1. Các nhóm thuốc thông dụng
1.6.3. Chất sát trùng ngoài da
Xà phòng: Dùng để rửa tay, rửa vùng phẫu thuật, dụng cụ chăn nuôi, ... Cồn (Alcohol):
Cồn sát trùng (cồn 700): là dung dịch cồn y tế thường nhuộm màu xanh, dùng để sát trùng tay cho người khi cần thao tác trên lợn, sát trùng da, vị trí tiêm thuốc.
Hình 4.1.29. Cồn
Cồn i-ốt: dung dịch có màu nâu thẫm; được chỉ định sát trùng vị trí thiến mổ, vết thương trên lợn, sát trùng rốn lợn con, cũng dùng để tiêu độc dụng cụ phẫu thuật.
Cồn i-ốt
Thuốc tím (KMnO4):
- Tính chất: Là chất có dạng kết tinh hình kim, óng ánh kim loại, màu đen lục, hòa tan trong nước thành dung dịch màu tím sẫm. Có tính ăn da, làm thủng vải và han rỉ kim loại.
- Tác dụng: thuốc tím có tác dụng oxy hóa mạnh – giải phóng nguyên tử oxy, nên có những tác dụng sau:
+ Tác dụng diệt khuẩn: Sát trùng các vết thương, rửa tử cung, bàng quang, âm đạo. Khử trùng chuồng trại.
+ Chống thối: phá hủy các chất hữu cơ gây thối (máu, mủ) + Làm se da: mau lành vết thương
+ Tiêu độc: Giải độc các Alcaloid (như Trychnin, Atropin, Morfin..) và nọc rắn
- Liều dùng:
+ Khử trùng tay, vết thương ngoài da: dung dịch 1% - 2% + Rửa tử cung, âm đạo: dung dịch 1% - 2%
+ Thụt rửa ruột trong trường hợp trúng độc: dung dịch 0,05%
+ Khử độc nọc rắn: tiêm dung dịch thuốc tím 1% xung quanh vết rắn cắn. + Khử trùng nước: bằng hỗn hợp sau:
Bột oxy hóa gồm: 60g thuốc tím; 50 g Mangan bioxyt (MnO2); 20g Canxi cacbonat (CaCo3); 370g bột tan
Bột khử gồm: 66g Hyposunfit natri (Na2S2O 4); 440g bột tan
Hình 4.1.30. Thuốc tím
Xanh metylen:
Xanh metylen: thường dung dịch 1% có màu xanh thẫm. Xanh methylen có tác dụng sát khuẩn nhẹ và nhuộm màu các mô, dùng để sát trùng khi bị viêm miệng, mụn nước, viêm móng, rửa cơ quan sinh dục, đường tiết niệu...