- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên và đảm bảo chuồng trại luôn khô, sạch, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông

- Không nuôi nhốt lợn quá chật chội

- Định kỳ sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại 2 tuần/lần - Tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn lợn định kỳ 6 tháng/lần

- Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn lợn để tăng cường sức đề kháng với bệnh

4.6.3.2. Điều trị

- Sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh sau để điều trị: Spectiomycin, tetracycline, tylosin, tiamulin. Liều lượng 200mg/kg thể trọng. Dùng liên tục trong 5- 7 ngày

- Sử dụng các loại thuốc trợ sức trợ lực: Tiêm cafein, B complex, vitamin C.

- Khi điều trị phải nhốt cách ly lợn ốm, giữ chuồng luôn khô sạch, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt lợn bệnh

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 68 - 75)