Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng ñến chất lượng tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hệ thống ngân hàng phát triển Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 51)

Ngân hàng Phát trin Vit Nam

Hoạt động Ngân hàng là một mắt xích quan trọng, vận động nhịp nhàng với nền kinh tế. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế của đất nước, ngân hàng cũng chuyển mình cho phù hợp với sự đổi mới đĩ, kìm chế lạm phát, ổn định lưu lượng tiền, đĩng gĩp tích cực cho việc phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và quốc tế.

Các nhà kinh tế học đã thường gọi Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt, là hệ thần kinh, là trái tim của nền kinh tế. Sở dĩ như vậy là vì Ngân hàng mạnh thì nền kinh tế sẽ mạnh, ngược lại Ngân hàng yếu thì nền kinh tế yếu sẽ yếu kém thậm chí nếu Ngân hàng đỗ vỡ, nền kinh tế sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng và sụp đỗ. Do đĩ, việc tìm hiểu về thực trạng các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng của VDB là một việc làm cần thiết. Cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của VDB.

V cơ chế chính sách, chính sách hỗ trợ đầu tư cịn chưa nhất quán, dàn trải, chưa thể hiện rõ trọng tâm trọng điểm dẫn đến khơng tập trung được nguồn lực thích đáng cho các mục tiêu chiến lược và lãng phí vốn; chính sách khơng ổn định, hay thay đổi nên khơng tạo được sự chủđộng chuẩn bị cho VDB trong tổ chức triển khai, đặc biệt là các chương trình lớn.

Việc quy định lãi suất ưu đãi thấp so với lãi suất thị trường trong một thời gian dài đã gây căng thẳng về vốn và cấp bù Ngân sách Nhà nước đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Hơn nữa, lãi suất cho vay được cố định trong suốt thời gian vay vốn khơng thực sự phù hợp với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước vì thời hạn cho vay dài.

Trong những thời kỳ lãi suất thị trường biến động tăng liên tục ở mức cao thì gánh nặng cấp bù chênh lệch lãi suất càng lớn, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách quốc gia làm tăng rủi ro tài chính đối với VDB.

Các quy định về bảo đảm tiền vay, phịng ngừa rủi ro, trích lập dự phịng rủi ro và xử lý rủi ro khơng hợp lý đang tiếp tục làm gia tăng các nguy cơ rủi ro về thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro hệ thống đối với VDB. Những vấn đề chính là:

V bo đảm tin vay: Quy định cho phép các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được dùng tài sản hình thành từ vốn vay (sau đầu tư) để bảo đảm tiền vay dẫn tới biện pháp này trong hoạt động cho vay đầu tư chỉ cĩ một hình thức duy nhất và cĩ những điểm chưa hợp lý dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng. Nhiều đối tượng cho vay cĩ tài sản hình thành từ vốn vay khơng đủ điều kiện để bảo đảm tiền vay (các dự án trồng rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng,…). Quá trình bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay chỉ được hồn tất sau khi tài sản đã được hồn thành tức là khi đã kết thúc giai đoạn đầu tư, do vậy phải sau một thời gian rất dài kể từ khi giải ngân mới thực hiện xong được việc bảo đảm tiền vay. Sau khi đầu tư xong dự án, một số Chủ đầu tư thiếu trách nhiệm trong việc phối hợp với Chi nhánh để hồn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay, gây ra nhiều khĩ khăn cho VDB trong việc quản lý tài sản bảo đảm và thu hồi nợ vay.

V trích lp d phịng ri ro và x lý ri ro, việc trích lập dự phịng rủi ro đối với tín dụng Đầu tư phát triển chỉ trích lập dự phịng chung, trong khi đĩ việc trích lập dự phịng rủi ro với tín dụng xuất khẩu thì ngược lại. Mặc dù việc trích lập Quỹ dự phịng rủi ro được hoạch tốn vào chi phí nhưng trên thực tế VDB khơng

được chủđộng sử dụng Quỹ này khi rủi ro tín dụng xảy ra. Tồn bộ việc miễn giảm lãi vay, khoanh nợ, xĩa nợ do Thủ tướng Chính phủ quyết định với thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian. Vì vậy, việc xử lý nợ xấu của VDB bị chậm trễ dẫn đến nợ xấu ngày càng gia tăng về số tuyệt đối.

Chưa chủ động phịng tránh ri ro, nht là ri ro trong tín dng, khả năng đánh giá, kiểm tra kiểm sốt rủi ro tín dụng cịn hạn chế nhất là đối với tín dụng đầu tư phát triển. Cơng tác xử lý nợ và rủi ro cịn chậm, cơng tác dự báo, dự đốn khi thẩm định dự án chủ yếu cịn dựa vào thơng tin bên ngồi, khơng phân tích để đưa ra được luận cứ khoa học thực tiễn cho từng đặc điểm của mỗi dự án cụ thể.

