Xi-lanh, kim tiêm

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 45 - 47)

3. Các dụng cụ thú y thông dụng

3.2. Xi-lanh, kim tiêm

3.2.1. Xi-lanh 20cc

- Cấu tạo của xi lanh 20cc gồm có: i. Đầu gắn kim tiêm

ii. Gioăng cao su

iii. Thân pit tông có chia độ iv. Ốc hãm ống thủy

v. Ốc cố định liều tiêm

vi. Ốc tay đẩy pit tông vii. Ống thủy

viii. Vỏ sắt ix. Tai xi lanh

Hình 4.1.39. Xi-lanh

- Để sử dụng hiệu quả, các bộ phận của xi lanh phải được lắp vào đúng vị trí với nhau. Có thể điều chỉnh ốc tay đẩy pit tông vừa đủ sao cho pit tông có độ khít để dung dịch tiêm không bị chảy ngược ra ngoài nhưng pit tông vẫn có thể di chuyển được dễ dàng.

- Sử dụng ốc hãm trên thân pit tông của xi lanh để cố định liều tiêm.

- Sau khi sử dụng, xi lanh thường được tháo rời từng bộ phận và rửa sạch thuốc còn bên trong, để khô trước khi lắp trở lại. Nếu không dùng xy lanh trong thời gian dài, cần nới lỏng tất cả các ốc của xy lanh trước khi cất bảo quản.

3.2.2. Kim tiêm

Kim tiêm thú y là dụng cụ cần thiết dùng để dẫn thuốc thú y vào đúng vị trí trong cơ thể để phòng trị bệnh cho vật nuôi. Sử dụng kim tiêm đúng kỹ thuật sẽ đạt được mục đích dùng thuốc bằng đường tiêm hiệu quả.

Kim tiêm có cấu tạo gồm 2 phần chính: phần đốc kim dùng để gắn chặt vào xilanh và phần ống kim dài nhỏ có một đầu sắc, nhọn để tiêm.

Kim tiêm gồm có nhiều loại theo thứ tự nhỏ dần: 18.G, 16, 12, 9, 7. Mỗi loại kim tiêm ứng với những công dụng khác nhau.

Kim 18.G dùng để chọc dò vết thương, xoang bụng Kim 16 dùng để tiêm cho lợn lớn

Kim 12 dùng để tiêm cho lợn nhỏ Kim 7 dùng để tiêm cho lợn sơ sinh * Lưu ý:

- Kim tiêm càng lớn càng dễ tiêm nhưng dễ bị chảy máu - Thuốc đặc phải dùng kim lớn để pha hoặc tiêm thuốc - Kim tiêm nhỏ dễ gẫy nên khi tiêm cần phải cố định con vật - Kim ngắn dùng để tiêm dưới da, kim dài để tiêm bắp thịt

Hình 4.1.40. Các loại kim tiêm

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 04 phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả (Trang 45 - 47)