V pháp lý, hiểu biết về pháp luật trong lĩnh vực tài chính – tín dụng của đội ngũ cán bộ trong VDB vẫn cịn chừng mực, chưa cĩ đào tạo, phổ biến pháp luật một cách bài bản. Tồn bộ các quy trình nghiệp vụ chỉ mới dừng ở mức hướng dẫn các thao tác nghiệp vụ, chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm của cán bộ, do vậy tính ngăn chặn/ phịng ngừa các rủi ro pháp lý chưa cao.

V ngun nhân lc, tuy tỉ lệ cán bộ cĩ trình độ đại học cao nhưng trình độ nghiệp vụ thực tế cịn hạn chế, cĩ một số Chi nhánh, mặc dù cĩ số cán bộ cĩ trình độ đại học nhiều, nhưng tỉ lệ cán bộ cĩ trình độ tại chức, chuyên tu, cao đẳng, mở rộng cũng cao, do đĩ chất lượng cịn chưa đảm bảo, phần nào ảnh hưởng đến cơng việc được giao. Với thực trạng như vậy, một mặt chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại và trong tương lai, mặt khác cĩ một số cán bộ cịn an phận với trình độ hiện tại, coi văn bằng đã tốt nghiệp Đại học (tại chức, chuyên tu, mở rộng, ngắn hạn, cĩ chuyên ngành đào tạo cịn chưa phù hợp) là đủ, nên chưa tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu, cập nhật những cơ chế, chính sách, chế độ mới cĩ liên quan đến hoạt động của hệ thống.

Trình độ ngoại ngữ của đại bộ phận cán bộ Lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụở mức thấp. Tính chuyên nghiệp của cán bộ chưa cao. Mặc dù, hàng năm, VDB đã triển khai hàng loạt các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến

thức mới, cử các đồn đi cơng tác, học tập, nghiên cứu, khảo sát ở trong và ngồi nước… Phần lớn các cán bộ chưa được cập nhật, đào tạo một cách bài bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động của mình, trang bị kiến thức pháp lý cịn hạn chế, giáo dục về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp chưa thường xuyên.

Việc đánh giá cán bộ chưa thật sự đầy đủ và thực chất, do đĩ cũng ảnh hưởng phần nào đến cơng tác xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong thời gian tới.

V huy động vn,các cơng cụ hỗ trợ cơng tác huy động vốn cho đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu chưa tương xứng với quy mơ hỗ trợ của Nhà nước. Việc huy động vốn của VDB cịn phụ thuộc nhiều vào cơng cụ lãi suất (VDB chưa được quyền chủ động quyết định) các cơng cụ khác chưa cĩ nền tảng để thực hiện: dịch vụ thanh tốn, tiện ích đối với khách hàng, khả năng thanh khoản, chuyển đổi, thủ tục mua bán – trao đổi, tuyên truyền quảng cáo… thực trạng này khiến nghiệp vụ huy động vốn của VDB chưa cĩ tính chuyên nghiệp như của các NHTM: hạn chế trong việc thu thập thơng tin, phân tích, đánh giá thị trường để đưa ra các “sản phẩm, dịch vụ” đa dạng, thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng dẫn đến chưa cĩ khả năng tạo lập thị trường, mở rộng phạm vi hoạt động và xây dựng được thương hiệu tốt của VDB.

Tín dụng đầu tư phát triển cĩ đặc điểm hết sức khác biệt so với tín dụng thương mại là tập trung vào cho vay trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi. Do vậy, việc huy động vốn phải hướng tới mục tiêu huy động được nguồn vốn dồi dào, cĩ thời hạn dài và lãi suất càng thấp càng tốt. Huy động vốn cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế lớn, cụ thể:

+ VDB chưa thực sự được chủ động trong cơng tác huy động vốn như các NHTM từ việc quyết định lãi suất huy động, hình thức huy động, quyết định sản phẩm dịch vụ… điều này đã ảnh hưởng nhiều đến thương hiệu VDB trên thị trường vốn cả về tính chuyên nghiệp, khả năng tạo lập thị trường, tính ổn định, an tồn

cũng như việc cung cấp các tiện ích giao dịch, thỏa mãn nhu cầu, sở thích của khách hàng,… dẫn đến thiếu cơ sở vững chắc, nền tảng cho cơng tác huy động vốn của VDB.

+ Cơ cấu thời hạn vay - trả giữa vốn huy động và cho vay chưa phù hợp, thời hạn huy động vốn thường ngắn hơn thời hạn cho vay rất nhiều. Thời hạn cho vay đối với các dự án đầu tư vay vốn tại VDB chủ yếu là dài hạn (thời hạn cho vay trung bình khoảng 6 năm đối với dự án nhĩm C, 8 năm đối với dự án nhĩm B,…) nhiều dự án trọng điểm của quốc gia cĩ thời hạn cho vay trên 10 năm (các dự án nhà máy điện, thép,…) cĩ những trường hợp thời hạn vay vốn kéo dài đến gần 20 năm (cây cơng nghiệp lâu năm) và số vốn VDB tham gia vào cho vay dự án rất lớn cĩ trường hợp lên đến 60 – 70% vốn điều lệ (các NHTM dư nợ tối đa đối với một khách hàng chỉ cho phép 15% vốn điều lệ).

Cĩ thể thấy rằng cơ cấu nguồn vốn hiện nay của VDB chưa đảm bảo chu kỳ huy động vốn phù hợp với chu kỳ cho vay và thu nợ. Vì vậy, vấn đề huy động vốn dài hạn đang đặt ra những yêu cầu khá bức xúc. Thực tế này đang gây một áp lực rất lớn đối với cơng tác nguồn vốn đối với VDB do VDB phải huy động vốn để thanh tốn các khoản vốn huy động đến hạn thanh tốn trong khi chưa kịp thu hồi được vốn từ dự án. Đây chính là một nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với khả năng thanh tốn của VDB, địi hỏi VDB phải nhanh chĩng hồn thiện và hiện đại hĩa nghiệp vụ huy động vốn đểđáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới.

V cơng tác tuyên truyn,marketing của VDB vẫn cịn yếu, cĩ một thực tế là nhiều người ngồi hệ thống VDB, ngồi xã hội khơng phân biệt được VDB và BIDV thậm chí cịn nhầm lẫn đến Argibank.

V cơng ngh thơng tin, mặc dù nhận thức sâu sắc và thấy rõ tầm quan trọng của việc hiện đại hĩa các mặt nghiệp vụ cĩ ý nghĩa sống cịn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của VDB, tuy nhiên do cả bởi các nguyên nhân khách quan

và chủ quan cơng tác này chưa đạt được kết quả mong muốn dẫn đến năng suất lao động chưa cao, việc nắm bắt thơng tin trong xử lý nghiệp vụ cịn hạn chế.

Hệ thống cơ sở hạ tầng cịn lạc hậu, hệ thống cơng nghệ tin học hĩa cịn yếu kém dẫn đến cơng tác quản trị và điều hành trong hệ thống cịn mang tính chất thủ cơng, cụ thể:

Một trong những điểm yếu vẫn chưa triển khai được là thanh tốn Quốc tế đây là vấn đề tồn tại cần phải khắc phục nhanh chĩng, bởi vì khi chưa triển khai được thanh tốn Quốc tế thì VDB sẽ thiệt hại rất nhiều về thu phí dịch vụ, cho vay mở L/C trực tiếp… trong khi đĩ VDB cĩ số dư về xuất khẩu ngắn hạn lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng, và hàng năm lượng nhập khẩu thiết bị của tín dụng đầu tư và vốn ủy thác qua VDB cũng rất lớn.

Mặc dù VDB cĩ nâng cấp phát triển các hệ thống tin học quản lý nghiệp vụ như: phần mềm Kế tốn giao dịch, Hỗ trợ sau đầu tư, thưđiện tử. Ngồi những phần mềm như: Hỗ trợ sau đầu tư, thư điện tử, Thanh tốn điện tử (do Ngân hàng Nhà nước cung cấp) ít gặp sự cố trong quá trình vận hành. Riêng về phần mềm Kế tốn giao dịch tỏ ra khơng mấy hiệu quả, thường xuyên bị trục trặc, hay treo máy khi nhiều cán bộ cùng truy cập khơng liên kết được số liệu từ Chi nhánh với Hội sở chính, báo cáo thống kê khơng phù hợp với tình hình thực tế…

Về phía khách hàng, do trình độ quản lý và kinh doanh của các doanh

nghiệp cịn hạn chế nên thường thua thiệt trong kinh doanh, làm thất thốt vốn và những chi phí khơng cần thiết dẫn đến khơng đủ sức đứng vững trong sự cạnh tranh găy gắt của nền kinh tế thị trường.

Khách hàng cung cấp các thơng tin về tình hình sản xuất kinh doanh, về tài chính khơng đầy đủ, nếu cĩ thì khơng kịp thời và sai lệch so với thực tế. Điều này gây khĩ khăn cho cơng tác kiểm tra, kiểm sốt của Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau: do thiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự

thay đổi chính sách của Nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp…Ví dụ như giá bán nguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm khơng thay đổi sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm lên thì sẽ bị khĩ khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi phạm việc trả nợ Ngân hàng về mặt thời hạn.

Nhiều doanh nghiệp Nhà nước thường cĩ thĩi quen dựa dẫm trơng chờ vào Nhà nước. Vốn tự cĩ của họ ít nhưng lại được giao những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lớn. Hơn nữa, do đã quen với kiểu làm ăn bao cấp nên khi chuyển sang cơ chế thị trường tự hạch tốn kinh doanh, họ vay vốn Ngân hàng để kinh doanh nhưng khi thua lỗ vẫn trơng chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước như trước đây. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đặc biệt là chất lượng tín dụng trung dài hạn.

V mơi trường kinh tế, sự khơng ổn định của mơi trường kinh tế trong nước và trên thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt nam. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế đã và đang diễn ra đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu.

V mơi trường t nhiên, những biến động bất khả kháng xảy ra trong mơi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất,hoả hoạn …), làm ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hệ thống ngân hàng phát triển Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 51)